6 thói quen xấu làm chậm quá trình trao đổi chất, gây tăng cân
Trao đổi chất là quá trình cơ thể chuyển đổi thức ăn và đồ uống thành năng lượng.
Shutterstock
Trao đổi chất về cơ bản là các quá trình hóa học, nhằm duy trì sự sống thông qua việc đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường.
Năng lượng cần thiết cho các quá trình hóa học. Tốc độ trao đổi chất cơ bản chính là lượng năng lượng tối thiểu mà cơ thể cần để thực hiện các quá trình hóa học này. Và tốc độ trao đổi chất cơ bản này chiếm 40 – 70% nhu cầu năng lượng hằng ngày của cơ thể.
Khi quá trình trao đổi chất chậm, nghĩa là tốc độ trao đổi chất cơ bản thấp. Và sự trao đổi chất chậm có thể dẫn đến tăng cân, khô da, rụng tóc, cơ thể cứng đờ và đau đầu, theo Reader’s Digest.
Sau đây là những nguyên nhân phổ biến làm chậm quá trình trao đổi chất.
1. Thiếu ngủ
Ngủ quá ít, không ngủ đủ giấc ảnh hưởng đến hoóc môn kiểm soát quá trình trao đổi chất và năng lượng. Ngoài ra, nó gây ra kháng insulin và tăng mức độ đường trong cơ thể.
Chúng ta dễ dàng nhận ra không ngủ đủ giấc sẽ bị uể oải và thiếu năng lượng. Nghĩa là lượng calo cơ thể tiêu hao trong ngày giảm xuống, và dần dần gây nên tăng cân, theo Reader’s Digest.
Hãy cố gắng ngủ đủ giấc, uống một tách trà thảo dược trước khi đi ngủ có thể giúp chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
2. Tập thể dục quá ít
Hăng say tập thể dục hằng ngày giúp tăng sự trao đổi chất. Thực tế, các bài tập luyện với tạ cung cấp thêm nhiều lợi ích. Nếu không tập thể dục đủ, cơ thể sẽ trải qua những tác động ngược lại.
Rèn luyện sức khoẻ có thể làm tăng khối lượng cơ và làm tan lượng chất béo, mỡ thừa trong cơ thể.
Nếu ngồi suốt ngày bên bàn làm việc, sẽ hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất.
Tốt nhất là nên đứng lên đi lại, làm vài động tác vận động sau mỗi 30 phút ngồi.
Video đang HOT
3. Thiếu nước
Mọi quá trình diễn ra trong cơ thể đều phụ thuộc vào nước. Nước là thành phần quan trọng nhất trong hầu hết các phản ứng hóa học trong cơ thể. Nếu cơ thể bị mất nước, không bộ phận nào có thể hoạt động tốt được.
Và, sự thiếu hụt nước cuối cùng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất. Do đó, nên uống đủ nước.
Nghiên cứu cho thấy uống khoảng 500 ml nước, có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất lên 30%.
Khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, khả năng tạo năng lượng của cơ thể bị suy giảm.
Nếu cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều, cơ thể sẽ bị đói, khiến cho tốc độ trao đổi chất bị chậm lại, do cơ thể phải cố gắng giữ nhiên liệu càng nhiều càng tốt.
Nếu muốn giảm cân, việc kiểm tra lượng calo đưa vào cơ thể là rất quan trọng. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên cắt giảm khoảng 200 kcal mỗi ngày để giảm cân an toàn và đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, cần đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng như kẽm, selen, magiê và sắt, theo Reader’s Digest.
5. Ăn sáng gần giờ ăn trưa
Sau suốt thời gian ngủ không có chất dinh dưỡng, quá trình trao đổi chất cần một bước khởi động nhỏ.
Để cho động cơ đốt cháy calo của bạn hoạt động, hãy ăn sáng trong vòng 1 giờ sau khi thức dậy hoặc thậm chí tốt hơn, trong vòng 15 phút.
6. Không uống cà phê
Nghiên cứu cho thấy uống cà phê chứa caffein có thể gây ra sự gia tăng tạm thời nhưng đáng kể sự trao đổi chất. Chất caffeine được hấp thụ vào máu rất nhanh, tăng tốc nhịp tim và tăng cường trao đổi chất. Vì vậy, hãy tận hưởng một tách vào buổi sáng và ngay cả vào buổi chiều. 3 – 5 tách cà phê mỗi ngày có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, theo Reader’s Digest.
Theo thanhnien
9 thói quen làm chậm quá trình trao đổi chất, gây tăng cân
Chúng ta thường chú trọng vào việc đốt cháy calo thông qua việc tập thể dục và rèn luyện thể chất mà quên đi mất sự tuyệt vời của cơ thể mình - khả năng tự "đốt cháy" calo. Trên thực tế, nó sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi có sự trợ giúp từ phía bạn.
Khi nói đến sự trao đổi chất trong cơ thể, mỗi tế bào dù nhỏ đến đâu cũng đóng một vai trò đặc biệt nào đó cho quá trình "biến thức ăn thành năng lượng" này. Sự trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, tương đương với lượng calo cơ thể "đốt cháy" nhiều hơn.
Vậy nên, hôm nay chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn 9 thói quen xấu cần phải loại bỏ ngay nếu bạn không muốn bị tăng cân.
Ăn uống "vô tổ chức"
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng lịch ăn uống không theo giờ cố định có thể dẫn đến tăng cân. Bởi cơ thể của bạn không nắm rõ được thời gian nó được "nạp" thức ăn, vậy nên nó cố gắng làm quá trình trao đổi chất chậm lại để không nhanh bị đói.
Giải pháp cho tình huống này là hãy tìm kiếm một chế độ ăn phù hợp với bạn nhất và luôn luôn thực hiện chính xác về mặt giờ giấc như trong kế hoạch.
Thiếu ngủ
Không mấy ngạc nhiên khi những người không ngủ đủ giấc sẽ bị uể oải và thiếu năng lượng. Điều này đồng nghĩa với việc lượng calo cơ thể tiêu hao trong ngày giảm xuống, và dần dần gây nên tăng cân.
Mặc dù hơi khó để thực hiện, những bạn hãy cố gắng tìm cách ngủ đủ giấc. Hãy uống một tách trà thảo dược trước khi đi ngủ để chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
Không ăn đủ
Nếu bạn cắt giảm lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái đói và điều này khiến cho tốc độ của quá trình trao đổi chất bị chậm lại, do cơ thể phải cố gắng giữ nhiên liệu càng nhiều càng tốt.
Với những bạn có nhu cầu giảm cân, xem lượng calo bạn chuẩn bị đưa vào cơ thể là rất quan trọng, tuy nhiên đừng nên đi quá xa! Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên cắt giảm khoảng 200 kcal mỗi ngày để giảm cân một cách lành mạnh nhất.
Ngồi quá lâu
Nếu bạn dành phần lớn thời gian của mình ngồi bên bàn làm việc, bạn nên biết rằng ngồi quá lâu sẽ gây hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh điều này là hoàn đúng, kèm theo đó, một số công ty cũng khuyến khích nhân viên của họ đứng lên đi lại, cử động chân tay sau mỗi 30 phút ngồi ghế văn phòng.
Jet lag
Tất cả chúng ta đều có một chiếc đồng hồ sinh học "bên trong" cơ thể, và nếu chiếc đồng hồ này bị "chỉnh giờ" thường xuyên, chúng sẽ khiến cho toàn bộ cơ thể cũng như tất cả những quá trình diễn ra trong cơ thể bị gián đoạn, đặc biệt là quá trình trao đổi chất.
Cơ thể không có đủ canxi
Khi nhắc đến việc cân chỉnh quá trình trao đổi chất, điều đầu tiên bạn phải đảm bảo là cơ thể bạn có đủ canxi. Nếu bạn không thích uống sữa hoặc không thích ăn thực phẩm chứa lactose thì đừng quá lo lắng vì có rất nhiều thực phẩm giàu canxi trên thị trường, bạn chỉ cần chắc chắn là cơ thể luôn đủ canxi để quá trình trao đổi chất không bị ảnh hưởng.
Cơ thể bị mất nước
Mọi quá trình diễn ra trong cơ thể chúng ta đều phụ thuộc vào nước. Nếu cơ thể bị mất nước, không bộ phận nào có thể hoạt động tốt được. Một nghiên cứu cho thấy uống nước khoảng 17 oz có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất của bạn lên đến 30%.
Thiếu protein
Protein đóng một vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và duy trì trong lượng cơ thể. So với carbs hay chất béo, protein có TEF (Tác dụng nhiệt của thực phẩm) tương đối cao, một vài thông số đo lường cho thấy sự gia tăng của quá trình trao đổi chất xảy ra sau khi cơ thể tiêu hoá protein. Hơn nữa, protein tạo cho bạn cảm giác no, từ đó bạn sẽ ăn ít hơn, nạp ít calo hơn.
Lười vận động thể chất
Rèn luyện sức khoẻ có khả năng làm tăng khối lượng cơ cũng như làm tan lượng chất béo, mỡ thừa của cơ thể. Thực hiện một số động tác cơ bản thường xuyên sẽ tạo nên sự khác biệt lớn trên cơ thể bạn đấy!
Hồ Tiên
Theo Dân trí
Các dấu hiệu cho thấy bạn có trao đổi chất chậm Khi thể dục tiếp tục trở thành cá nhân hơn, những chủ đề khoa học như trao đổi chất sẽ tiếp tục trở thành chính thống hơn. Hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của cơ thể là cần thiết để tối ưu hóa sức khỏe của bạn. Trao đổi chất là gì? Có rất nhiều thông tin chính xác và không...