6 tháng đầu năm 2020, VPBank (VPB) đạt 6.600 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế
Báo cáo tài chính quý II/2020 vừa được VPBank công bố cho thấy, 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của Ngân hàng đạt 18.854 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Tăng trưởng tín dụng hợp nhất đạt 9,8% so với cuối năm 2019. Trong đó, tỷ lệ tăng trưởng này ở ngân hàng riêng lẻ đạt tới 12,7%.
Thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro cũng đóng góp vào sự tăng trưởng ổn định của doanh thu. Kết thúc 6 tháng đầu năm, khoản thu nhập này tại ngân hàng hợp nhất đã đạt hơn 1.000 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước. Song song với việc đẩy mạnh thu hồi nợ là các giải pháp quyết liệt đã được thực hiện để kiểm soát rủi ro nợ xấu trong bối cảnh nền kinh tế đang bất ổn.
Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPBank tính đến cuối tháng 6 đã giảm xuống mức 2,71%, từ mức 2,95% cuối năm 2019. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ giảm từ 2,18% xuống còn 2,07%.
Video đang HOT
VPBank hiện cũng là một trong những ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao trên thị trường. Đến cuối tháng 6/2020, hệ số CAR của VPBank đạt 11,27% tính theo tiêu chuẩn Basel II, cao hơn nhiều so với mức 8% được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.
Trong nửa đầu năm nay, chi phí dự phòng của VPBank – nếu loại trừ khoản chi phí dự phòng cho VAMC của năm ngoái – tăng 8,6%. Tỷ lệ này ở ngân hàng riêng lẻ là gần 30,4%. Chi phí dự phòng cao cho thấy VPBank luôn thận trọng và đủ tiềm lực tài chính phòng ngừa rủi ro có thể phát sinh khi nền kinh tế đang ở giai đoạn khó lường.
Chi phí hoạt động hợp nhất của Ngân hàng trong 6 tháng qua giảm 3%. Nếu đặt cạnh tốc độ tăng trưởng 12% của doanh thu hợp nhất, mức giảm này cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của VPBank từ đầu năm đến nay.
Nhờ vậy, chỉ số chi phí trên thu nhập hợp nhất của ngân hàng giảm từ 33,9% cuối năm 2019 xuống 31% tính đến cuối tháng 6/2020. Chỉ số này ở ngân hàng riêng lẻ thậm chí còn được cải thiện mạnh hơn, từ 38% xuống còn 32,6%. Những sự cải thiện trên đã giúp VPBank củng cố vị thế là một trong những ngân hàng có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cao nhất thị trường.
Tỷ lệ ROE tính đến cuối tháng 6 tăng lên 23,5% từ 21,5% cuối năm 2019, và ROA tăng lên 2,7% từ 2,4% trong cùng thời kỳ. Nếu xét riêng ngân hàng mẹ, hai chỉ số này đạt được sự cải thiện tốt hơn, với ROE tăng từ 18,8% lên 23,6% và ROA tăng từ 1,7% lên 2,1%.
Kết quả, Ngân hàng đạt 6.600 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế sau 6 tháng, tương đương 64% kế hoạch lợi nhuận năm. Riêng ngân hàng mẹ đóng góp gần 4.200 tỷ đồng, chiếm 64% tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất.
VIB dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 4.500 tỷ đồng năm 2020
Với tác động của COVID-19 tới hoạt động kinh doanh, cùng các chương trình dài hạn hỗ trợ khách hàng, ngân hàng dự kiến lợi nhuận đạt tối thiểu 4.500 tỷ đồng.
Giao dịch tại VIB. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế (VIB) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 với kế hoạch lợi nhuận trước thuế 4.500 tỷ đồng.
Hội đồng quản trị VIB thống nhất thông qua việc trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2020, trong đó tổng tài sản dự kiến đạt hơn 220.000 tỷ đồng, tăng 20% so với 2019, tín dụng dự kiến tăng 24% tuy nhiên còn phụ thuộc phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước; huy động vốn bao gồm tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá tăng 19%.
Với tác động của COVID-19 tới hoạt động kinh doanh, cùng các chương trình dài hạn hỗ trợ khách hàng, ngân hàng dự kiến lợi nhuận đạt tối thiểu 4.500 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 26%.
Một trong các nội dung đáng chú ý nhất trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông là VIB dự kiến thực hiện niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) trong năm nay.
Hội đồng quản trị ngân hàng cũng trình đại hội thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2019 và tăng vốn 2020 bằng cổ phiếu thưởng. Theo tờ trình, năm 2019 VIB đạt lợi nhuận trước thuế 4.082 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 27%.
Với kết quả kinh doanh này, Hội đồng quản trị đề xuất thông qua việc chia cổ phiếu thưởng 20%, sử dụng nguồn từ lợi nhuận 2019 và các quỹ thuộc nguồn vốn.
Hiện chất lượng tài sản của VIB được quản lý chặt chẽ, với tỷ lệ nợ xấu chỉ 1,7% và không có nợ tại Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC). Hệ số tỷ lệ an toàn vốn CAR theo chuẩn Basel II đạt 9,8% tại ngày 31/5/2020./.
Vì sao ngân hàng "phớt lờ" cổ tức? Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều ngân hàng đã quyết định không chia cổ tức cho cổ đông, giữ lại lợi nhuận để phục vụ cho các nhu cầu kinh doanh trong thời gian tới. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Năm qua, lợi nhuận của nhiều nhà băng tăng đột biến, song do nợ xấu tăng, trích lập dự phòng rủi ro cao,...