6 sản phẩm được thiết kế riêng dành tặng cuộc sống của người độc thân
Với sự đáng yêu cùng các chức năng đa dạng, tiện lợi 6 sản phẩm cho nhà bếp phục vụ riêng các nàng độc thân sẽ được gợi ý ngay dưới đây.
Ai nói rằng sống độc thân thì bạn sẽ phải xuề xòa và cắt giảm mọi thứ cho đơn giản đi. Những sản phẩm được giới thiệu dưới đây cho không gian sống bao đẹp, bao hiện đại, đa năng đã được thiết kế riêng cho người độc thân sẽ là câu trả lời đầy thuyết phục.
Từ máy làm bánh, nồi lẩu nướng, chảo chiên, máy làm bánh mì, nồi nấu chậm,… sẽ khiến những người độc thân chăm chỉ vào bếp hay thậm chí là nghiện bếp lúc nào không hay đấy.
Cùng tham khảo những sản phẩm hữu ích cho người độc thân được chúng tôi gợi ý ngay dưới đây.
1. Máy kẹp bánh, nướng, làm bánh: 470K
Sản phẩm được làm từ chất liệu inox 304 không gỉ, dễ vệ sinh. Phần mặt chảo chống dính dễ lau chùi, và làm sạch. Không những thế, tay cầm có thể cách nhiệt nên bạn sẽ không lo bị nóng khi sử dụng để nấu nướng trong nhiệt độ cao và cũng tránh được những rủi ro không đáng có.
Kích thước của sản phẩm không quá lớn, công suất là 460W, điện áp là 220V.
Chỉ cần bỏ dầu vào bề mặt chảo chống dính.
Thêm bánh mì và ép mặt chảo xuống. Chờ thời gian là bạn đã có món bánh mì ngon miệng cho bữa sáng rồi.
2. Chảo vuông mini: 250K
Chiếc chảo mini cực xinh xắn này sẽ giúp các chị em thực hiện những món như trứng rán hay bất cứ món bánh nào, thậm chí là rang, xào các món mặn cũng rất hoàn hảo luôn. Chảo chống dính, dùng được với bếp ga và bếp từ.
Khi mua sản phẩm bạn sẽ còn được tặng kèm 1 thìa gỗ, 1 thìa silicon, 1 chổi quét dầu, 1 khăn lau chảo. Phần tay cầm dài tới 18cm sẽ giúp bạn không bị dầu bắn nguy hiểm.
Chảo có thể dùng để chiên các món trứng một cách nhanh chóng.
Lại dễ dàng vệ sinh sạch sẽ nữa.
Video đang HOT
3. Máy làm bánh mì mini: 1,7 triệu đồng
Chiếc máy có thể tự động nhào bột , nướng …. làm hết các công đoạn cho bạn nên chỉ cần thưởng thức bánh mì mà thôi. Ưu điểm là chiếc máy làm bánh mì có thiết kế nhỏ gọn, vừa với không gian. Thiết kế đẹp còn giúp không gian trở nên sang trọng hơn.
Kích thước máy dài 35cm có độ nặng là 6.8kg. Với những người sống độc thân, chiếc máy còn có thể giúp vừa àm bánh mì vừa có thể làm được kem tươi, quá tiện lợi. Ngoài ra, máy còn có chức năng kết nối với điện thoại để tự động điều chỉnh các thao tác làm việc.
Máy đánh bột khá nhanh và đều.
Thành quả sau khi làm bánh.
4. Bếp điện lẩu nướng 2 trong 1: 1,4 triệu đồng
Tranh thủ cuối tuần hẹn hò ngay đám bạn thân làm bữa tiệc cùng chiếc nồi lẩu nướng đa năng vừa có thể nấu lẩu vừa có thể làm các món nướng ngày. Cô nàng độc thân cũng có thể sử dụng nó để nấu luôn các món ăn thường ngày.
Bộ sản phẩm bao gồm nồi lẩu nướng, bộ ba khay nấu có thể thay thế là khay lẩu, khay nướng và khay làm bánh. Dung tích nồi là 4 lít. Chất liệu vỏ, màu sắc đều rất hợp với các bạn nữ độc thân.
Từ nấu ăn thường ngày.
Cho tới món lẩu nướng, chiếc bếp này đều cân được.
5. Nồi nấu chậm: 450K
Sản phẩm có 6 tính năng là: hấp, hầm canh, nấu cháo, chưng yến, súp chè, giữ ấm. Với tính năng hẹn giờ , khâu chuẩn bị cho bữa cơm đã được thảnh thơi hơn rất nhiều. Đêm đặt sáng ăn, hay sáng đặt tối ăn. Có chế độ bảo quản giữ ấm trong 8 tiếng, rất tiện dụng.
Có mặt điện tử hiển thị các mức độ với 6 chức năng khác nhau gồm giữ đồ ăn luôn ấm nóng, cháo thịt, ngũ cốc, cháo trắng, đồ ngọt chè, canh xương, chế độ ninh nhừ, chế độ đun cấp tốc. Dung tích nồi hầm 800ml đủ 3 bữa nên bạn có thể nấu từ tối hôm trước để sáng hôm sau, hết thời gian nấu nồi tự chuyển sang chế độ giữ nhiệt.
Chỉ cần đổ nước vào bên dưới nồi.
Đặt nồi cần đun lên trên.
Sản phẩm có tích hợp cả lồng hấp rất tiện dụng.
6. Nồi lẩu điện thang máy: 1,4 triệu đồng
Nồi lẩu điện thang máy 2.5 lít này nổi bật với vẻ ngoài có phần gọn gàng, đơn giản rất dễ để người dùng có thể bố trí trực tiếp trên bàn tiệc mà không chiếm quá nhiều diện tích. Nồi lẩu được thiết kế đi kèm với bếp điện có bảng điều khiển vô cùng trực quan và dễ điều chỉnh. Dung tích nồi là 2.5L cũng vừa đủ cho nhu cầu sử dụng của bữa tiệc từ 2-3 người.
Chiếc nồi nổi bật với thiết kế “thang máy” tự động do được tích hợp 1 ống thép hình trụ ở giữa cùng tấm nâng với các lỗ lọc nước dày đặc được bố trí trải đều. Từ đó giúp nâng lên hoặc hạ xuống thông qua 1 thao tác điều khiển của người dùng, giúp làm thức ăn chín đều, tránh bị mềm nhũn, giữ được hương vị tươi ngon vốn có, tiện lợi hơn cho các thao tác sử dụng.
Chiếc nồi nổi bật với thiết kế “thang máy” tự động.
Chức năng nấu cơm giảm đường cũng là tiện ích dành cho những ai đang muốn giảm cân.
Mách nhỏ các cặp đôi mới cưới 4 cách quản lý chi tiêu để không bị khủng hoảng tài chính khi vừa bước chân vào cuộc sống gia đình
Cuộc sống hôn nhân khác hoàn toàn với cuộc sống độc thân. Bạn không thể tùy tiện chi tiêu theo cảm hứng như trước. Điều này khiến nhiều cặp đôi rơi vào tình trạng khủng hoảng cả về tài chính lẫn tinh thần.
Tài chính kinh tế là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hạnh phúc gia đình. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới xung đột, mâu thuẫn vợ chồng nhất là với cặp đôi mới cưới vì bản thân họ chưa biết cách quản lý kinh tế, tiết kiệm chi tiêu.
Một số cách giải quyết dưới đây sẽ giúp vợ chồng mới cưới dễ dàng tiết kiệm tiền, làm chủ kinh tế, cuộc sống gia đình.
1. Công khai mọi nguồn thu nhập và cả những khoản nợ
Khi đã bước chân vào cuộc sống hôn nhân, chúng ta phải xác định rõ ràng, kinh tế là của chung. Sau khi cưới, vợ chồng nên dành thời gian ngồi lại với nhau để cùng công khai tài sản đang sở hữu, các nguồn thu nhập, những khoản nợ nếu có trước đó và những vấn đề khó khăn vướng mắc đang gặp phải... Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập, gây dựng lòng tin ở đối phương để vợ chồng có thể đồng lòng xây dựng kế hoạch tiết kiệm cho tương lai và cùng cố gắng vì gia đình.
2. Lên kế hoạch cùng nhau trả nợ nếu có
Nợ nần khiến cuộc sống căng thẳng, áp lực cũng như khó có thể tích lũy tài chính. Vì vậy để nhanh chóng ổn định cuộc sống gia đình, cách tốt nhất là vợ chồng ngồi lại với nhau bàn bạc hướng giải quyết số nợ ấy. Phải có sự thống nhất rõ ràng, hỗ trợ và thông cảm với nhau. Làm được như thế, mọi khó khăn sẽ được giải quyết bởi người xưa đã có câu: "Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn".
Ảnh minh họa.
3. Lên kế hoạch tiết kiệm, quản lý chi tiêu một cách khoa học theo từng tuần
Cuộc sống hôn nhân khác hoàn toàn với cuộc sống độc thân. Bạn không thể tùy tiện chi tiêu theo cảm hứng như trước. Cuộc sống gia đình có rất nhiều khoản phải lo, không chỉ cơm ăn áo, gạo tiền hàng ngày mà còn đủ những mối quan hệ đối nội, đối ngoại khác cần vợ chồng bạn chăm sóc.
Thậm chí thời gian đầu nhiều cặp đôi còn phát hoảng với những khoản chi vượt sức tưởng tượng. Cũng vì thế mà sau cưới nhiều vợ chồng trẻ lao đao với cảnh đầu tháng đủ ăn, cuối tháng vay nợ.
Để tránh tình trạng mất kiểm soát tài chính, vợ chồng trẻ phải cùng nhau ngồi lại, lên kế hoạch tiết kiệm và phân chia nhiệm vụ quản lý tài chính gia đình một cách cụ thể, phù hợp với từng người.
Thường thì đàn ông sẽ là người tạo ra nguồn thu chính cho gia đình, vợ là người quản lý tài chính tốt nhất. Mọi khoản chi tiêu cần được liệt kê một cách rõ ràng cụ thể theo tuần.
Bạn đừng nghĩ đó là động tác thừa bởi có làm như thế vợ chồng mới kiểm soát được chi tiêu hàng ngày. Đặc biệt, kế hoạch đã định ra, nhất quyết phải tuân theo không được tiêu lạm phát khi không có lý do quá quan trọng.
Ngoài những khoản chi tiêu sinh hoạt hàng ngày thì kế hoạch cho tương lai chung vợ chồng cần hoạch định rõ ràng, có lộ trình và mục tiêu tích lũy cụ thể với những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn như: 3 năm đầu sau cưới, 5 năm, 10 năm.
Ví dụ 3 năm đầu là trả nợ, sinh con. Tiền chuẩn bị cho việc đón thành viên mới là bao nhiêu; tiết kiệm bao nhiêu cho quỹ học vấn của con; khi nào mua nhà, mua xe với số tiền bằng nào; khoản nào dự phòng rủi ro cho gia đình; khoản nào chuẩn bị cho hưởng thụ, cho tuổi già.
Để thực hiện được những mục tiêu đề ra, vợ chồng buộc phải cùng nhau chi tiêu khoa học, có công thức cụ thể. Chẳng hạn nếu chưa có con thì vợ chồng có thể chi tiêu 30% thu nhập, tích lũy 70%.
Khi có con, chi phí đội lên, con số chi tiêu có thể lên đến 60%, thậm chí 70% song tuyệt đối không để tình trạng kiếm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Tránh cảnh lúc cần tiền không có, vợ chồng sẽ căng thẳng, xung đột.
4. Kiếm việc làm thêm, tăng thu nhập
Theo tư vấn của các chuyên gia tài chính, nếu có thể thì tốt nhất chúng ta đừng để mình phụ thuộc vào đồng lương nhận được mỗi tháng. Vì khi có việc đột xuất cần tiền, chúng ta sẽ khó lòng xoay xở được. Vợ chồng mới cưới, chưa vướng bận con cái, có nhiều thời gian rảnh nên kiếm thêm cho mình 1 công việc gì đó làm thêm nhằm tăng thu nhập cho gia đình, giúp sớm hoàn thành mục tiêu tích lũy tài chính của vợ chồng.
Loạt combo thìa đũa bằng gỗ "siêu xinh" có giá chưa tới 50.000 đồng/bộ Với kiểu dáng đơn giản nhưng lịch sự, trang nhã thì những thiết kế thìa dĩa đũa gỗ kiểu Hàn này sẽ giúp hộp cơm trưa của bạn xinh xắn hơn trong mắt đồng nghiệp. Thời gian gần đây, những đồ dùng gia đình bằng gỗ dần trở nên phổ biến hơn trong mỗi bữa ăn. Từ đũa, muống, vá, sạn đến bát...