6 sai lầm khiến da nứt nẻ, gây ngứa vào ngày lạnh
Thời tiết lạnh kèm hanh khô khiến nhiều người da nứt nẻ, bong vảy trắng, ngứa ngáy từ lâm râm châm chích đến khó chịu dữ dội, nhất là vào ban đêm.
Từ ngày miền Bắc trở lạnh, chị Nguyễn Thu Thương (30 tuổi, Hà Nội) đã thấy da nứt nẻ, bong vảy trắng nhẹ bám đầy quần áo. Nhưng đó chưa phải là nỗi phiền muộn lớn nhất.
“Ban ngày da châm chích, lâm râm, thỉnh thoảng phải gãi, nhưng khổ nhất là ban đêm khi ngủ. Những hôm trời xuống rét, tôi càng ngứa dữ dội vùng da chân, tay, vai, khó chịu đến mất ngủ”, chị than thở. Bệnh nhân càng gãi, cơn ngứa chỉ đỡ tức thời, nhưng da lại trầy xước, chảy máu.
Theo bác sĩ Đặng Bích Diệp, Bệnh viện Da liễu Trung ương, thời tiết lạnh kèm hanh khô khiến nhiều người gặp tình trạng như chị Thương. Thậm chí, khi gãi nhiều, da trầy xước, chảy máu, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Thăm khám, tư vấn chăm sóc da mùa đông tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: Võ Thu
Nguyên nhân gây bệnh là chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế nên khiến da khô. Thông thường, da tiết ra những chất hữu cơ (chất béo tự nhiên) cùng với mồ hôi giúp da nhờn, đàn hồi chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn… Khi thời tiết khô lạnh, da ít tiết mồ hôi và các chất béo tự nhiên khiến da bị khô và nứt nẻ gây ngứa. Ngoài ra, da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như bệnh viêm da cơ địa.
Sáu sai lầm khiến da khô căng, gây ngứa ngày lạnh
Uống ít nước: Ngại, quên uống nước do không có cảm giác khát khiến da đã bị thiếu ẩm, thiếu nước càng khô hơn. Bác sĩ khuyên người dân uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, uống cả khi không khát, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả bổ sung vitamin.
Không dưỡng ẩm: Uống nhiều nước là chưa đủ để cấp ẩm da mùa lạnh, hanh khô. Bác sĩ Hoàng Văn Tâm, Phó trưởng khoa Điều trị nội trú ban ngày của Bệnh viện Da liễu Trung ương, khuyên sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da, vùng da (mặt, cơ thể). Với người da khô có thể dùng thuốc mỡ sẽ hiệu quả. Thời điểm bôi kem dưỡng tốt nhất là sau khi tắm, rửa mặt khoảng 5 phút, khi làn da còn ẩm để kem được thẩm thấu.
Tắm, rửa mặt bằng nước quá nóng: Đây là sai lầm lớn nhiều người gặp, khiến da khô và ngứa. Đó là bởi sau khi tắm, hơi nước nóng sẽ bốc hơi làm bay đi độ ẩm, giảm lớp chất nhờn tự nhiên của da. Bác sĩ Tâm khuyên không nên tắm lâu, tắm nhiều lần trong ngày mà nên tắm trong thời gian ngắn, nước ấm. Không dùng nước nóng để rửa mặt. Người da khô cũng nên điều chỉnh số lần rửa mặt nếu quá nhạy cảm, lựa chọn các loại sữa rửa mặt chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm.
Sử dụng xà phòng để tắm: Xà phòng hay một số sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao rất dễ khiến da bị khô căng sau khi sử dụng. Nhiều người còn nấu nước lá (như trà xanh) để tắm, trong khi dù trà xanh giúp kháng khuẩn nhưng khiến da khô, tạo môi trường bất lợi cho da.
Dùng máy sưởi hoặc điều hòa nóng quá thường xuyên: Đây là thói quen xấu khiến cho da bị mất nước và khô hơn.
Quên bôi kem chống nắng: Khi thời tiết lạnh, khô hanh làm da khô nhanh hơn, nếu tiếp xúc nhiều với khói bụi thì da sẽ càng dễ nứt nẻ, mọc mụn. Cần bảo vệ và che chắn cho da cẩn thận, không quên bôi kem chống nắng.
Gót chân bị tróc da là bệnh gì? Làm thế nào để cải thiện?
Gót chân bị tróc da có thể do da khô, thiếu nước, không được chăm sóc. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.
Vậy gót chân bị tróc da là bệnh gì? Làm thế nào để cải thiện?
Da khô, sần sùi, nứt nẻ thường xuất hiện ở gót chân, hai bên bàn chân và giữa các ngón chân. Tình trạng gót chân bị tróc da thường gặp, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, da chân bị tróc có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.
1. Nguyên nhân gót chân bị tróc da
Trên thực tế, hiện tượng gót chân bị tróc da có thể xuất phát từ các thói quen hàng ngày, yếu tố bên ngoài hoặc do bệnh lý.
1.1. Gót chân bị tróc da không phải do bệnh lý
Một số yếu tố tác động từ bên ngoài, thói quen, tuổi tác là một trong những nguyên nhân làm cho gót chân bị tróc vảy, cụ thể:
- Thiếu độ ẩm: Tình trạng chân bị khô da, nứt nẻ, bong tróc ở gót chân và mu bàn chân vì những vùng da này thường có ít tuyến dầu.
- Kích ứng: Mang giày không phù hợp, đứng quá lâu có thể gây áp lực lên gót chân, dẫn tới tình trạng da khô, chai sạn, bị bong tróc.
- Xà phòng và hóa mỹ phẩm: Sử dụng xà phòng và hóa mỹ phẩm không đúng cách có thể làm mất độ ẩm của da. Bên cạnh đó, việc không dùng xà phòng để vệ sinh chân cũng có thể dẫn tới tình trạng gót chân bị tróc da.
- Lão hóa: Tuổi tác cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gót chân bị tróc da, làm da mất khả năng giữ nước, da trở nên mỏng hơn. Theo đó, người lớn tuổi dễ gặp tình trạng khô da do quá trình lão hóa da tự nhiên.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc trị bong da chân có tác dụng làm mất nước của cơ thể khiến da bàn chân bị khô và bong tróc, đặc biệt là ở phần gót chân.
Video đang HOT
Gót chân bị tróc da có thể do tác động từ bên ngoài, do thói quen hàng ngày (Ảnh: Internet)
1.2. Gót chân bị tróc da do bệnh lý
Ngoài ra, gót chân bị tróc da cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý như:
- Bệnh chàm: Chàm là bệnh lý gây viêm da. Bệnh chàm có thể được phát hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, trong đó có gót chân. Một trong những các triệu chứng của bệnh chàm bao gồm các vảy da khô, giòn và ngứa ở bàn chân, gót chân.
- Bệnh vảy nến: Vảy nến là tình trạng tự miễn dịch mãn tính gây ra các mảng da dày, có vảy. Ngoài ra, vảy nến rất có thể xuất phát từ bàn chân, trong đó có gót chân.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên nếu không được kiểm soát, từ đó làm rối loạn điều tiết các tuyến dầu và độ ẩm ở bàn chân, gây ra tình trạng khô, nứt chân, bong tróc da chân.
- Suy tuyến giáp: Những bệnh nhân bị suy tuyến giáp thường có bàn chân cực kỳ khô vì tuyến giáp của họ không thể điều tiết các tuyến mồ hôi ở bàn chân.
Gót chân bị tróc da có thể do chàm, vảy nến, tiểu đường, suy tuyến giáp (Ảnh: Internet)
2. Gót chân bị tróc da có nguy hiểm không?
Trên thực tế, bong da chân, gót chân bị tróc da nhẹ sẽ không gây nguy hiểm mà chỉ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sớm, tình trạng gót chân bị tróc da có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của người bệnh.
Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải khi bị bong da chân, gót chân bị tróc da:
- Da chân bị nứt nẻ, loét, gây chảy máu và đau.
- Nhiễm trùng có thể lây lan.
- Viêm mô tế bào.
- Bị sẹo hoặc thay đổi vĩnh viễn cấu trúc của làn da.
-Thay đổi màu da.
- Ung thư da.
- Viêm da thần kinh bì.
Gót chân bị tróc da có thể gây nứt nẻ, nhiễm trùng da nếu vệ sinh không đúng cách (Ảnh: Internet)
Như vậy, bong tróc da chân nhẹ thường chỉ gây mất thẩm mỹ, không ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Tuy nhiên, khi xuất hiện tình trạng gót chân bị tróc da, người bệnh không nên chủ quan vì nếu bệnh nặng hơn thì có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Bong da chân lâu ngày không được điều trị có thể khiến da trở nên khô ráp, mất dần các dấu vân chân, làm tổn thương da, hình thành tình trạng viêm da cơ địa.
Cần lưu ý, ở giai đoạn nặng, bắt đầu nổi các loại mụn nước tiết dịch, không có vẩy da, đám da đỏ không phân rõ được ranh giới. Không những vậy, người bệnh còn bị ngứa ngáy, gãi thường xuyên sẽ gây trầy xước, nhiễm trùng da ...
Tuy nhiên, nếu gót chân tróc vảy do bệnh lý, nhất là tiểu đường thì không nên tự ý điều trị. Nên đến bệnh viện thăm khám vè xử lý theo chỉ định của bác sĩ, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.
3. Hướng dẫn xử lý khi gót chân bị tróc da
Để tình trạng gót chân bị tróc da, bong da chân không tiến triển theo chiều hướng xấu, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp xử lý khắc phục như sau:
- Tiến hành bôi kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày. Thói quen bôi kem dưỡng ẩm có tác dụng giúp làm mềm da, giúp da giảm viêm, giảm tình trạng đau rát da.
- Tránh tiếp xúc với các hóa chất, các loại chất tẩy rửa, xà phòng hay kim loại nặng vì điều này có thể khiến tình trạng tróc da ở gót chân nặng hơn.
- Không tự ý dùng thuốc. Tốt nhất nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời khi tình trạng gót chân bị tróc da kéo dài, không thuyên giảm.
4. Cách cải thiện gót chân bị tróc da tại nhà
Thực tế cho thấy, các tế bào chết trên bề mặt da tự nhiên già đi và các tế bào mới sẽ thay thế. Nếu không loại bỏ sự tích tụ của các tế bào da chết, chúng có thể hình thành các mảng da dày, bong tróc trên gót chân.
Theo thời gian, các khu vực da khô này dày hơn, dẫn đến tình trạng bị rạn nứt, đặc biệt là ở gót chân. Gót chân nứt nẻ khiến bàn chân dễ bị nhiễm trùng, vết chai dày sẽ khiến việc đi lại khó khăn.
Để cải thiện tình trạng khô ở chân, tránh tình trạng gót chân bị tróc da trở nên trầm trọng hơn, bạn có thể cải thiện da chân bị khô tại nhà.
4.1. Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết
Có thể áp dụng dạng tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học để loại bỏ lớp da bề mặt đã chết. Tuy nhiên, cần lưu ý, một số loại hóa chất có chứa hương liệu nhân tạo và cồn trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng da nhạy cảm. Vì vậy, tốt nhất nên kiểm tra thành phần có gây dị ứng hoặc kích ứng da trước khi mua.
4.2. Ngâm chân
Ngâm chân trong nước ấm có tác dụng giúp làm dịu da khô, cải thiện lưu thông máu đến bàn chân, giúp ngăn ngừa da khô trong tương lai.
Bạn có thể bỏ thêm 1 trong số các thành phần như giấm táo, mật ong, yến mạch, tinh dầu bạc hà, ... để điều trị gót chân bị tróc da, trử trùng bàn chân, loại bỏ mùi hôi.
4.3. Sử dụng kem dưỡng ẩm
Thói quen thường xuyên giữ ẩm cho bàn chân sẽ giúp làm giảm da khô hiện có và ngăn ngừa da khô mới tích tụ, hạn chế tình trạng gót chân bị tróc da.
Khi da bàn chân bị bong tróc, bạn nên dưỡng da chân bằng các sản phẩm có chứa các thành phần: chất làm ẩm (nha đam, axit hyaluronic ... ), chất làm mềm (bơ, dầu thực vật ... ), các chất bổ sung (lanolin, dầu dừa ... ).
Thoa kem dưỡng ẩm để giúp gót chân được mềm mịn (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng vaseline để dưỡng ẩm. Thành phần thạch dầu có trong vaseline có tác dụng khóa độ ẩm trong da và làm giảm khô da. Từ đó, da chân bị khô, bong tróc sẽ trở nên mềm mại và khỏe khoắn trong thời gian nhanh hơn.
Sau khi rửa chân và làm khô da, bạn chỉ cần thoa vaseline lên khắp bàn chân đồng thời massage để da hấp thụ kem dưỡng. Sau đó, mang tất qua đêm để giúp da ở gót chân mềm mịn hơn.
4.4. Đeo tất khi đi ngủ
Khi gót chân bị tróc da, da chân bị bong, bạn có thể sử dụng tất lót gel dưỡng ẩm chứa dầu tự nhiên và vitamin, giúp giữ nước và hạn chế tình trạng khô da trên bàn chân.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kem dưỡng ẩm da chân vào thời điểm ban đêm sau đó mang tất với chất liệu cotton và tháo tất vào buổi sáng rồi rửa chân thật kỹ.
4.5. Massage chân với dầu dừa
Thực tế cho thấy, dầu dừa có thể giúp làm mềm và giữ ẩm cho đôi chân. Không những vậy, dầu dừa còn có thể làm cho tất cả mảng da khô bong tróc biến mất chỉ sau một vài lần thực hiện.
Vì vậy, khi gót chân bị tróc da, bạn có thể massage chân của mình bằng một ít dầu dừa cho đến khi dưỡng chất hấp thụ vào da rồi để qua đêm. Cần lưu ý, để chống da chân bị khô, bong tróc, bạn cần kiên trì thực hiện các bước massage mỗi tối trước khi đi ngủ cho đến lúc da chân trở nên mềm mịn hơn.
Bên cạnh dầu dừa, bạn cũng có thể sử dụng dầu oliu hay bất cứ loại dầu nào có tác dụng làm dịu da.
Massage chân với dầu dừa, mật ong giúp trẻ hóa làn da, ngăn chặn da bị khô nứt (Ảnh: Internet)
4.6. Rửa chân bằng mật ong
Trong thành phần của mật ong có chứa các chất dinh dưỡng giúp chữa lành da khô và bong tróc. Mật ong còn chứa chất chống oxy hóa giúp trẻ hóa làn da.
Vì thế, khi da bàn chân bị bong tróc, bạn có thể thoa mật ong nguyên chất lên bàn chân của mình rồi massage chân và để trong vòng 10 phút. Sau đó, rửa sạch chân với nước.
4.7. Ngâm chân trong hydrogen peroxide
Hydrogen peroxide có thể dễ dàng mua được ở một số hiệu thuốc để trị chân bị bong da. Để điều trị tình trạng gót chân bị tróc da, bạn chỉ cần chuẩn bị 2 ly 3% hydrogen peroxide, một thau nước ấm và đá chà chân rồi thực hiện những bước sau:
- Cho hydrogen peroxide vào nước và ngâm chân.
- Ngâm chân trong khoảng 15 phút.
- Sử dụng đá chà để tẩy sạch da chết, da bị bong tróc.
- Rửa sạch peroxide và da chết bằng nước sạch.
- Cuối cùng, thoa kem dưỡng ẩm cho bàn chân.
4.8. Chà chân bằng nước chanh và đường
Để trị gót chân bị tróc da, bạn cũng có thể chà chân bằng nước chanh và đường. Nước chanh là chất làm se da, tẩy da chết và làm mềm da. Trong khi đó, đường cũng hoạt động như một chất tẩy tế bào chết.
Khi da bàn chân bị bong tróc, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 quả chanh và 1-2 muỗng canh đường. Sau đó, vắt lấy nước cốt chanh và thêm đường. Cuối cùng, cho hỗn hợp này vào khu vực da chân bị ảnh hưởng và tiến hành chà nhẹ nhàng trong khoảng 2-3 phút.
Chà chân với đường và chanh sẽ giúp cải thiện tình trạng gót chân bị tróc vảy (Ảnh: Internet)
5. Cách phòng ngừa tình trạng gót chân bị tróc da
Để phòng ngừa khô da ở bàn chân, gót chân bị tróc da, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Mang giày vừa với chân.
- Sử dụng nước ấm để tắm và ngâm chân, không dùng nước quá nóng.
- Không chà xát mạnh bàn chân khi tắm. Sau khi tắm xong, nhẹ nhàng lau khô bằng khăn sạch.
- Vệ sinh bàn chân đúng cách bằng cách làm sạch chân, tẩy tế bào chết, sử dụng kem dưỡng ẩm.
- Tránh sử dụng các loại kem, xà phòng, sữa tắm có chứa thành phần cồn, hương liệu, phẩm màu và các chất kích thích khác.
Như vậy, gót chân bị tróc da do nhiều nguyên nhân gây ra. Hiện tượng này gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, gây mất thẩm mỹ, thậm chí còn gây ngứa ngáy, chảy máu ... Nếu gót chân bị tróc vảy bình thường, mọi người có thể cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu liên quan đến bệnh lý, người bệnh cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
2 cách khắc phục tình trạng da khô ráp Da khô nếu không khắc phục sẽ nhanh lão hóa hơn nhiều lần so với các loại da khác. Da khô: Nguyên nhân nào gây nên? Ảnh minh họa. Da khô là loại da có tuyến bã nhờn hoạt động kém, giảm sút các loại dầu tự nhiên trên da, thiếu nước tích hợp trong lớp bề mặt và các lớp biểu bì....