6 người phải nhập viện vì tổn thương thận, lý do đến từ sai lầm khi chế biến loại rau nhiều người yêu thích
Ở Trung Quốc, loại rau này là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, được mệnh danh là “rau trường thọ”. Không ngờ vì một sai lầm khi chế biến mà 6 người đã phải nhập viện.
Loại rau quen thuộc khiến 6 người nhập viện vì tổn thương thận
Thời gian gần đây, Trung tâm Thận học của Bệnh viện Liên kết 1 thuộc Trường Đại học Y khoa Chiết Giang (Trung Quốc) đã liên tục tiếp nhận 6 trường hợp bị tổn thương thận cấp tính. Đáng chú ý, tất cả các bệnh nhân trước khi vào viện đều có một thời gian dài ăn rau sam.
Theo tờ QQ (TQ), một trong 6 bệnh nhân trên tên là Lao Yan (56 tuổi, đến từ Ôn Châu, Chiết Giang). Người đàn ông này mắc bệnh tiểu đường, nghe nói rau sam có tác dụng hạ đường huyết nên ông thường ăn mỗi ngày. Tuy nhiên sau 3 ngày ăn, ông thấy bàn chân của mình sưng thấy. Đi khám được bác sĩ chẩn đoán chỉ số creatinine (chỉ số về chức năng tổng thể của thận) cao gấp hơn 6 lần so với bình thường, được chẩn đoán tổn thương thận cấp.
(Minh họa)
Nhiều người biết được thông tin rau sam gây tổn thương thận đều vô cùng lo lắng và ngạc nhiên. Ở Trung Quốc, cây rau sam là một trong những loại thực phẩm rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Đây là loại rau được người Trung Quốc tôn sùng, mệnh danh là “rau trường thọ”, vậy tại sao nó có thể làm tổn thương thận cho nhiều bệnh nhân?
Cảnh báo sai lầm khi chế biến rau sam gây hại thận
Ở Trung Quốc, cây rau sam là một trong những loại thực phẩm rất bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Rau sam có chứa một lượng khá lớn axit oxalic (một chất có thể kết tinh thành sỏi oxalate trong đường tiết niệu) so với các loại rau khác. 100g lá tươi rau sam có chứa tới 1.31g axit oxalic, nhiều hơn trong rau bina (0,97g/100g) và sắn (1,26g/10g).
Cách để giảm thiểu axit oxalic có trong rau sam đó là chần bằng nước sôi trước khi chế biến. Tuy nhiên, có nhiều người phạm sai lầm giống như ông Lao Yan đó là trực tiếp nấu chín mà không chần nước sôi, thậm chí còn ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn. Kết quả là một lượng lớn axit oxalic được lọc qua thận, gây tích tụ các tinh thể canxi oxalat không hòa tan, làm tắc ống thận và gây ra tổn thương thận cấp tính.
Trên thực tế, đối với những người có sức khỏe tốt, các tinh thể canxi oxalat có thể được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu khá dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc các bệnh về chuyển hóa như ông Lao Yan thì chức năng hoạt động của thận có thể đã gặp trục trặc, dễ tạo sỏi.
Trên thực tế, không chỉ rau sam mà ngay cả bông cải xanh, rau bina, đậu cô ve, đậu lăng… cũng cần được chần kỹ trước khi xào nấu.
Không chỉ rau sam mà ngay cả bông cải xanh, rau bina, đậu cô ve, đậu lăng… cũng cần được chần kỹ trước khi xào nấu.
Video đang HOT
Để tránh làm tổn thương thận, chúng ta cần lưu ý điều gì khi ăn uống?
1. Tránh ăn nhiều thực phẩm giàu axit oxalic trong thời gian ngắn
Để bảo vệ thận, bạn cần chú ý chế độ ăn uống cân bằng hàng ngày. Không nên ăn kiêng nhưng cũng không được lạm dụng thực phẩm giàu axit oxalic. Các loại thực phẩm này nên tiêu thụ ở liều lượng và tần suất vừa phải.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm như hạnh nhân, hạt mè nguyên khô, rau dền, khế… chứa axit oxalic rất cao. Hàm lượng axit oxalic trong hạt dẻ, bơ đậu phộng, khoai tây chiên cọng, cà rốt, cần tây, sốt cà chua… là trung bình.
2. Tốt nhất nên chần nước trước khi nấu.
Tốt nhất nên chần rau trong nước nóng trước khi nấu, có thể làm giảm hàm lượng axit oxalic một cách hiệu quả. Thời gian chần là 1-5 phút.
3. Uống nhiều nước
Bất kể bạn là người có sức khỏe hay đang có bệnh tật, bạn nên đảm bảo uống nước đầy đủ để có thể tiểu tiện trơn tru. Người lớn mỗi ngày nên uống từ 7 đến 8 cốc nước (1500 đến 1700ml). Lý do là bởi axit oxalic và các chất khác có thể được bài tiết qua nước tiểu. Uống nước và đi tiểu thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tạo sỏi.
[ẢNH] Những loại cây mọc dại nhưng được ví như 'thần dược' cực tốt cho sức khỏe
Cây tầm bóp, rau sam, rau càng cua hay cỏ sữa lá nhỏ... là những loại cây mọc dại, vô cùng phổ biến tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những loại cây này lại chứa rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, thậm chí, chúng còn được mệnh danh là 'thần dược' chữa được nhiều căn bệnh.
Cây tầm bóp hay còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh. Loại cây này thường mọc hoang quanh năm ở ven ruộng, ven đường làng quê... Cây có quả giống hình lồng đèn, bên ngoài được bao bọc một lớp bọc mỏng
Theo Đông y, tầm bóp là loại thân thảo có vị đắng, tính mát không độc. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm. Tầm bóp có thể sử dụng đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, lấy cây tầm bóp tươi tắm cho trẻ trị rôm sẩy hiệu quả
Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng, đồng thời giúp phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Đặc biệt, rễ cây tươi chữa bệnh tiểu đường
Là một loại cây dại, rau càng cua có thể sống ở nhiều địa hình, thường mọc thành bụi ở ven ao, hồ, bờ ruộng, các dốc đá... Không chỉ được sử dụng để chế biến thành những món ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc
Theo Đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, tiêu hóa kém... Ngoài ra, nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau hay trị phỏng
Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp, đồng thời góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp... Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng
Là một loại cây mọc dại phổ biến tại Việt Nam nhưng rau sam lại được mệnh danh là "thần dược" bởi những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng Omega 3 cao... chính điều này nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp. Bên cạnh đó, lượng Omega 3 có trong rau sam còn góp phần trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, điều hòa lưu thông máu và dự phòng rối loạn nhịp tim...
Chất nhầy có trong rau sam giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa viêm hoặc loét dạ dày. Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất nhất, chúng ta có thể dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống, vừa giúp giảm cân, đồng thời có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt
Dù chỉ là một loại rau dại "sau hè nhà", nhưng rau má lại chứa khá nhiều dưỡng chất thực vật quý. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, rau má có công dụng trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Tinh chất chiết xuất từ rau má giúp kích thích việc tuần hoàn máu, tái tạo tế bào, giảm viêm nhiễm và làm liền sẹo
Rau má giúp bạn giải quyết cơn nóng và sự bứt rứt trong người. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt... Bạn có thể dùng rau má tươi 30-100g giã hoặc xay lấy nước uống hằng ngày
Không chỉ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, rau má còn được dùng để chế biến thành nhiều món ngon như: rau má trộn thịt bò, rau má xào ngan, chân gà hấp rau má, gỏi rau má chả cá... Tuy nhiên, rau má có tính hàn, rất dễ gây lạnh bụng, nên cần thận trọng khi sử dụng
Cây nhọ nồi còn có tên gọi khác là cây cỏ mực, là loại cây mọc dại, rất phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù là cây mọc hoang nhưng nhọ nồi lại có nhiều công dụng đối với sức khỏe
Theo Đông Y, cây nhọ nồi là cây thuốc chữa bệnh có tính hàn, vị chua ngọt, không độc. Một số công dụng chữa bệnh của cây nhọ nồi có thể kể đến gồm mát máu, cầm máu tốt, chữa chứng huyết nhiệt, chữa đau dạ dày, chữa nhiệt miệng, chữa tiêu chảy, làm đen râu tóc...
Giã nát cây nhọ nồi sẽ thu được nước có màu đen. Thường xuyên uống nước ép nhọ nồi giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, đẹp da...
Cây cỏ sữa lá nhỏ còn được gọi với cái tên dân dã vú sữa đất hay cẩm địa. Loại cây này mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá. Toàn cây cỏ sữa lá nhỏ có thể được dùng làm thuốc
Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa. Dung dịch cỏ sữa có tác dụng ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ và chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Do đó, cỏ sữa lá nhỏ thường được dùng để trị bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, thông sữa, tăng tiết sữa...
Người dân có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hè khi cây có hoa. Sau khi thu hái, bạn hãy rửa sạch, có thể sử dụng cỏ sữa tươi hoặc phơi khô dùng dần
Tuy chỉ là loại cây thân thấp, mọc hoang nhưng Mã đề, hay còn gọi là Xa Tiền, được xem là thảo dược tự nhiên "quyền lực nhất" trong điều trị bệnh
Theo Đông y, Mã đề vị ngọt, tính lạnh. Mã đề được dùng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, tiêu chảy, chảy máu cam...
Công dụng nổi bật nhất của mã đề là thông tiểu tiện nên dân gian thường dùng loại cỏ này nấu nước uống để có tác dụng lợi tiểu, giải độc cơ thể. Tuy nhiên, chính lợi ích này mà một số đối tượng như: phụ nữ mang thai, người thận yếu... không nên sử dụng tùy tiện cây mã đề để tránh những hệ quả gây hại cho sức khỏe
Khỏe hơn nhờ ăn các loại đậu Việc bổ sung các loại đậu (ảnh) vào bữa ăn hằng ngày là điều cần thiết. Ảnh: Shutterstock Theo trang CNBC mới đây, một nghiên cứu được thực hiện trên những người từ 70 tuổi trở lên đã cho thấy, nếu mỗi ngày tiêu thụ 2 muỗng canh gồm các loại đậu (như đậu lăng, đậu nành, đậu phộng, đậu xanh, đậu đen...)...