6 món sợi không thể thiếu trong ngày đầu năm ở Trung Quốc
Mang ý nghĩa cầu may mắn, sức khỏe, những món mì sau đây đã trở thành nét văn hóa đặc biệt trong bữa ăn ngày Tết của người Trung Quốc.
Đối với người Trung Quốc, mì trường thọ là món ăn tượng trưng cho tuổi thọ, mang lại nhiều may mắn và thịnh vượng. Vì thế, món mì đặc biệt này luôn hiện diện trong bữa ăn của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên đán, sinh nhật, mừng thọ. Để làm ra một bát mì hoàn hảo cho ngày đầu năm, người Trung Quốc thường sử dụng mì Yi Mein, một loại mì trứng của Quảng Đông, giúp tạo ra hương vị đặc biệt và giữ được sợi mì dai lâu hơn. Ảnh: Sun Basket.
Theo quan niệm truyền thống, sợi mì càng dài đồng nghĩa với tuổi thọ càng cao. Nếu sợi mì bị cắt ngắn, người ăn sẽ gặp phải những điều không may, tuổi thọ cũng sẽ giảm đi. Vì thế, người chế biến mì trường thọ không được phép cắt sợi, người ăn cũng phải ăn hết sợi mì, không nên làm đứt. Thông thường, sợi mì có độ dài khoảng 1 m hoặc có thể dài hơn. Ảnh: Sohu.
Mì dan dan ( mì gánh) là một món ăn quen thuộc khi nhắc đến ẩm thực Tứ Xuyên. Ra đời từ năm 1841, mì dan dan được biết đến với hương vị “cay xé lưỡi” của tỏi, ớt, hòa quyện cùng sợi mì dẻo dai và thịt xào đậm đà. Giống với mì trường thọ, mì dan dan tượng trưng cho tuổi thọ và những điều may mắn, tốt đẹp trong năm mới. Ảnh: MasterCook, Omnivore’s Cookbook.
Được đánh giá là “đệ nhất mì Trung Hoa”, mì bò Lan Châu chính là lựa chọn hoàn hảo cho những ngày lạnh giá đầu năm. Một bát mì hoàn hảo phải hội tụ đủ năm yếu tố về màu sắc: màu trong của nước dùng, sắc trắng của củ cải, sợi mì vàng tươi, điểm thêm một chút màu xanh của lá hẹ và đỏ tươi của ớt. Ảnh: Time out.
Video đang HOT
Được mệnh danh là món ăn xua tan nỗi buồn, mì thạch đậu xanh là món ăn được nhiều người lựa chọn trong dịp Tết truyền thống. Theo cách lý giải của người dân Tứ Xuyên, vị cay của mì sẽ khiến người ăn chảy nước mắt, những phiền muộn cũng theo đó mà trôi đi. Ảnh: East Meets Kitchen.
Nguyên liệu chính để làm nên món ăn độc đáo này là tinh bột đậu xanh. Người chế biến sẽ hòa tinh bột với nước nóng và chờ đến khi hỗn hợp đông lại thành tảng lớn. Khối thạch được cắt thành sợi nhỏ vừa ăn và phủ thêm một lớp nước sốt cay nồng mang đậm hương vị Tứ Xuyên. Ảnh: J. Kenji López-Alt.
Mì tương đen Bắc Kinh không chỉ là hương vị đường phố quen thuộc của người dân thành phố, mà còn là món ăn không thể thiếu mỗi khi Tết đến. Chỉ với một vài nguyên liệu và công thức cơ bản, bữa ăn ngày Tết sẽ trở nên nhanh gọn, bớt phức tạp hơn. Ảnh: The Works of Life.
Nếu đã quá chán với những món ăn dầu mỡ ngày Tết, mì trộn rau củ chính là một lựa chọn không tồi. Một bát mì trộn ngon cần phải có sợi mì gạo mát lạnh, ăn kèm với dưa chuột cắt lát, giá đỗ và một số loại rau củ khác, tuỳ vào sở thích của người chế biến. Món mì đơn giản, thanh đạm sẽ làm dịu dạ dày cho những người phải ăn uống, dự tiệc quá nhiều trong dịp đầu năm. Ảnh: Light Orange Bean.
Theo Zing
Cách muối hành ngon nhất, ăn chống ngấy ngày Tết
Lọ dưa hành muối sẽ giúp chống ngấy những bữa ăn ngày tết với nhiều thịt và đồ nếp.
Dưa hành muối là món ăn không thể thiếu của mỗi gia đình trong những bữa cơm ngày tết sau khi đã ăn nhiều món thịt và đồ nếp.
Hãy cùng tham khảo cách muối hành dưới đây để bữa ăn ngày tết thêm đủ vị.
Nguyên liệu:
1kg hành củ (chọn củ hành hơi non và bé thì sẽ nhanh được ăn hơn).
1 bát nước mắm.
2/3 bát đường.
1 bát giấm.
1,5 bát nước.
Nước vo gạo
Cách làm:
Bước 1: Hành mua về bạn hãy ngâm vào nước vo gạo để qua đêm.
Bước 2: Hòa 20g muối với 1,5 lít nước. Cắt rễ hành, bóc vỏ, rửa qua nước muối rồi trút ra rổ để ráo nước.
Lưu ý: Khi cắt rễ bạn nên khéo tay không cắt sâu vào trong thịt hành tránh làm cho hành muối bị hỏng.
Bước 3: Bạn pha hỗn hợp nước mắm để muối hành như sau: 1 bát nước mắm, 2/3 bát đường, 1 bát giấm và 1,5 bát nước vào rồi trộn đều với nhau.
Lưu ý: Bạn nên chọn mua loại giấm gạo ngon, tránh sử dụng các loại giấm nhân tạo, giấm công nghiệp sẽ làm món dưa hành bị chua gắt, không ngon.
Hỗn hợp mắm pha xong bạn đem đun sôi ở lửa vừa rồi để cho thật nguội.
Bước 4: Hũ đựng hành muối bạn đem rửa sạch rồi lau kỹ cho thật khô ráo. Tránh để hũ còn đọng nước lã, bởi chúng sẽ khiến hành dễ bị lên màng, ủng và không được ngon. Tiếp đó, xếp hành vào hũ, xen kẽ từng lát ớt cho đẹp.
Bước 5: Sau đó bạn đổ hỗn hợp nước mắm đường đã để nguội vào đầy hũ sao cho hành được ngập trong nước.
Bước 6: Dùng nắp đậy kín hũ muối hành lại và bảo quản ở nơi thoáng mát. Với loại hành hơi non này, chỉ 4-5 ngày là ăn được. Còn hành già hơn thì trời ấm, dưa hành để 1 tuần đến 10 ngày là dùng được. Nếu trời lạnh, có thể lâu hơn.
Theo Vietnamnet
Đặc sản ớt Tứ Xuyên có gì khiến khách hàng mê mẩn? Đặc sản ớt Tứ Xuyên cay xé lưỡi vẫn làm say lòng thực khách bởi hương vị thơm đặc trưng, chế biến cổ truyền, giá cả cũng rất hợp lý... Ớt là món hàng đặc sản hầu như du khách nào cũng mua khi đến tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ớt Tứ Xuyên có vị thơm nồng và cay "xé lưỡi" khiến ai...