6 món ăn không được hâm lại vì rất hại sức khoẻ
Nhiều người vì tiết kiệm mà thường có thói quen hâm lại thức ăn để ăn, tuy nhiên một số món ăn được các chuyên gia khuyến cáo không nên hâm lại dù tiếc đến mấy.
Tiết kiệm là rất tốt nhưng có nhiều kiểu tiết kiệm sai cách chẳng khác nào tự đầu độc bản thân và gia đình, nhất là thói quen hâm nóng thực phẩm nhiều lần.
Dưới đây là một số món ăn được các chuyên gia khuyên tuyệt đối không nên hâm lại dù tiếc đến mấy.
Theo trang Sohu, Eat This Not That, Healthline, thịt gia cầm đã nấu chín, nhất là thịt gà đứng đầu trong danh sách thực phẩm không nên hâm nóng lại lần thứ hai.
Chúng có mật độ protein cao hơn thịt đỏ nên khi được hâm nóng, protein bị phân hủy và có thể gây khó chịu cho dạ dày, hệ tiêu hóa.
Hơn nữa, thịt gà và các gia cầm khác rất dễ nhiễm vi khuẩn salmonella. Nếu bạn hâm nóng lại, nhất là với lò vi sóng thì khả năng nhiệt sẽ không thể xâm nhập vào toàn bộ từ trong ra ngoài. Lý do là khi đun nóng chúng ta đều sợ mất hương vị nên chỉ hâm vừa phải.
Như vậy, nếu thịt đó bị nhiễm vi khuẩn salmonella sẽ dẫn tới ngộ độc khi ăn.
Nấm
Nấm được xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng nếu nấu chín rồi để qua đêm thì sẽ trở thành “thuốc độc”. Đặc biệt là đem đun đi đun lại nhiều lần thì chất dinh dưỡng sẽ biến mất và bị biến chất thành chất độc hại.
Cụ thể, nấm nấu chín lần đầu chứa nitrat tốt cho các tế bào máu đỏ, nhưng sau một đêm, nitrat sẽ hay đổi thành nitrit không tốt cho cơ thể. Ăn lượng lớn trong một lần có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cấp tính.
Còn ăn lâu ngày dù lượng nhỏ cũng làm tổn thương dạ dày, mạch máu, dễ dẫn tới ung thư. Vì thế tốt nhất bạn chỉ mua vừa đủ để luôn tươi ngon, nấu và ăn một lần duy nhất, không để thừa.
Video đang HOT
Khoai tây hầm hay rau lá xanh là những món không nên hâm lại khi đã để qua đêm
Các loại rau lá màu xanh, đặc biệt là cải bó xôi
Báo Lao động dẫn nguồn trang Food.NDTV cho biết, các loại rau ăn lá màu xanh khi đun lại có thể trở nên độc hại, giải phóng các đặc tính gây ung thư, nhất là cải bó xôi.
Loại rau này có chứa lượng sắt cao, nên việc đun và hâm nóng có thể làm oxy hóa chất sắt trong rau. Quá trình oxy hóa sắt tạo ra các gốc tự do nguy hiểm, được biết đến là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh bao gồm vô sinh và ung thư.
Trứng
Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, nhưng trứng nấu chín hoặc luộc chín có thể gây hại nghiêm trọng khi tiếp xúc nhiều lần với nhiệt.
Trứng chín, bạn nên ăn ngay và nếu để lâu hơn thì không nên hâm nóng lại mà chỉ nên ăn nguội vì thức ăn giàu đạm chứa nhiều nitơ. Nitơ này có thể bị ôxy hóa do hâm nóng và gây ung thư.
Khoai tây
Khoai tây rất giàu vitamin B6, kali và vitamin C tốt cho cơ thể. Thế nhưng, nếu bạn hâm đi hâm lại khoai tây nhiều lần, rất có thể món ăn này sẽ sản sinh ra Clostridium Botulinum (vi khuẩn gây bệnh Botulism).
Ngay cả khi bạn để khoai tây đã nấu chín trong nhiệt độ phòng, việc sản sinh vi khuẩn cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, để tránh sự phát triển của vi khuẩn, tốt nhất là nên để khoai tây trong tủ lạnh hoặc vứt chúng đi nếu không được tiêu thụ trong vòng 1-2 ngày.
Hải sản
Hải sản giàu vitamin, khoáng chất và protein, được rất nhiều người xem là món ăn sang trọng hoặc dùng để bồi bổ. Tuy nhiên, món ăn tốt cho sức khỏe này không thích hợp để hâm nóng, cũng không nên để qua đêm và chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa là 3 ngày.
Hải sản đã nấu chín mà để lâu sẽ sinh ra lượng lớn chất đạm phân hủy, có hại cho sức khỏe gan thận của cơ thể con người. Lúc này, hâm nóng càng làm chúng biến chất, có thể gây ngộ độc.
Trên đây là những loại thực phẩm tuyệt đối không nên hâm lại. Nếu gia đình bạn có thói quen hâm lại thức ăn, nhất là những thực phẩm này thì hãy ngừng ngay nhé.
Tác dụng, tác hại của nước mắm
Nước mắm làm tăng hương vị món ăn, bổ sung vitamin, sắt nhưng lại chứa quá nhiều muối.
Giá trị dinh dưỡng
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong 1 thìa nước mắm (18g) có 6 calo, 0,66g carbs, 0,66g đường, 0,01g chất béo, 0,91g protein. Nước mắm cũng chứa nhiều loại vitamin nhưng lượng không nhiều gồm choline, vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B12, C, D, E, K.
Điều cần lưu ý là 1 thìa nước mắm tích tụ nhiều muối (60% nhu cầu hằng ngày), magie (7,5%). Ngoài ra còn 1 số khoáng chất khác không đáng kể như canxi, đồng, sắt, phốt pho, selen, kẽm.
Nước mắm thường xuất hiện trong bữa ăn của người dân nhiều nước châu Á. Ảnh: Lacademie
Dưới đây là một số tác dụng của nước mắm:
Tăng hương vị món ăn
Nước mắm là nguyên liệu nấu ăn truyền thống ở nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Chỉ cần một thìa nhỏ nước mắm cũng có thể mang lại hương vị đậm đà, có thể dùng để chấm kèm rau, các món nhạt hoặc cho vào thực phẩm khi chế biến.
Cung cấp vitamin B và magie
Nhìn chung, nước mắm không phải là nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Dù vậy, gia vị này vẫn bổ sung một lượng magiê và vitamin B. Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, một thìa nước mắm 18g cung cấp vitamin B3, B6, B9 và B12 đủ 2-4% nhu cầu hằng ngày và magie (7,5%).
Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sản xuất năng lượng, tổng hợp ADN và cần thiết cho hệ thần kinh. Trong khi đó, magie rất quan trọng cho việc sản xuất năng lượng, tổng hợp protein, điều hòa lượng đường trong máu và duy trì huyết áp.
Lượng calo thấp
Trong khi nhiều loại gia vị phổ biến thường có hàm lượng calo cao (mayonnaise, sốt cà chua, nước sốt thịt nướng), nước mắm là loại gia vị có hàm lượng calo thấp. Bởi vậy, đây là lựa chọn tốt cho những người muốn giảm lượng năng lượng hấp thụ.
Bổ sung chất sắt
Theo Nutrition Advance, trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng kéo dài 6 tháng với 152 phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt, việc dùng nước mắm đã tăng cường chất sắt. Nhờ đó, giảm tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt.
Tác hại tiềm ẩn
Hàm lượng muối cao
Một thìa nước mắm 18g có 1,4g natri, chiếm tới 60% nhu cầu natri khuyến nghị hằng ngày, dựa trên chế độ ăn 2.000 calo/ngày. Bởi vậy, người dân cần sử dụng nước mắm một cách điều độ để tránh tác động xấu tới sức khỏe.
Những người theo chế độ ăn ít natri có thể xem xét các gia vị thay thế hoặc tìm loại nước mắm có hàm lượng natri thấp hơn, dùng ít nhất có thể.
Nguy cơ gây dị ứng
Cá và động vật có vỏ có thể chứa những chất gây dị ứng ảnh hưởng đến một số người. Vì thành phần chính của nước mắm là cá hoặc động vật có vỏ nên cũng có nguy cơ tác động tới những người bị dị ứng hải sản.
Nguyên tắc giảm cân 80/20 giúp bạn thoải mái khi ăn kiêng Bạn cần áp dụng các quy tắc ăn uống 80/20 để thưởng thức những món yêu thích một cách điều độ. Mọi người thường phải chịu đựng nhiều áp lực để đạt được các mục tiêu khi ăn kiêng. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là không để bản thân bị bỏ đói. Ăn kiêng theo nguyên tắc 80/20 là gì? Giảm...