6 loại trà tốt nhất cho người đái tháo đường
Trà là thức uống rất phổ biến có lợi cho sức khỏe. Một số loại trà còn hỗ trợ giảm đường máu, tốt cho người bệnh đái tháo đường…
Người bệnh đái tháo đường thường được khuyên nên tránh các đồ uống có nhiều đường như soda, nước trái cây, hay đồ uống thể thao có đường… Tuy nhiên, một số loại nước uống như trà lại có lợi ích đáng kể cho những bệnh nhân này.
Trà là một thức uống tuyệt vời không chứa carb, cung cấp nước và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Theo Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp chống lại các gốc tự do (có thể làm hỏng tế bào). Khi có quá nhiều gốc tự do trong cơ thể, dẫn đến stress oxy hóa, góp phần gây ra các tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim.
Một phân tích tổng hợp về trà và tác động của nó đối với nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường cho thấy, uống ba tách trà trở lên mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Người đái tháo đường nên thêm trà vào luân phiên đồ uống hàng ngày để có những lợi ích tiềm năng như giảm cân và giảm A1C.
Dưới đây là một số loại trà mang lại lợi ích cho người bệnh đái tháo đường hoặc cho những người đang tìm cách giúp ngăn ngừa căn bệnh này:
1. Trà xanh có thể giúp bạn giảm cân, giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
Trà xanh và chiết xuất trà xanh có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
Một đánh giá của các nghiên cứu cho thấy rằng, trà xanh và chiết xuất trà xanh có thể giúp giảm lượng đường trong máu, đóng vai trò ngăn ngừa bệnh đái tháo đường type 2 và béo phì.
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 của một người ít nhất gấp sáu lần. Những người uống trà xanh thường xuyên trong hơn 10 năm, có lượng mỡ trong cơ thể thấp hơn và vòng eo nhỏ hơn so với những người không uống, theo một nghiên cứu công bố vào năm 2020 cho thấy.
Một trong những lý do trà xanh có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh đái tháo đường là chứa một hợp chất mạnh gọi là epigallocatechin gallate (EGCG). EGCG đã được phát hiện là có tác dụng làm tăng sự hấp thu glucose vào các tế bào cơ. Quá trình EGCG kích thích glucose đi vào tế bào cơ cũng có thể hữu ích để điều trị bệnh béo phì.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một tách trà xanh có 0 carbohydrate, 0g đường hoặc chất béo và chỉ 2,5 calo, khiến nó trở thành một lựa chọn lành mạnh tốt cho sức khỏe.
2. Trà đen có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin
Video đang HOT
Trà đen có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin cũng như giảm bớt phản ứng viêm.
Trà đen có nguồn gốc cùng một loại cây với trà xanh, nhưng khác nhau ở cách xử lý, chế biến. Do đó, cũng như trà xanh, trà đen cũng mang lại lợi ích tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Một đánh giá được công bố năm 2019 cho thấy, uống trà đen, trà xanh hoặc trà ô long có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường hoặc các biến chứng của bệnh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng trà (bao gồm cả trà đen) có tác dụng cải thiện tình trạng kháng insulin cũng như giảm bớt phản ứng viêm.
Những người uống trà, bao gồm cả những người uống trà đen, có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2 thấp hơn.
3. Trà hoa cúc có thể giúp ngủ ngon hơn
Uống trà hoa cúc thảo dược không chứa caffeine, có thể hỗ trợ giấc ngủ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh (CDC) Hoa Kỳ, chỉ một đêm ngủ không ngon giấc, có thể khiến cơ thể sản xuất insulin kém hiệu quả, làm tăng lượng đường trong máu.
Uống trà hoa cúc thảo dược không chứa caffeine, có thể hỗ trợ giấc ngủ. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, khi phụ nữ ngủ kém (mới sinh con), uống trà hoa cúc trong hai tuần, gặp ít vấn đề về chất lượng giấc ngủ và triệu chứng trầm cảm hơn so với nhóm đối chứng không uống trà.
Bệnh đái tháo đường được coi là một tình trạng viêm và cùng với việc ăn uống hợp lý, giấc ngủ chất lượng tốt là điều quan trọng để giảm viêm.
Trà hoa cúc cũng có liên quan đến việc cải thiện độ nhạy insulin và quản lý glucose, đồng thời có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong cơ thể. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy, khi những người tham gia nghiên cứu mắc bệnh đái tháo đường type 2, uống trà hoa cúc ba lần một ngày (sau mỗi bữa ăn) trong 8 tuần, nhận thấy lợi ích trong cả tình trạng kháng insulin và các dấu hiệu viêm.
4. Trà gừng làm giảm lượng đường huyết lúc đói trong các nghiên cứu
Đây cũng là một loại trà mà người đái tháo đường nên bổ sung vào chế độ ăn uống. Một đánh giá năm 2015 cho thấy, bổ sung gừng làm giảm mức đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 cũng như A1C.
Những người mắc bệnh tiểu đường (không dùng insulin) đã bổ sung gừng trong ba tháng có sự cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết và kết quả rất đáng kể giữa nhóm dùng gừng và nhóm đối chứng.
Gừng có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể bằng cách ức chế các enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate cũng như tăng độ nhạy insulin.
5. Trà dâm bụt có thể giúp hạ huyết áp
Trà dâm bụt có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch.
Loại trà có vị chua và thơm này không chỉ mang lại hương vị sảng khoái mà còn giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường và các vấn đề khác liên quan đến căn bệnh này.
Trà dâm bụt có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Theo Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia, khi mắc bệnh đái tháo đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đồng thời có nguy cơ bị đau tim và đột quỵ cao hơn.
Trong một nghiên cứu, những người uống khoảng 230ml trà dâm bụt, hai lần mỗi ngày được phát hiện là làm giảm huyết áp tâm thu, ở những người mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian một tháng. Trà dâm bụt giúp giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương.
6 . Trà bạc hà giúp giảm căng thẳng
Trà bạc hà giúp làm dịu, giảm căng thẳng… do đó, giúp cải thiện mức đường huyết.
Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 thường có mức độ căng thẳng cao hơn. Theo Đại học Califfornia (Hoa Kỳ), căng thẳng có thể làm tăng lượng đường trong máu và khiến chúng khó kiểm soát hơn. Trà bạc hà giúp làm dịu, giảm căng thẳng… do đó, giúp cải thiện mức đường huyết.
Lưu ý, dù bạn chọn loại trà nào, điều quan trọng cần nhớ là phải giữ đồ uống không có đường. Sử dụng các loại trà xanh, thảo dược hoặc đen thông thường và theo dõi thời điểm bạn nên cắt giảm lượng caffeine, để giúp bạn có giấc ngủ ngon nhất.
Người trẻ mờ mắt, suy thận vì căn bệnh âm thầm tàn phá sức khoẻ
Đái tháo đường được xem là kẻ tàn phá sức khoẻ âm thầm nhưng ghê gớm khi nó làm đường huyết người bệnh tăng cao, huỷ hoại mọi bộ phận từ mắt, tim, thận, mạch máu...
Gần đây, thấy mắt mình mờ hơn, chị Hoàng Thị Huệ (42 tuổi, TP.HCM) nghĩ mình đã có tuổi, hoặc có thể bị viễn thị. Tình trạng này khiến chị hay bị đau nhức mắt, mệt mỏi.
Chị Huệ thăm khám và bác sĩ cho biết có tổn thương ở đáy mắt. Bác sĩ khuyên chị kiểm tra sức khoẻ tổng quát. Kết quả hết sức bất ngờ, đường huyết của chị Huệ cao tới 11mmol/l lúc đói. Từ trước tới nay chị không hề biết mình bị đường huyết cao.
Hay trường hợp của anh Nguyễn Văn Huy - 39 tuổi, trú tại Bình Dương cũng bị đường huyết cao. Khi tới bệnh viện khám, anh Huy cho biết mình đi tiểu và phát hiện kiến bu. Nghe hàng xóm nói kiến bu là tiểu ra đường nên anh Huy mới đi khám. Kết quả anh bị đái tháo đường, lượng đường huyết rất cao lên tới 13,2 mmol/l. Đặc biệt, chức năng thận của anh Huy cũng bị ảnh hưởng rất nhiều và đang có dấu hiệu suy thận độ 2.
TS Trần Quang Nam - Trưởng khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm nhưng gia tăng rất nhanh. Hiện nay, rối loạn đường huyết, rối loạn mỡ máu đang "tàn phá" sức khoẻ dân số. Tỷ lệ bệnh ngày càng gia tăng theo sự phát triển của xã hội.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Quang Nam khám cho bệnh nhân.
Nếu 15 - 20 năm về trước chỉ 1 - 2% dân số mắc đái tháo đường thì hiện tại tỷ lệ đái tháo đường tính trung bình giao động từ 5-6%. Những nghiên cứu gần đây cho thấy thậm chí tỷ lệ mắc còn lên tới 7-8%.
Đái tháo đường hay gặp nhất là tuyp 1 và tuyp 2. Đái tháo đường tuyp 1 hay gặp ở người bệnh trẻ có các triệu chứng mệt, tiểu nhiều, khát nhiều. Đối với tuyp 1 biểu hiện của rối loạn đường huyết rõ rệt hơn.
Người bị đái tháo đường do tuyến tuỵ không hoạt động khiến cơ thể không tiết ra insuline để chuyển hoá thức ăn. Thiếu insuline nên đường không được đưa vào tế bào khiến cơ thể huy động mỡ vào tế bào sản sinh đường, khiến người bệnh sụt cân rất nhanh. Để duy trì tình trạng sức khoẻ bình thường, người bệnh phải tiêm insuline suốt đời. Nếu không tiêm insuline, người bệnh có thể bị hôn mê, nguy hiểm tính mạng.
Đái tháo đường tuyp 2 hay gặp ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay người mắc bệnh đang trẻ hoá. TS Nam cho biết, những trường hợp 15, 20 tuổi mắc bệnh đều là trường hợp thừa cân, béo phì.
Đái tháo đường tuyp 2 do nhiều yếu tố như gia tăng cân nặng quá mức gây thừa cân béo phì, dinh dưỡng không hợp lý, ít vận động. Ngoài ra, đái tháo đường cũng có yếu tố di truyền. Người có anh, chị em, bố mẹ mắc đái tháo đường thì nguy cơ mắc bệnh này sẽ cao hơn người bình thường.
Hiện nay người bệnh đái tháo đường nếu mắc thêm các bệnh cúm, bệnh COVID-19, sốt xuất huyết..., nguy cơ biến chứng cao hơn rất nhiều, nhất là ở người kiểm soát đường huyết không tốt. Đường máu cao miễn dịch giảm làm virus dễ tiếp xúc với người bệnh hơn.
Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường
TS Nam cho biết khi đường huyết cao làm cơ thể thay đổi, người bệnh có triệu chứng tiểu nhiều, khát nhiều, uống nhiều nước, sụt cân. Tại phòng khám của BV Đại học Y Dược TP.HCM, BS Nam gặp nhiều than thở của bệnh nhân như mệt mỏi, tiểu nhiều nhất là về đêm, uống nước nhiều. Có những người lần đầu đi khám đường huyết đã rất cao.
Tuy nhiên, bác sĩ Nam cũng cho biết khi có triệu chứng thì đường huyết của người bệnh đã rất cao. Nhiều người không có triệu chứng, chỉ đến khi có biến chứng suy thận, mờ mắt, suy tim mới biết mình mắc đái tháo đường. Thậm chí, có bệnh nhân loét chân, nhiễm trùng lâu lành, tê chân cũng do đường huyết tăng cao nhưng không biết.
TS Nam khuyến cáo nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ trên, không nên chờ đợi dấu hiệu mới đi khám mà nên chủ động đi kiểm tra sức khoẻ thường xuyên, thử máu để phát hiện sớm đường huyết cao.
Giảm ăn đường có tốt không? Cắt giảm đường một cách đáng kể là một bước đi thông minh cho mọi người nhưng điều này không có nghĩa là cắt bỏ tất cả các dạng đường. Vậy nên giảm ăn đường như thế nào để có lợi cho sức khỏe? Đường tự nhiên có trong trái cây, một số sản phẩm từ sữa và một số loại rau được...