6 giáo viên luyện thi môn Văn nổi tiếng Hà Nội
Cô giáo Đỗ Tú Oanh của trường Ams, cô Trịnh Thu Tuyết ở trường Chu Văn An hay thầy Phạm Hữu Cường là những người luôn khiến lớp luyện thi môn Văn được “thăng hoa”.
Ngữ văn là một trong ba môn quan trọng của rất nhiều khối thi và khiến không ít học trò “đau đầu” bởi bên cạnh kiến thức cần có, các bạn còn phải được nuôi dưỡng niềm say mê và cảm hứng đối với văn chương thì mới có thể viết tốt và đạt kết quả cao trong các kỳ thi. Dưới đây là một số thầy cô giáoluyện thi môn Văn nổi tiếng ở Hà Nội bởi đã giúp nhiều sĩ tử thành công trong kỳ thi đại học, cao đẳng.
Thầy Nguyễn Quốc Hưởng
Thầy Nguyễn Quốc Hưởng.
Thầy tốt nghiệp khoa Văn học, ĐH Khoa học xã hội – Nhân văn và đang giảng dạy tại HV Hành chính – Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Thầy đã có trên 10 năm luyện thiđại học và có nhiều học sinh đỗ điểm cao.
Với giọng văn có lửa, thầy đã tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc của cho người học. Có phương châm học văn là học làm người, thầy rất nghiêm túc trong giảng dạy và có yêu cầu cao với học trò. Nhiều thế hệ học sinh không chỉ đỗ đạt với điểm số cao mà còn hoàn thiện mình, với bản lĩnh và tư tưởng sống tích cực, đúng đắn.
Những học trò cho biết thầy rất nhiệt tình, có trách nhiệm và kiến thức rộng. Giờ giảng của thầy luôn đầy ắp tiếng cười bởi phong cách nói chuyện dí dỏm, vì vậy dù bạn là người không thích hay thậm chí lo sợ về môn Văn sẽ không cảm thấy môn học này nhàm chán, mệt mỏi. Ngoài thời gian giảng bài, thầy sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của các học trò về gia đình, áp lực học hành và những khó khăn trong cuộc sống. Điều đó khiến học sinh ngày càng yêu quý và nể phục thầy.
Cô Đỗ Tú Oanh
Cô Đỗ Tú Oanh.
Là giáo viên của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, cô Đỗ Tú Oanh luôn gây ấn tượng bởi vẻ ngoài xinh đẹp và sự gần gũi, phong cách giảng bài độc đáo.
Với hơn 20 năm kinh nghiệm, cô đã có rất nhiều học trò đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, giành học bổng du học và đỗ cao trong các kỳ thi đại học. Tiêu biểu như Lê Khánh Chi từng đoạt giải nhất quốc gia và thủ khoa Đại học Ngoại thương.
Phương pháp của cô là luôn hướng đến việc phát triển tư duy sáng tạo, không áp đặt học sinh theo khuôn mẫu, điều đó sẽ giúp phát huy thế mạnh, tố chất của từng người học. Cô thường đưa ra những chuyên đề để giáo viên và học sinh trao đổi. Vì vậy, các học trò đều cảm thấy tự tin, thoải mái bộc lộ cái tôi của mình bởi cô luôn tôn trọng những suy nghĩ của học trò.
Video đang HOT
Để luyện thiđại học hiệu quả, cô Tú Oanh khuyên các bạn cần nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa và phải hệ thống ngay từ lớp 10.
Thầy Đỗ Văn Thái
Thầy Đỗ Văn Thái.
Thầy từng là giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, với hơn 40 năm kinh nghiệm giảng dạy. Học trò của thầy rất nhiều người từng đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố và cấp quốc gia, có người là tiến sĩ và đang giảng dạy tại các trường đại học trong và ngoài nước. Thầy còn từng đạt nhiều danh hiệu cao quý như: Giáo viên giỏi cấp Thành phố, Chiến sĩ thi đua, giấy khen, bằng khen các cấp.
Đối với nhiều học trò, thầy không chỉ “dạy chữ” mà còn truyền cảm hứng, tình yêu văn học, điều đó làm cho những giờ học trở nên ý nghĩa và sâu sắc hơn. Vì vậy, dù học sinh đã vào đại học hay du học ở nước ngoài vẫn luôn mong muốn được về thăm và nghe thầy khuyên bảo.
Cô Trịnh Thu Tuyết
Cô Trịnh Thu Tuyết.
Cô là giáo viên trường THPT Chu Văn An và có trên 30 năm kinh nghiệm luyện thi với nhiều học sinh đỗ vào các trường đại học danh tiếng trên cả nước. Đặc biệt, năm 2004 cô đạt giải nhất cuộc thi Giáo viên giỏi môn Ngữ vănthành phố Hà Nội.
Đối với việc ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi đại học, cô khuyên các bạn học sinh cần nắm vững cấu trúc đề thi trong các năm gần đây để xây dựng kế hoạch ôn luyện cụ thể. Đồng thời các học sinh theo học luyện thi tại lớp của cô sẽ được hướng dẫn chi tiết cách làm bài, các chú ý đối với từng câu hỏi trong đề. Điều đó giúp các bạn định hướng rõ ràng những phần kiến thức cần có để đạt điểm cao trong kỳ thi.
Cô còn là tác giả của nhiều cuốn sách tham khảo hữu ích như: Tài liệu tự chọn và nâng cao Ngữ văn 11, Tài liệu tự chọn và nâng cao Ngữ văn 12, Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975…
Thầy Phạm Hữu Cường
Thầy Phạm Hữu Cường.
Thầy là giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội và có hơn 20 năm kinh nghiêm trong việc dạy vàluyện thiđại học môn Văn. Thầy đã khẳng định được tên tuổi của mình với nhiều học trò đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và đỗ thủ khoa, á khoa của các trường danh tiếng.
Thạc sĩ Phạm Hữu Cường có phong cách giảng dạy tận tình, thân thiện, tinh tế, sắc sảo, khơi dậy hứng thú, tình yêu và niềm say mê văn chương của học trò; đồng thời cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng và phương pháp để học sinh làm bài văn đạt điểm cao nhất là trong các kì thi.
Học sinh yêu văn, ai cũng ấn tượng cách giảng dạy và phông kiến thức sâu, rộng của thầy. Giọng văn của thầy Cường như có lửa, luôn thu hút và tạo được nhiều cung bậc cảm xúc của học sinh.
Các sĩ tử có thể tham khảo một số sách do thầy là tác giả: Tuyển tập đề và chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia môn Văn, Lối nhỏ đến trang văn (2 tập), Mười hai chuyên đề ôn luyện thi đại học – cao đẳng môn Văn, Bí quyết ôn thi đại học môn Văn (2 tập), Phương pháp ôn tập và hướng dẫn giải các kiểu bài tiêu biểu trong kì thi đại học môn Văn (3 tập)…
Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy
Cô Nguyễn Thị Thanh Thủy.
Cô là giáo viên của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, từng đạt giải nhất Giáo viên dạy giỏi môn Ngữ văn thành phố Hà Nội (năm 2004) và đã tham gia dạy đội tuyển học sinh giỏi toàn quốc nhiều năm.
Với nội dung bài giảng khoa học và logic cùng với việc đưa ra những luận điểm chân xác, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Thủy đã hướng học sinh của mình tiếp cận tác phẩm và vấn đề một cách sâu sắc, khoa học hơn. Với khả năng thẩm bình tinh tế, bài giảng của cô luôn cuốn hút, khơi gợi ở học trò tình yêu văn chương và cuộc sống.
Trong con mắt của học sinh, cô có giọng văn truyền cảm, cách dạy dễ hiểu, kiến thức sâu sắc và còn rất hay trò chuyện vui vẻ cùng các bạn. Những câu chuyện hài hước của cô khiên buổi học trở nên thú vị và không bao giờ có hình ảnh học sinh ngáp hay ngủ gật trong giờ. Tuy nhiên, cô cũng rất nghiêm khắc trong học tập, điều đó giúp các bạn học sinh rèn luyện tính kỷ luật và luôn cố gắng để đạt được điểm cao trong các kỳ thi.
AN HOÀNG
Theo Infonet
Luyện thi ở... đình làng
Những ngày này, thay vì ùn ùn đến trung tâm luyện thi, nhiều học sinh lớp 9 và lớp 12 ở làng Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) ra đình làng để... luyện thi.
Lớp học miễn phí
Lớp luyện thi miễn phí ở đình làng Lại Đà gồm hơn 20 giáo viên, chủ yếu là sinh viên các Trường ĐH Bách khoa, ĐH Hà Nội. Đó là những người có tâm huyết, trình độ và phương pháp giảng dạy rất khoa học. Đội ngũ "giáo viên" được chia làm 2 phân ban: Ban Tự nhiên do chàng trai trẻ Nguyễn Tiến Phương phụ trách; ban Xã hội do thầy Nguyễn Đình Phương (24 tuổi) - giáo viên Trường THCS Đông Hội đảm trách.
Lớp học bắt đầu hoạt động vào năm 2011. Năm đầu do còn bỡ ngỡ và chưa nhận được sự tin tưởng của mọi người nên số lượng học sinh còn ít (lớp 9 là 28 em và lớp 12 là 18 em). Tới năm 2012, số lượng học sinh lớp 9 đã lên tới 40 em, lớp 12 là 30 em. Nguyễn Tiến Phương cho biết, năm 2013 này, tới đầu tháng 4 nhóm của anh mới mở lớp nhưng đã nhận được hàng trăm đơn xin học của con em trong xã và cả các xã bạn. Nhóm ưu tiên nhận các em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện học tập.
"Đối với lớp 9, chúng tôi dạy 2 môn là toán và văn; còn lớp 12 thì luyện thi 5 môn là toán, lý, hóa, văn, Anh". Nguyễn Văn Chinh - cựu sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân tham gia luyện thi cho biết: Lịch học được thông báo trên loa truyền thanh của xã, và địa điểm ở nhà văn hóa, đình làng. Nhờ vậy, phụ huynh cũng biết để đốc thúc con em đi học.
Nguyễn Tiến Phương chuẩn bị các bài giảng để mở lớp vào đầu tháng 4 này
Kết quả năm đầu tiên đạt được rất khá, số học sinh lớp 9 thi đỗ vào lớp 10 chiếm hơn 90%, các em lớp 12 đỗ vào ĐH-CĐ đạt hơn 50%. Năm thứ 2, số đỗ vào lớp 10 là 100%, đỗ vào ĐH-CĐ là hơn 70%.
Người đi mở đường
Nguyễn Tiến Phương vốn là con em làng Lại Đà, vừa tốt nghiệp ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp. Phương cho biết: "Làng tôi nổi tiếng là làng hiếu học của huyện Đông Anh, nơi thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền. Thế nhưng, những năm gần đây, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ ngày càng giảm sút, tôi muốn vực dậy phong trào hiếu học nên đề nghị với lãnh đạo và đoàn thanh niên ở thôn, làng về việc mở lớp. May mắn là lãnh đạo thôn rất ủng hộ".
Những ngày đầu thực hiện ý tưởng, Phương gặp rất nhiều khó khăn. Anh tâm sự: Ai cũng bảo ý tưởng tốt nhưng không có thực tế, ai lại đi dạy miễn phí bao giờ. Phụ huynh thì cho rằng: Dạy mất tiền còn chẳng ăn ai nữa là dạy miễn phí. Ngoài ra, vấn đề rất khó khăn là cần phải có cơ sở vật chất và có giáo viên.
Để vượt qua khó khăn, Phương phải "năn nỉ" các cụ cho mượn đình làng và nhà văn hóa để làm nơi dạy học, rồi đi từng nhà vận động các phụ huynh có con em ở độ tuổi đang ôn thi vào cấp 3 và vào ĐH cho con em họ ra đình làng ôn thi. Không những thế, anh còn vận động các giáo viên trẻ, những sinh viên tốt nghiệp ĐH giúp đỡ con em trong thôn. Phạm Thị Cúc (25 tuổi, giáo viên dạy môn tiếng Anh) cho biết: "Thấy Phương làm việc chân thành, thiện chí nên tôi ủng hộ giảng dạy lớp luyện thi ĐH miễn phí này".
Phương bảo, chúng tôi thầm ước, nếu mô hình này được triển khai rộng rãi ở các làng quê thì những em học sinh nghèo có chỗ để "dùi mài kinh sử", không còn phải bon chen vào các lò luyện thi vừa tốn kém, vừa không hiệu quả.
Chúng tôi đã dạy các em theo cấu trúc đề thi, bám sát sách giáo khoa, phân vùng kiến thức... Mới vào lớp, chúng tôi đã cho làm bài kiểm tra chất lượng và đưa ra những ý kiến góp ý cho từng em là nên bổ trợ phần nào rồi giúp các em ôn luyện lại những kiến thức còn hổng...
Nguyễn Văn Kiên - sinh viên Trường Đại học Bách khoa, phụ trách môn hóa.
Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc làm của nhóm cháu Phương. Thôn cũng giúp những việc như cung cấp cơ sở vật chất gồm bàn ghế, đèn, quạt, bảng và phấn... Hội khuyến học 2 năm nay đã có thêm phần thưởng khuyến khích các thầy cô tại lớp học này.
Ông Nguyễn Phú Hoành - Bí thư Chi bộ thôn Lại Đà
Theo Nguyễn Hải Tuấn (Dân Việt)
Trẻ bị "bao vây" giữa "rừng" chứng chỉ Ban đầu chỉ dừng ở mức độ là "giá trị cộng thêm" của một số trường phổ thông dân lập dành học sinh, đến nay xu hướng cho con theo học luyện thi ở các trung tâm Anh ngữ để có những chứng chỉ nhiều cấp độ, từ sơ cấp đến tương đương trung cấp (Starter, KET, PET...) đang trở thành trào lưu,...