6 đặc sản dù là “team ăn cả thế giới” lần đầu nghe tên cũng phải hoang mang chẳng biết món gì
Dù có “chăm ăn” đến đâu thì những món dưới đây vẫn có thể khiến nhiều người khó có thể hình dung bởi cái tên và hương vị chẳng liên quan tới nhau chút nào.
1. Kẹo cu đơ
Món đặc sản nổi tiếng của Nghệ An là trường hợp tiêu biểu cho món ăn không chút liên quan giữa tên và vị. Kẹo cu đơ vốn được làm từ đậu phộng thêm mật mía nấu sánh, bên ngoài là lớp bánh tráng giòn rụm. Kẹo cu đơ có phần hơi cứng, nhưng khi ăn là sự kết hợp hoàn hảo giữa các bùi béo của lạc, cái giòn của bánh tráng, cái ngọt của mật, thêm chút cay nồng của gừng.
2. Khoai deo
Nếu đến Quảng Bình, bạn sẽ thấy món khoai deo này bán rất phổ biến. Nhiều người thoạt nghe cứ nghĩ khoai deo là khoai dẻo nhưng không phải. Và dù khác nhau chỉ một dấu hỏi, nhưng khoai deo khác biệt hoàn toàn khi… cứng vô cùng.
Được biết để làm khoai deo, người ta phải chọn giống khoai lang đỏ qua nhiều công đoạn luộc phơi dưới nắng cho miếng khoai khô săn lại. Khi này khoai rất cứng và phải nhâm nhi từng tí một. Bù lại khoai deo có thể bảo quản rất lâu mà không lo mốc, hỏng.
3. Cơm âm phủ
Chữ âm phủ khiến khá nhiều người ái ngại khi nghe về món cơm đặc sản xứ Huế này, nhưng thực chất món này khá đặc sắc và đi liền với câu chuyện thú vị. Cơm âm phủ gồm các nguyên liệu như: cơm trắng, tôm, thịt nướng, chả lụa, trứng tráng, rau thơm, dưa leo, đồ chua đi kèm một chén nước mắm pha loãng…
Video đang HOT
i.am.thaoo
Được biết cái tên cơm âm phủ ra đời để chỉ bữa ăn của những người lao động đêm, người ta đem cơm và các loại rau, thịt… để chung một tô rồi trộn đều lên ăn trong bóng tối nhá nhem.
4. Tài lồng ệp
Nếu lần đầu đến Quảng Ninh, được giới thiệu món bánh này, thế nào bạn cũng phải hỏi đi hỏi lại về cái tên độc đáo ấy. Bánh tài lồng ệp là đặc sản của người Sán Dìu ở Quảng Ninh và được bán rất phổ biến ở vùng đất mỏ này.
Bánh có màu nâu đậm, bày thành từng tảng lớn, khách muốn mua bao nhiêu, người bán cắt từng ấy. Bánh tài lồng ệp được làm từ gạo nếp và mật. Ngoài ăn luôn, bánh còn có thể cắt lát mỏng rán lên để bánh thêm mềm dẻo.
Món ăn có cái tên nghe rất gợi cảm này thực chất là món khô nhái nổi tiếng của miền Tây. Món này được làm từ những con nhái cơm nhỏ sau khi được bắt về được lột sạch da, rửa sạch rồi tẩm ướp gia vị như muối, tiêu, ớt cho thấm đều rồi đem phơi khô, đến khi chỉ còn nhỏ bằng ngón tay.
Khô nhái rất dễ ăn và hợp chế biến thành món nhậu. Thường người ta chỉ cần nướng than hồng hoặc chiên mắm, chiên giòn rồi chấm với nước cốt me là có ngay món đặc sản.
6. Tung lò mò
Một món ăn miền Tây khác cũng khiến nhiều người tò mò khi nghe tên chính là tung lò mò. Thực ra tên nghe thì lạ vậy nhưng thực chất món này là một loại lạp xưởng bò của người người Chăm ở An Giang làm nên.
Ảnh: Thổ địa An Giang
Tung lò mò được làm hoàn toàn từ thịt bò, tỉ lệ thịt và mỡ bò phải theo tỷ lệ hai thịt một mỡ đi kèm đó là tiêu sọ, hoa hồi… Tung lò mò ăn được chung với nhiều món, và thường được chế biến dưới 2 biến thể chiên hoặc nướng.
Theo searchtotal
Tại sao lại có tên gọi là kẹo Cu Đơ?
Một vị ngọt hấp dẫn ở Hà Tĩnh sẽ khiến bạn nhớ mãi về cái tên cho đến hương vị.
Đặc sản vùng miền của Việt Nam không chỉ phong phú về hương vị mà chính tên gọi cũng làm người ta bị ấn tượng. Đôi lúc tự hỏi tại sao có nhiều mỹ từ như thế mà họ lại đặt cho chúng những "nick name" vừa độc vừa khó hiểu. Ở Quảng Bình thì có khoai deo hay bánh gật gù của Quảng Ninh. Và đến Hà Tĩnh bạn sẽ tò mò vì một loại đặc sản được gọi là kẹo Cu Đơ.
Thật ra thì món này có cả ở Nghệ An, nhưng nổi hơn cả và được gọi là đặc sản thì Hà Tĩnh lại được nhắc đến nhiều hơn.
Nghe cái tên có vẻ buồn cười, làm ai cũng phải tò mò nhưng hoá ra kẹo Cu Đơ là một món tương đối quen thuộc. Đây là loại kẹo đậu phộng hay kẹo lạc được nấu bằng công thức truyền thống qua nhiều đời.
Thành phần chính của món bao gồm mật mía, mạch nha và gừng. Và đương nhiên cũng không thể thiếu đậu phộng rang, điều tạo nên hương vị chính cho món. Toàn là nguyên liệu dễ kiếm nhưng muốn có được một món ngon thì ắt hẳn phải có bí quyết riêng.
Mật mía phải nguyên chất, không pha đường và tỉ lệ mạch nha pha cùng cũng nên đúng chuẩn để kẹo có hương vị cân bằng. Còn về đậu phộng thì phải chọn loại chắc hạt, rang vừa chín tới đến khi vàng giòn thì bóc vỏ thật sạch. Bánh đa kẹp cùng có độ dày vừa phải, rắc thêm lớp mè đen nữa là trọn vẹn hương vị.
Sự phối hợp hài hoà giữa phần kẹo lạc nấu với đường ngọt bên trong cùng miếng bánh giòn thơm ở ngoài đã tạo nên món ăn chơi vô cùng hấp dẫn. Miếng kẹo Cu Đơ là sự hội tụ đủ đầy vị ngọt của mạch nha, cái béo bùi từ đậu phộng và lớp bánh tráng giòn xốp.
Chỉ trong một lần chạm môi mà mọi cung bậc hương vị cứ lan toả dịu nhẹ nhưng tinh tế khiến người ta cứ mãi vấn vương. Ấn tượng nhất là chút cay nồng từ gừng cân bằng lại nên cứ thòm thèm mãi mà chẳng hề ngán.
Thưởng thức kẹo Cu Đơ đúng điệu là phải kèm theo một tách trà xanh ấm nóng. Tuy chỉ là sự kết hợp từ các nguyên liệu bình dân, đơn giản nhưng bằng sự khéo léo của người dân Hà Tĩnh mà cái tên này đã được vang danh đến nhiều vùng miền. Ngày nay, ai đến đây cũng phải tìm mua những phần kẹo ngọt ngào để làm quà tặng người thân, bạn bè.
Và sở dĩ kẹo có tên gọi như thế là vì cách đọc chạy từ tiếng Pháp "Cu Deux", nghĩa là Cu Hai, người nghĩ ra món ăn này. Chỉ đơn giản vậy thôi...
Theo noichungla
Bubur Madura - món cháo truyền thống độc lạ ăn cùng trân châu, sữa dừa của đất nước Philippines Bubur Madura là loại cháo truyền thống được thưởng thức như một món ngọt tráng miệng tại Philippines. Cháo là một món ăn quen thuộc đối với ẩm thực các nước. Một bát cháo nóng sốt, đậm đà luôn là lựa chọn lý tưởng cho những khi muốn no bụng, ấm lòng. Tuy nhiên, định nghĩa ấy lại thay đổi hoàn toàn khi...