6 chia sẻ về bệnh ung thư vú mà chị em nên biết
Bạn chỉ có thể kiểm tra ở phần bên ngoài, còn những mô bên trong do không sờ tới được nên bạn không thể dám chắc có nguy cơ bị ung thư vú hay không.
Chị em cần tự kiểm tra ngực hàng tháng và chụp quang tuyến vú hàng năm để phòng bệnh. Ảnh minh họa
Lindsay Avner, 31 tuổi, người sáng lập tổ chức Bright Pink, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích vận động giáo dục phụ nữ trẻ về vú và ung thư buồng trứng. Avner không chỉ khuyến khích phụ nữ chịu trách nhiệm về sức khỏe của mình, mà cô cũng có kinh nghiệm cá nhân đối với bệnh ung thư vú. Bản thân cô cũng đã trải qua một cuộc giải phẫu cắt bỏ hai bên vú để phòng bệnh ở tuổi 23, sau khi thử nghiệm dương tính với đột biến gen BRCA1, điều này làm tăng nguy cơ ung thư vú lên đến 87%. Cô đã rất dũng cảm mới có thể làm được vậy.
Dưới đây là một số chia sẻ của Avner về căn bệnh đe dọa sức khỏe của nhiều phụ nữ này để giúp chị em hiểu và phòng bệnh tốt hơn.
1. Ung thư vú không chỉ phát triển ở những vùng ngực có thể sờ vào được
Bởi vì các mô vú mở rộng lên đến xương đòn và sâu bên trong nách nên việc kiểm tra có thể không bao quát hiện được. Bạn chỉ có thể kiểm tra ở phần bên ngoài, những nơi có thể chạm vào được, còn những mô bên trong do không sờ tới được nên bạn không thể dám chắc có nguy cơ bệnh xuất phát từ đó hay không. Vì vậy, việc đến bệnh viện kiểm tra theo định kì là hết sức quan trọng và cần thiết.
2. Cục u không phải là triệu chứng duy nhất
Video đang HOT
Mặc dù đó là dấu hiệu phổ biến (và 80% các khối u là lành tính) nhưng nó không phải là dấu hiệu duy nhất cảnh báo nguy cơ ung thư vú. Ngoài dấu hiệu đó, chị em cần cảnh giác những dấu hiệu nguy cơ khác như: ngứa dai dẳng ngoài da, có vết cắn giống như vết sưng trên da, núm vú chảy dịch… Trong thực tế, bất kì sự thay đổi kỳ lạ hay bí ẩn ở bộ ngực của bạn đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ khi thấy nghi ngờ về những dấu hiệu này.
3. Cảnh giác khi bạn cảm thấy cục u giống như một hạt đậu đông lạnh
Nếu ở ngực xuất hiện cục u giống như một hạt đậu đông lạnh hoặc đá cẩm thạch hoặc một cục cứng cố định tại chỗ, thì bạn cần hết sức chú ý và không được bỏ qua. Nếu nó biến mất sau một vài tuần hoặc không phát triển lớn hơn thì có thể không đáng lo ngại. Ngược lại, nếu nó không biến mất hoặc phát triển lớn hơn thì bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
4. Phụ nữ trẻ có nguy cơ thấp hơn so với những người có tuổi
Hai phần ba số phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú đều đã trải qua tuổi 55. Và tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất cho việc phát triển căn bệnh này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phụ nữ trẻ không có nguy cơ bị bệnh, chỉ là nguy cơ thấp hơn mà thôi. Vì vậy, chị em cũng không nên lo lắng quá, thay vào đó cần chú ý nhiều hơn tới vùng ngực của mình để kịp thời phát hiện những bất thường.
5. Ung thư vú không phải là một “bản án tử hình”
Chẩn đoán sớm, và được điều trị thích hợp có thể tăng tỉ lệ chữa khỏi bệnh. Nếu được phát hiện và điều trị trong khi vẫn còn trong giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót sau 5 năm dao động ở mức 98%. Ngay cả khi đó là giai đoạn III, 72% phụ nữ cũng có thể sống tiếp trong 5 năm, theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ. Đó là lý do tại sao chị em cần tự kiểm tra ngực hàng tháng và chụp quang tuyến vú hàng năm.
6. 75% bệnh ung thư vú xảy ra ở những người không có tiền sử gia đình
Các đột biến gen liên quan đến bệnh ung thư vú, BRCA1 và BRCA2, nhưng nó không phải chỉ xuất hiện ở những người có tiền sử gia đình bị bệnh. Mỗi năm, hàng ngàn phụ nữ phát hiện ra rằng họ là những người đầu tiên trong gia đình mình được chẩn đoán bị ung thư vú. Đó là bởi vì ngoài nguyên nhân di truyền, bệnh ung thư vú còn phát triển do nhiều nguyên nhân khác như chế độ ăn uống không lành mạnh, uống nhiều rượu, tiếp xúc với hóa chất hoặc trọng lượng tăng quá mức…
Theo Afamily
4 vị trí trên 'gò bồng đảo' phán đoán sức khỏe
Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh liên quan đến đôi gò bồng đảo tăng lên nhanh chóng, độ tuổi mắc bệnh cũng giảm rõ rệt.
Ảnh minh họa: Internet
Phán đoán từ hình dạng "tuyết lê"
Nhìn chung "tuyết lê" của con gái sẽ ở dạng bán cầu, đối xứng hai bên. Nếu độ chênh lệch to nhỏ, cao thấp của hai bên quá lớn thì có khả năng vùng ngực có vấn đề. Hãy đến bệnh viện kiểm tra cho chắc chắn, bạn nhé.
Phán đoán từ nhũ hoa
Bạn hãy chú ý xem nhũ hoa có tiết dịch không, màu của nhũ hoa thay đổi như thế nào để biết tình trạng sức khỏe vùng ngực của mình.
Nếu như nhũ hoa lõm hẳn xuống, hoặc nhô cao bất thường, nhũ hoa hai bên cao thấp chênh lệch lớn, có thể vùng ngực của bạn đang gặp vấn đề gì đó.
Nếu không phải là XX đang cho con bú, mà nhũ hoa có hiện tượng tiết dịch, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh lý, có thể bạn đan gặp vấn đề giãn ống động mạch, u vú, thậm chí ung thư vú.
Ngoài ra, màu sắc của nhũ hoa cũng là một dấu hiệu để bạn phát hiện sức khỏe vùng ngực của mình. Thông thường, vùng ngực có sức khỏe tốt, nhũ hoa sẽ có màu hồng nhạt hoặc màu nâu nhạt; còn nếu như nhũ hoa và quầng vú có màu nâu sẫm, đen, bạn nên đi khám bác sĩ.
Phán đoán từ màu da của "núi đôi"
Vùng da nơi bầu ngực của người có sức khỏe bình thường sẽ sáng, trơn nhẵn. Ngược lại, hầu hết màu da bầu ngực của người có bệnh sẽ ít nhiều thay đổi, như sưng đỏ, loét da... Với những người bị bệnh ung thư vú, vùng da này sẽ sù sì như vỏ cam, viêm đỏ, sưng tấy, bạn cần hết sức lưu ý.
Phán đoán từ cảm giác căng tức nơi vùng ngực
Thường thì các bạn gái sẽ cảm thấy tức, đau ngực vào trước và trong kỳ kinh nguyệt. Nếu bỗng nhiên bạn có cảm giác rất đau nơi vùng ngực, có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm tuyến sữa, bạn chớ xem thường.
Theo SKDS
Phát hiện gen mới gây bệnh ung thư vú Các phân tích cho thấy những phụ nữ có đột biến PALB2 có 35% nguy cơ phát triển ung thư vú ở độ tuổi 70 và 58% nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú. Các nhà khoa học tại Anh đã phát hiện một đột biến gen hiếm gặp được gọi là PALB2...