6 câu hỏi nhận biết người cao tuổi có suy dinh dưỡng không
Nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh trong khu vực, kéo theo nhiều nguy cơ sức khỏe cộng đồng, trong đó có suy dinh dưỡng.
Dù nhu cầu năng lượng có giảm dần theo tuổi, nhu cầu chất đạm, vitamin và khoáng chất ở người cao tuổi không thay đổi mấy so với người trưởng thành – Ảnh: AFP
Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) là đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng cao với tỉ lệ khoảng 10% trong cộng đồng và có thể lên đến 50% khi nằm viện.
Tuổi càng cao, sống một mình, uống nhiều thuốc, có bệnh lý nền, sa sút trí tuệ, đi lại hạn chế thì nguy cơ suy dinh dưỡng càng cao, đặc biệt là những người trên 80 tuổi.
Làm sao biết bị suy dinh dưỡng?
Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi làm gia tăng nguy cơ mắc các loại bệnh, nhập viện, nằm điều trị dài ngày, dễ tái nhập viện, xuất hiện các biến chứng khi đang điều trị (nhiễm trùng bệnh viện, bục vết mổ, chậm lành vết thương, loét da…) và tăng nguy cơ tử vong.
Người có BMI dưới 18,5kg/m2 được chẩn đoán suy dinh dưỡng (tính BMI bằng cách lấy cân nặng (kg) chia chiều cao (m) bình phương). Nhưng suy dinh dưỡng không chỉ dựa vào cân nặng mà còn được chẩn đoán bằng các yếu tố khác như sụt giảm chế độ ăn, sụt giảm khối mỡ dự trữ, teo cơ, khả năng di chuyển và vấn đề tâm thần kinh…
Nguy cơ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi thường được sàng lọc bằng công cụ Mini Nutrition Assessment (MNA-SF) với 6 câu hỏi. Đây là bảng câu hỏi quốc tế phổ biến nhất dùng trong sàng lọc và chẩn đoán suy dinh dưỡng ở người cao tuổi đang sống tại cộng đồng, nhà dưỡng lão và đang điều trị trong bệnh viện.
Bảng câu hỏi được thực hiện bằng cách chấm điểm cho từng vấn đề (từ 0 đến 3 điểm) và điểm cuối cùng là tổng điểm các câu cộng lại. Điểm tối đa là 14 điểm. Điểm dưới 11 là có nguy cao suy dinh dưỡng và điểm dưới 7 là có suy dinh dưỡng.
Bảng câu hỏi sàng lọc tình trạng dinh dưỡng MNA-SF:
Làm gì khi bị suy dinh dưỡng?
Video đang HOT
Người cao tuổi suy dinh dưỡng cần được cung cấp chế độ ăn vừa đủ năng lượng nhưng giàu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Người cao tuổi thường có suy nghĩ là nhu cầu dinh dưỡng giảm nên hay ăn uống qua loa. Điều này không đúng, rõ ràng là nhu cầu năng lượng có giảm dần theo tuổi (do chuyển hóa cơ bản và khối cơ giảm) nhưng nhu cầu chất đạm, vitamin và khoáng chất khác thì không thay đổi mấy so với người trưởng thành.
Do đó người cao tuổi phải có chiến lược “ăn ít nhưng chất lượng” với 1 chén cơm lưng mỗi bữa, trung bình 200 gram thịt cá mỗi ngày, 3 phần trái cây, 3-4 phần rau và 2 ly sữa hoặc tương đương mỗi ngày.
Ngoài ra người cao tuổi còn cần tăng cường vận động thể dục thể thao vừa sức 30 phút mỗi ngày, tiếp xúc ánh nắng mặt trời 15 phút mỗi ngày.
Ăn uống, vận động hợp lý không chỉ giúp người cao tuổi phòng chống suy dinh dưỡng mà còn giúp phòng chống loãng xương, sụt giảm khối cơ và giảm nguy cơ té ngã dẫn đến gãy xương bệnh lý.
Thức ăn của người cao tuổi cần được nấu mềm dễ nhai, chia nhỏ bữa ăn, ăn thêm bữa phụ. Đừng quên trình bày thức ăn đẹp mắt, đảm bảo nhiệt độ thức ăn phù hợp ( nóng hoặc lạnh); sử dụng chén dĩa, đũa muỗng phù hợp; ăn chung bữa với người thân… để tăng khẩu vị, kích thích người cao tuổi ăn uống đầy đủ.
Bên cạnh đó có thể sử dụng thêm sữa giàu năng lượng và khám tư vấn dinh dưỡng nếu ăn uống quá kém không đủ nhu cầu.
TS.BS TRẦN QUỐC CƯỜNG (ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch)
Người cao tuổi cần phải tăng cường sức khỏe chủ động
Người cao tuổi là đối tượng thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe do hệ miễn dịch kém. Tuy nhiên, ý thức tăng cường sức khỏe chủ động ở nhóm tuổi này vẫn còn vô cùng hạn chế.
Tăng cường sức khỏe chủ động: không thể xem thường
Theo kết quả điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2019, hơn 60% số người cao tuổi tại Việt Nam có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, cần phụ thuộc vào người chăm sóc.
Phần lớn người cao tuổi chỉ bắt đầu điều trị khi bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Lúc này, cơ thể họ đã xuất hiện nhiều bệnh nền, tình trạng bệnh trồng bệnh cùng với hệ miễn dịch suy yếu khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn.
Nhiều người lớn tuổi chỉ điều trị khi bệnh chuyển nặng, cơ thể đã mắc phải nhiều bệnh nền
Sự chậm trễ trong phòng ngừa sức khỏe chủ động còn khiến người cao tuổi không kịp nâng cao và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Hệ miễn dịch được thường xuyên tăng cường trong giai đoạn sớm sẽ hỗ trợ con người ngăn ngừa các loại vi khuẩn và virus thâm nhập, thậm chí tăng khả năng hồi phục nếu nhiễm bệnh.
Một số bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi tại Việt Nam là bệnh đái tháo đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ, ung thư,... Đây là những căn bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát từ sớm và hạn chế ảnh hưởng lên sức khỏe con người.
Chế độ ăn uống cần thiết để tăng cường sức khỏe nhưng không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề của người cao tuổi
Hiện nay, phương pháp tăng cường sức khỏe chủ động phổ biến nhất là thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập thể thao rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đáp ứng phòng ngừa một số căn bệnh ở giai đoạn đầu chứ không đủ để cải thiện hoàn toàn vấn đề thường gặp ở người cao tuổi như rối loạn sức khỏe, suy nhược cơ thể.
Phương pháp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên
Với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp tế bào gốc ra đời đã giúp đối tượng trung niên, đặc biệt là người cao tuổi có thêm lựa chọn trong việc tăng cường sức khỏe chủ động. Phương pháp tế bào gốc đi kèm với tầm soát sức khỏe toàn diện có thể giúp khách hàng tìm ra phương pháp phù hợp nhất để đối phó bệnh tật, cải thiện tình trạng bản thân.
Siêu mẫu Thúy Hạnh đang tầm soát sức khỏe toàn diện tại bệnh viện Quốc tế DNA
Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng đặc biệt là biệt hóa và tăng sinh liên tục. Khi đi vào cơ thể người, tế bào gốc có thể đến những cơ quan bị lão hóa và tổn thương rồi biệt hóa thành tế bào của cơ quan đó. Bên cạnh đó, tế bào gốc còn có khả năng nhân thành nhiều tế bào, nghĩa là từ một tế bào gốc ban đầu đi vào cơ thể có thể biến thành hàng chục hoặc hàng trăm tế bào mới.
Như vậy, tế bào gốc có thể nâng cao sức khỏe và trẻ hóa toàn diện cơ thể. Người sử dụng tế bào gốc cũng cảm thấy nhiều năng lượng, giấc ngủ và tâm sinh lý được cải thiện tốt hơn.
Tế bào gốc trung mô là loại tế bào gốc được ứng dụng điều trị phổ biến nhất hiện nay. Tế bào này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như nhau thai, máu cuống rốn, tủy xương, mô mỡ... Trong đó, mô mỡ được được chứng minh là nơi cung cấp tế bào gốc với số lượng lớn nhất và điều trị hiệu quả nhất.
Phòng lab tách chiết tế bào gốc tại bệnh viện Quốc tế DNA đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn GMP-WHO về an toàn sinh học
Tại bệnh viện Quốc tế DNA, tế bào gốc được tách chiết từ mô mỡ tự thân theo công nghệ chuyển giao từ Nhật Bản. Sau khi tách chiết, tế bào được nuôi cấy và lưu trữ ở nhiệt độ -196 độ C trước khi được rã đông và truyền cho khách hàng. Toàn bộ quy trình trên đều đáp ứng tiêu chuẩn GMP-WHO cho phòng lab an toàn, chất lượng.
https://www.youtube.com/watch?v=J0CZ7g8ytts&list=PLj6zGAJhSP4xFr8LnXzATxnNnO03pgudQ&index=3)
Người cao tuổi khi đến với bệnh viện Quốc tế DNA sẽ được tầm soát sức khỏe toàn diện để đảm bảo cơ thể hoàn toàn phù hợp với phương pháp truyền tế bào. Mỗi khách hàng đến với bệnh viện đều sẽ được bác sĩ tư vấn và thiết kế phác đồ điều trị riêng biệt dựa trên tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế.
Kể từ bây giờ, khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ tế bào gốc ngay tại Việt Nam với chất lượng tương đương mà không cần phải tốn kinh phí và thời gian ra nước ngoài điều trị.
Để biết thêm chi tiết, mời bạn đọc liên hệ với bệnh viện theo thông tin dưới đây:
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA
Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 05, Quận 05, TP.HCM
Website: www.benhvienquoctedna.vn
Hotline: 1900 2840
Theo Dân trí
Đề phòng viêm phổi ở người cao tuổi Viêm phổi ở người cao tuổi (NCT) có thể xảy ra bất cứ mùa nào nhưng mùa lạnh, giá, rét, hanh khô, bệnh thường xảy ra nhiều hơn. Do sức đề kháng của người cao tuổi đã suy giảm nên sự thể hiện của bệnh viêm phổi đôi khi không điển hình. Mùa lạnh, ẩm ướt, mưa, khô hanh là điều kiện thuận...