6 căn bệnh khiến bạn mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên rối loạn giấc ngủ, trong đó một số căn bệnh như tiểu đường, đau mãn tính, trầm cảm hay hen suyễn ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ hàng ngày.
1. Tiểu đường
Theo Daily Health Post, các bệnh nhân tiểu đường thường không thể ngủ yên giấc vì những biến động đường trong máu, đổ mồ hôi đêm và nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Điều này khiến giấc ngủ gián đoạn vào ban đêm. Cách đơn giản để ngăn chặn vấn đề này là bạn nên đi vệ sinh trước khi đi ngủ và không uống bất kỳ loại nước nào 2-3 giờ trước đó.
2. Đau viêm mãn tính
Các bệnh đau viêm mãn tính như viêm khớp, đau cơ xơ… có thể làm bạn khó chìm vào giấc ngủ và bị thức giấc giữa đêm do những cơn đau hành hạ. Thêm vào đó, những người bị viêm khớp phải thay đổi vị trí nằm ngủ thường khó ngủ lại, sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.
Viêm khớp, đau cơ xơ là những triệu chứng khiến bạn mất ngủ vì những cơn đau hành hạ. Ảnh: Health
3. Bệnh tim mạch
Động mạch vành và suy tim xung huyết là hai vấn đề tim mạch ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Động mạch vành có thể gây đau ngực, nhịp tim bất thường, gây đau tim trong khi bạn đang ngủ.
Video đang HOT
Trong khi đó bệnh xuy tim sung huyết do khả năng bơm máu của tim bị suy yếu, làm cho máu chảy ngược và gia tăng áp lực lên mạch máu. Điều này khiến dịch máu dư thừa tràn ra tất cả các bộ phận của cơ thể, tích tụ xung quanh phổi khi bạn nằm, gây khó thở và làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm.
4. Trầm cảm
Theo tiến sĩ James Wellman, giám đốc Y tế của Trung tâm Rối loạn giấc ngủ ở Georgia (Mỹ), mất ngủ là một trong những triệu chứng phổ biến và nghiêm trọng của bệnh trầm cảm. Cảm giác lo lắng, khó chịu kéo dài cũng khiến bạn tỉnh táo, tinh thần không thư giãn, khó chìm vào giấc ngủ.
5. Hen suyễn
Những người bị hen suyễn thường xuyên rối loạn giấc ngủ vì khó thở, thở khò khè và ho. Triệu chứng hen suyễn thường nặng hơn vào ban đêm do sức đề kháng của đường hô hấp giảm. Một vài loại thuốc điều trị hen suyễn cũng gây chứng mất ngủ hoặc gián đoạn giấc ngủ.
Tiến sĩ Wellman cho biết rối loạn ăn uống như suy dinh dưỡng, giảm cân quá mức hoặc ăn uống vô độ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người. Nghiên cứu cho thấy chứng biếng ăn khiến cơ thể yếu ớt, trọng lượng thấp, thời gian của giấc ngủ REM (giấc ngủ sâu) ít hơn bình thường.
Bên cạnh đó, ăn uống vô độ khiến hệ tiêu hóa không hoạt động kịp và phải làm việc suốt đêm, giấc ngủ không sâu, trọn vẹn.
Theo Zing
7 kẻ quấy nhiễu giấc ngủ
Bạn thường xuyên bị mất ngủ hay ngủ không ngon giấc? Khoan vội nghĩ đến nguyên nhân sâu xa nào khác mà hãy để ý đến những thói quen tưởng chừng vô hại.
Ảnh minh họa: Internet
1. Bữa phụ
Nhiều người có thói quen ăn nhẹ trước khi ngủ mà không hề biết đó là "kẻ thù" của giấc ngủ. Đó là cảnh báo của các bác sĩ thuộc bệnh viện Edward Hines (Anh). Nằm ngủ ngay sau bữa ăn sẽ khiến cuống trên của bao tử co thắt, axit dạ dày sẽ dễ dàng thoát ngược trở lại thực quản. Đây là nguyên nhân của chứng ợ nóng trong khi ngủ - khiến một số người đột ngột thức giấc giữa đêm vì những cơn ho. Các nhà khoa học cũng khuyến cáo chúng ta nên kết thúc bữa tối trước khi ngủ 4 tiếng.
2. Chất béo
Các chuyên gia về giấc ngủ của Brazil mới đây đã khẳng định: nếu lượng chất béo chúng ta nạp vào cơ thể càng nhiều thì cơ hội để có một giấc ngủ đêm ngon lành sẽ càng ít đi. Chất béo phá vỡ nhịp sinh học của bạn, khiến bạn trằn trọc, thao thức không yên. Nó cũng làm bạn khó thở hơn và giấc ngủ chập chờn. Trong khi đó, những giấc ngủ sâu lại rất cần thiết để hồi phục sinh lực cho ngày hôm sau.
3. Caffein
Dù chỉ một nửa cốc cà phê cũng có thể làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Các chuyên gia khuyên rằng, để có giấc ngủ tốt, bạn nên tránh tất cả các món có chứa caffeine từ sau bữa ăn trưa.
Ngoài ra, một số loại thuốc có chứa caffein (như thuốc giảm đau, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu và thuốc cảm lạnh) cũng làm bạn mất ngủ. Thật khó tin, nhưng chúng có thể chứa hàm lượng caffeine nhiều hơn một tách cà phê.
4. Sóng điện thoại di động
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học Thụy Điển lại khuyên chúng ta khôngnên nói chuyện qua điện thoại di động trước khi ngủ. Bởi họ đã phát hiện rằng: Sóng của điện thoại di động tác động lên hệ stress của não bộ và làm cho nó bị kích thích, do đó sẽ làm cho giấc ngủ không được sâu và bạn nhanh tỉnh giấc.
5. Tức giận
Tức giận, stress khiến nhịp tim của bạn đập nhanh hơn, hơi thở dồn dập và thần kinh căng thẳng hơn so với bình thường. Nếu gần tới giờ đi ngủ mà tức giận thì bạn sẽ rất khó khăn để có được giấc ngủ sâu. Bởi vậy, hãy cố gắng hít thở sâu, suy nghĩ thật lạc quan để chìm vào giấc ngủ trong tâm trạng thư giãn.
6. Gối đầu cao
8-12cm là độ cao thích hợp của gối đầu. Nếu gối quá thấp, bạn sẽ bị đau cổ hoặc máu dồn lên não quá nhiều, lâu dần dẫn đến bệnh đau đầu kinh niên. Tuy nhiên, nếu gối quá cao thì sẽ gây ảnh hưởng đến phần xương cổ và khiến bạn khó ngủ.
7. Không biết giữ ấm
Để máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp hay mở cửa sổ suốt đêm lại không có thói quen đắp chăn có thể khiến bạn nhiễm lạnh. Khi đó cơ thể sẽ có phản ứng gập cong lại để tránh lạnh, khiến bạn thường xuyên trở mình, ảnh hưởng giấc ngủ, đồng thời dễ tạo nên các tư thế ngủ có hại cho cột sống.
Hơn nữa, mở cửa sổ dễ khiến các chất gây dị ứng bên ngoài xâm nhập vào phòng ngủ, gây ảnh hưởng tới mắt, da và hơi thở - làm gián đoạn giấc ngủ say.
Theo SKGD
Caffeine và cơ thể Cà phê là một trong những nguồn chứa chất chống ô xy hóa dồi dào. Một nghiên cứu từ Đại học Scranton ở Mỹ phát hiện những phụ nữ uống vài tách cà phê mỗi ngày có thể hạ thấp nguy cơ ung thu vú xuống đến 57% so với những người uống ít hơn một tách một ngày. Ảnh: Hạ Huy Bên...