6 cách hiệu quả làm tăng cholesterol ‘tốt’
Cholesterol HDL – “tốt” thấp và cholesterol LDL “xấu” cao là tình trạng nhiều người đang mắc phải do chế độ ăn uống.
Bỏ thuốc lá để giảm cholesterol &’xấu’ và tăng cholesterol &’tốt’. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nếu bạn có quá ít cholesterol HDL và quá nhiều LDL, bạn có thể bị xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì vậy, dưới đây là 5 điều mà bạn cần làm khi rơi vào tình cảnh này, theo everydayhealth.
Tập thể dục thường xuyên là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh và cũng có thể làm tăng nồng độ cholesterol HDL. Aerobic, chạy, đạp xe đạp, bơi lội, cùng với tập tạ vừa phải là sự lựa chọn tốt để giúp tăng cholesterol tốt, theo bà Haitham Ahmed, bác sĩ tim mạch phòng ngừa tại bệnh viện Cleveland ở Ohio (Mỹ).
Giảm cân
Video đang HOT
Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, thì giảm cân có thể giúp làm tăng cholesterol HDL. Bà Leah Groppo, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Stanford ở California (Mỹ), nói giảm khoảng 7% tổng trọng lượng cơ thể đủ để thay đổi quá trình chuyển hóa.
Bỏ hút thuốc
Hút thuốc lá có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh phổi và ung thư, và cũng làm tăng nguy cơ đau tim. Nhưng bạn có biết hút thuốc lá cũng có thể ngăn chặn hoặc giảm cholesterol “tốt”?
Tiến sĩ Ahmed nói: “Bỏ hút thuốc có thể giúp tổng hợp HDL và chuyển hóa trở lại mức tự nhiên, nên HDL có thể làm công việc tốt hơn nữa”.
Ăn cá
Bao gồm cá trong chế độ ăn uống có thể làm tăng cholesterol HDL trong thời gian ngắn. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 2.2014 trên tạp chí PLoS One, các nhà nghiên cứu kết luận rằng một chế độ ăn giàu thực phẩm bao gồm cá cho thấy sự gia tăng kích thước của các hạt HDL trong cơ thể, có thể giúp cải thiện vận chuyển cholesterol. Các nhà nghiên cứu nhìn thấy những tác động tích cực của một chế độ ăn uống bao gồm cá.
Bổ sung dầu ô liu
Không phải tất cả các loại dầu được tạo ra bằng nhau khi nói đến sức khỏe tim mạch. Dầu ô liu và dầu đậu nành là chất béo không bão hòa, trong đó có thể làm giảm cholesterol LDL và đồng thời làm tăng cholesterol HDL. Trong một nghiên cứu được công bố hồi tháng 7 năm 2015 trên Tạp chí Dinh dưỡng, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng cho dầu ô liu vào chế độ ăn uống giúp giảm nồng độ LDL ở nam giới trẻ khỏe mạnh.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Công dụng ít ngờ tới từ nước ép hành tây
Hành tây không chỉ thêm hương vị cho món ăn mà còn giúp điều trị nhiều bệnh.
Ảnh: Shutterstock
Theo naturalnews, dùng nước ép hành tây thoa trên vết côn trùng cắn sẽ giúp làm dịu vùng da này; khi cảm thấy khó ngủ, hãy uống một cốc nước ép hành tây, nó sẽ mang đến cho bạn một đêm giấc ngủ yên bình; nếu bạn có vấn đề về tóc như rụng tóc, nước ép hành tây cũng chữa rụng tóc; hoặc uống nước ép hành tây cũng giúp duy trì nồng độ đường huyết khỏe mạnh. Và những lợi ích chữa bệnh của hành tây không chỉ dừng lại ở đây.
Quercetin - hợp chất trong hành tây đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư; vitamin C trong hành tây giúp tăng cường hệ miễn dịch, do đó ngăn ngừa nhiều bệnh; hành tây làm giảm các triệu chứng dị ứng và hen suyễn, nhờ chứa quercetin - chất chống histamine tự nhiên.
Đặc tính chống vi khuẩn của hành tây làm cho nó trở thành một phương thuốc tự nhiên chữa đau răng và nhiễm trùng răng miệng khác; crom, vitamin B và các hợp chất lưu huỳnh trong hành tây giúp hạ thấp mức cholesterol; nước ép hành tây cũng tốt cho làn da, chẳng hạn như vết bầm tím, vết thương và nhọt không đau, nhờ thúc đẩy sự lưu thông máu ở các lớp mô.
Hành tây còn được sử dụng rộng rãi để điều trị cảm lạnh, ho, và các rối loạn hô hấp khác, nhờ dầu dễ bay hơi trong hành tây đẩy chất nhầy ra ngoài và cũng ngăn ngừa sự hình thành của chất nhầy.
Một lợi ích khác của hành tây là cải thiện tiêu hóa. Hành tây chứa inulin giúp giữ vi khuẩn lành mạnh trong ruột và cũng thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh, do đó cải thiện tiêu hóa.
Cách chế biến nước ép hành tây Bỏ vỏ hành và rửa sạch. Cắt hành tây thành miếng nhỏ và cho vào máy ép trái cây. Thêm một chút muối khi uống, và có thể rắc một vài lá rau mùi tươi để tăng thêm hương thơm cho nước ép hành tây.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
7 thực phẩm bạn nên ăn vào bữa sáng Bột yến mạch, ngũ cốc, chuối, trứng hay trà, cà phê là những thực phẩm giàu chất xơ, protein, carbohydrate lành mạnh giúp cung cấp năng lượng bạn nên ăn vào bữa sáng. Bột yến mạch: Theo Boldsky, bột yến mạch chứa beta-glucan, loại chất xơ giúp giảm cholesterol nếu ăn thường xuyên. Chúng cũng giàu axit béo omega-3, kali và folate. Bạn...