6 bước đơn giản để phân định, tạo ngân sách tài chính với bạn đời
Tạo ngân sách với người bạn đời là một trong những vấn đề ít được thảo luận khi kết hôn. Thực tế, đây là một phần quan trọng của việc học cách kết hôn, hoặc biết cách quản lý ngân sách tốt hơn.
Hôn nhân được mô tả khác như một mối quan hệ đối tác, sự hợp nhất hay kết hợp bình đẳng. Bất kể bạn mô tả về bạn như thế nào, nhưng giao tiếp chính là chìa khóa cho hạnh phúc của bạn.
Bạn và vợ/chồng của bạn sẽ cần trao đổi về tất cả các vấn đề chính bao gồm lựa chọn lối sống, cách nuôi dạy con cái, tình ái và tất nhiên, tiền bạc.
Trên thực tế, vấn đề tiền bạc là một trong những nguyên nhân chính khiến hôn nhân thất bại.
Tiền không phải là một vấn đề gây tranh cãi. Cho dù tình trạng hôn nhân của bạn là “sắp cưới”, “mới cưới” hay “đang ở trong tình trạng khó khăn trong một thời gian”, chìa khóa để xử lý tiền bạc là có một khoản tài chính hoặc ngân sách.
Ngân sách chỉ đơn giản là một dự đoán tốt nhất về số thu nhập mà hai bạn có và cách các bạn dự định sử dụng chúng.
Bắt đầu bằng cách cùng nhau phác thảo một kế hoạch ngân sách cơ bản. Sau đó, khi đã có ngân sách, việc tuân theo kế hoạch sẽ chỉ là vấn đề kiểm tra với nhau một cách thường xuyên.
Lý tưởng nhất là bạn sẽ làm điều này bằng cách sử dụng phần mềm miễn phí hoặc rẻ tiền để theo dõi tài chính của mình một cách dễ dàng, chính xác và nhanh chóng.
Bước 1: Đặt mục tiêu ngắn, trung và dài hạn
Các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của bạn sẽ có tác động rất lớn đến ngân sách tổng thể của bạn. Các mục tiêu ngắn hạn thường mất một hoặc hai năm để đạt được và bao gồm những việc như tạo quỹ khẩn cấp từ ba đến sáu tháng, trả hết nợ thẻ tín dụng và tiết kiệm cho một kỳ nghỉ đặc biệt.
Các mục tiêu trung hạn bao gồm tiết kiệm để trả trước một căn nhà, trả tiền mặt cho một chiếc ô tô mới hoặc trả khoản nợ ngân hàng. Quá trình này có thể mất đến 10 năm.
Mục tiêu dài hạn quan trọng nhất mà bất kỳ ai có thể có là tiết kiệm để nghỉ hưu và điều đó đòi hỏi bạn phải tiết kiệm và đầu tư cho phần lớn cuộc đời làm việc của bạn, có thể lên đến 40 năm hoặc thậm chí lâu hơn.
Hãy luôn nhớ rằng các mục tiêu này đều phải bám sát theo tình hình tài chính của bạn – và có thể thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời. Các mục tiêu này đều cần phải cụ thể, khả thi, và có thời gian đề ra rõ ràng. Ảnh minh họa
Bước 2. Xác định thu nhập ròng của bạn
Video đang HOT
Khi mục tiêu tài chính của bạn đã được thiết lập, hãy kiểm tra thu nhập hàng tháng của bạn. Tổng thu nhập là số tiền bạn có sau khi đã trừ thuế thu nhập cá nhân (nếu có), bảo hiểm ….Ảnh minh họa
Với mục đích tạo ngân sách, hãy sử dụng thu nhập ròng hàng tháng của bạn hoặc tiền lương mang về nhà. Đây là số tiền bạn nhận được trước khi chi tiêu các khoản trong gia đình.
Nếu bạn và bạn đời của mình có mức lương ổn định, vậy thì sẽ không quá khó khăn trong việc thiết lập ngân sách. Nhưng nếu một trong hai người có thu nhập không thường xuyên như công việc thời vụ, tự kinh doanh hoặc hoa hồng bán hàng, bạn sẽ cần phải xem lại phần thu nhập theo từng tháng.
Bước 3. Bổ sung chi phí bắt buộc
Chi phí bắt buộc bao gồm các chi phí bạn phải trả hàng tháng. Ví dụ bao gồm nhà ở, có thể dưới hình thức trả tiền thế chấp hoặc tiền thuê nhà, tiền mua xe, tiền xăng xe, phí gửi xe, tiền điện nước, các khoản vay nợ, tiền bảo hiểm, tiền trả bằng thẻ tín dụng và tiền ăn.
Hãy tính toán khoản chi cho các chi phí bắt buộc hàng tháng. Ảnh minh họa
Đối với một số người, thực phẩm trở thành “những gì còn lại sau khi tất cả các hóa đơn được thanh toán”, nhưng hai bạn nên có ý tưởng sơ bộ về số tiền tối thiểu bạn cần chi cho cửa hàng tạp hóa và coi nó như một khoản chi bắt buộc.
Bước 4. Tính toán những gì bạn cần tiết kiệm
Tham khảo Bước 1, 2 và trừ đi bước 3 để dự trù ngân sách của bạn. Giả sử tổng số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi tháng là 4 triệu. Số tiền còn lại trong Bước 3 của bạn là 11 triệu vậy là bạn có 7 triệu cho bước tiếp theo.
Bước 5: Phân chia chi tiêu tùy ý
Chi tiêu tùy ý có nghĩa là thanh toán cho những việc bạn làm hoặc cùng nhau thưởng thức, chẳng hạn như đi ăn, đi nghỉ, xem các chương trình truyền hình… Nó cũng bao gồm số tiền bạn chi tiêu cá nhân như quần áo, tập gym, ăn uống với bạn bè…
Liệt kê tất cả các khoản chi tiêu tùy ý tiềm năng và phân loại đó là chi tiêu “chung” hoặc “cá nhân”. Chi tiêu tùy ý thường là ngân sách nhỏ được tạo hàng tháng dựa trên quỹ tùy ý có sẵn.
Trong ví dụ trên, bạn còn lại 7 triệu để chi tiêu tùy ý. Điều đó có thể sẽ không xảy ra hàng tháng, có nghĩa là hai bạn sẽ cần phải thương lượng chi tiêu tùy ý với nhau hàng tháng.
Bước 6: Lên lịch ngày kiểm tiền hàng tuần
Bạn nên lựa chọn một phần mềm để cả 2 dễ dàng quản lý như: You need a budget, Honeydue, Good Budget hoặc là một bảng tính excel.
Lên lịch ngày kiểm tiền mỗi tuần một lần để kiểm tra và đánh giá lại mục tiêu của bạn. Trao đổi về vấn đề tài chính thường xuyên sẽ giúp bạn và bạn đời luôn đồng hành và có động lực để đạt được mục tiêu của mình.
Để tránh căng thẳng, bạn có thể thảo luận về ngân sách của bạn trong khi nấu bữa tối hay ngồi cafe cuối tuần tại nhà.
Thiết lập ngân sách, theo dõi ngân sách và họp mỗi tuần một lần để xem xét xem bạn đang ở đâu để giảm thiểu xung đột tiền bạc và giúp hai bạn đạt được các mục tiêu mà mình đã đề ra
Thất nghiệp sẽ không là nỗi ám ảnh nếu bạn biết lưu ý ngay từ bây giờ 5 điều trong cách quản lý tài chính cá nhân
Học ngay 5 cách quản lý tài chính cá nhân này, dù thất nghiệp cũng sẽ không khiến bạn phải lao đao.
Khi thất nghiệp, nguồn thu nhập không còn, các chi phí sinh hoạt hàng ngày vẫn phải trả khiến rất nhiều người lo lắng, bất an.
Để cân đối các khoản chi tiêu, từ đó mang lại cuộc sống thoải mái và chủ động ngay cả trong thời điểm khó khăn thì việc lập kế hoạch tài chính cho việc thất nghiệp được xem là một hành động cần thiết.
1. Đánh giá lại ngân sách
Đánh giá tổng quan lại tình hình ngân sách là việc làm đầu tiên bạn không thể bỏ qua nếu muốn lập bảng kế hoạch tài chính chi tiết và cụ thể nhất.
Để đánh giá ngân sách, bạn cần kiểm tra khoản tiền tích lũy trước đó dành cho sự cố thất nghiệp. Từ số tiền đang có, bạn mới có thể đưa ra kế hoạch chi tiêu hợp lý, cân đối giữa các khoản phí phát sinh.
Việc kiểm tra ngân sách giúp bạn nắm được con số cụ thể về khả năng chi tiêu, chủ động hơn khi phân chia tài chính ngay khi thu nhập không còn.
2. Xây dựng kế hoạch tài chính hợp lý
Mất việc làm khiến cuộc sống của bạn có nhiều sự xáo trộn. Một trong số đó phải kể đến liên quan tới việc thay đổi thói quen tiêu dùng.
Nếu trước đây, bạn có thể mua sắm một cách thoải mái mà không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề tài chính. Thì thời điểm thất nghiệp đòi hỏi bạn cần có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng bằng cách xây dựng, thiết lập kế hoạch chi tiêu sao cho tiết kiệm nhất.
3. Xếp thứ tự ưu tiên cho những khoản chi
Trong một thời gian dài, ngân sách tiêu dùng của bạn sẽ không được bổ sung từ thu nhập hàng tháng. Vì thế, để đảm bảo không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày, hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các khoản chi theo cấp bậc dựa trên sự cần thiết của chúng.
Những khoản chi tiêu cần được sắp xếp lên hàng đầu trong ngân sách tài chính bao gồm các chi phí tiêu dùng cá nhân, chi phí điện nước, thực phẩm... Các khoản cần cắt giảm tối đa bao gồm du lịch, chi tiêu làm đẹp, cà phê, dịch vụ giải trí hay thói quen mua sắm các vật dụng không thực sự cần thiết.
Ngoài ra, hãy nghĩ đến việc tính toán kỹ lưỡng các chi phí phải trả cho các nhu cầu cần thiết để lên phương án tiết kiệm. Từ tiền điện, tiền nước, điện thoại, internet, cáp quang,... mỗi khoản 1 chút sẽ hỗ trợ bạn khá nhiều để vượt qua giai đoạn khó khăn này.
4. Lựa chọn chi tiêu bằng tiền mặt thay vì thẻ tín dụng
Ngừng chi tiêu thẻ tín dụng, thay vào đó lựa chọn chi tiêu bằng tiền mặt để kiểm soát tài chính cá nhân.
Lập kế hoạch tài chính cho việc thất nghiệp bằng cách cắt giảm và cân đối lại các khoản chi tiêu thành công. Bạn bắt đầu áp dụng bí quyết để kiểm soát ngân sách tối ưu đó là việc sử dụng tiền mặt thay cho thẻ tín dụng.
Lựa chọn chi tiêu bằng tiền mặt sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc tính toán số tiền đã chi và số tiền còn lại. Bằng cách này, bạn sẽ đưa ra quyết định tiêu dùng, mua sắm hợp lý, tiết kiệm dựa trên bảng kế hoạch tài chính đã thiết lập trước đó.
Ngược lại, khi sử dụng thẻ tín dụng, việc kiểm soát số tiền này sẽ trở nên khó khăn hơn. Bởi do tính linh hoạt của thẻ, bạn có thể mua sắm mà không cần tiền mặt. Từ đó, bạn rất dễ rơi vào trạng thái mua sắm thoải mái không cân nhắc, từ đó khiến nguồn tiền càng trở nên thâm hụt hơn.
5. Dành một khoản tiền để đầu tư, kinh doanh
Khi đã có phương án chi tiêu cân đối, đảm bảo cho cuộc sống diễn ra một cách thuận lợi ngay cả trong thời điểm thất nghiệp, việc tiếp theo bạn cần thực hiện đó là lên kế hoạch cho tương lai.
Ngoài việc chờ đợi những thông tin từ nhà tuyển dụng mới, khi lập kế hoạch tài chính cho việc thất nghiệp, bạn có thể dành ra một khoản tiền nhỏ để đầu tư kinh doanh, tìm kiếm cơ hội sinh lời.
Hãy thử sức với những cơ hội kinh doanh online, không đòi hỏi số vốn lớn để tạo ra doanh thu một cách hiệu quả. Tuy nhiên, kinh doanh là cuộc chơi may rủi nên trong thời điểm tài chính khó khăn khi thất nghiệp, bạn nên có sự cân nhắc và lựa chọn sản phẩm kinh doanh một cách kỹ lưỡng.
Thất nghiệp luôn là khoảng thời gian khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động vượt qua giai đoạn này bằng việc quản lý ngân sách, chi tiêu và đầu tư hợp lý.
7 mẹo tiết kiệm của cô gái sống tại thành phố New York đã áp dụng để sống với 60 USD (gần 1,4 triệu đồng)/tuần Theo thống kê, trung bình mỗi người sinh sống tại New York sẽ chi khoảng 300 - 400 đô (7-9 triệu đồng)/tuần, chưa bao gồm tiền thuê nhà. Vậy làm cách nào để có thể tiết kiệm và sống với mức chỉ 60 đô (1,4 triệu đồng)/tuần như Kathleen Elkins? Kathleen Elkins đã thực hiện "chế độ tiền mặt" - và chế độ...