6 biểu hiện thể lực kém, cơ thể cần vận động
Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người từ 18 – 64 tuổi cần 150 phút vận động thể chất với cường độ vừa phải hoặc 75 phút vận động cường độ mạnh hơn mỗi tuần.
Thể dục, vận động mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giúp hạ huyết áp cao, ngăn ngừa bệnh tim mạch, cải thiện suy nhược tinh thần, giảm đau do các bệnh mãn tính,…
Chạy bộ trên máy cũng giúp rèn luyện nhịp tim
Khi thể trạng không tốt, chúng ta cần xây dựng chế độ thể dục, vận động để tăng cường sức bền và sự khỏe mạnh của cơ thể. Nếu có các biểu hiện sau đây, có nghĩa là sức khỏe bạn đang không tốt và bạn cần vận động nhiều hơn.
1. Thở gấp với các hoạt động không đòi hỏi nhiều sức lực
Bạn cảm thấy tim đập nhanh sau khi bước lên vài bậc thang. Điều này có nghĩa là hệ tim mạch của bạn đang đòi hỏi cung cấp máu đến các cơ (trong đó có cơ tim). Sự gắng sức thể chất này cho thấy bạn hiện không khỏe mạnh.
Thông thường, hệ tim mạch của chúng ta thích ứng với các đòi hỏi thể lực tăng cường đặt lên nó. Người có sức khỏe tốt có khả năng duy trì nhịp hô hấp và nhịp tim gần về mức cơ bản, tức ít hơn 20 nhịp thở/ phút và nhịp tim ít hơn 100 lần/ phút.
Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tăng dần mức vận động thể chất mỗi ngày. Cụ thể, bạn có thể tăng mức độ thường xuyên và cự ly đi bộ mỗi ngày; sau đó áp dụng các hình thức rèn luyện tăng cường độ và nhịp tim theo thời gian. Bạn có thể cưỡi xe đạp, chạy bộ trên máy.
2. Đau lưng khi đứng thẳng
Bạn cảm thấy đau ở vùng lưng khi đứng xếp hàng chờ thanh toán ở siêu thị – đây là dấu hiệu cơ lưng và các bắp cơ lưng bị yếu.
Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tăng cường hoạt động cho vùng lưng và cánh tay, thực hiện động tác gập người hoặc tập động tác căng cơ tư thế rắn hổ mang (cobra position) trong yoga.
3. Cánh tay bị đau khi bắt, ném
Video đang HOT
Cảm thấy đau vùng cánh tay khi bắt hoặc ném (bóng), trong các môn thể thao là dấu hiệu các cơ này đang không khỏe mạnh nên khiến cử động của vùng vai bị giới hạn.
Do vậy, trước khi chơi thể thao hay vận động, bạn cần khởi động bằng động tác xoay vai, xoay nửa thân trên trong khoảng 30 – 60 giây.
4. Tim đập nhanh
Khi ngồi yên một chỗ, nếu nhịp tim nhanh bất thường thì có thể do lo lắng, ngủ không đủ giấc, ăn không ngon miệng,…
Khi sức khỏe kém, cơ thể phải hoạt động vất vả hơn để tạo ra sự lưu thông trong cơ thể, khiến tim đập nhanh hơn bình thường. Khi đó, bạn cần thường xuyên vận động, thể dục để giúp cải thiện nhịp tim nghỉ; tiến hành các bài tập rèn luyện nhịp tim ít nhất 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 30 phút. Có thể vận động tăng nhịp tim bằng cách tập aerobic, chạy bộ, cưỡi xe đạp,…
5. Thường xuyên bị chấn thương
Nếu bạn thường xuyên bị chấn thương ở vùng vai, đầu gối, lưng,… đây có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu sức lực, độ dẻo dai.
Bạn cần tăng cường vận động toàn thân bằng kế hoạch tập thể chất có tích hợp rèn luyện nhịp tim và sức mạnh. Tăng cường nhịp tim và tăng cường kích hoạt endorphin cho não qua luyện tập thể lực sẽ giúp bạn có năng lượng vận động, thêm sức mạnh và sức bền.
6. Đau kéo dài sau khi luyện tập thể chất
Sau khi vận động, cơ thể thường có cảm giác đau nhức, kéo dài trong khoảng thời gian từ 24 – 48 giờ vì thể dục tác động đến các mô cơ trong cơ thể; các cơ sau khi “bị xé toạt” sẽ tái tạo mạnh mẽ hơn. Nếu biểu hiện đau vẫn tồn tại sau 48 giờ tập luyện – điều này có nghĩa bạn đang luyện tập quá sức của cơ thể.
Tuy vậy, bạn không nên bỏ thể dục. Hãy bắt đầu lại bằng những bài tập nhẹ hơn, ít gây ra sự can thiệp mạnh vào các cơ; tập các bài căng cơ mỗi ngày hoặc tập với ống lăn foam roll từ 5 – 10 phút mỗi ngày.
Bác sĩ 80 tuổi chỉ rõ nhóm người có tuổi thọ thấp nhất và đưa ra 5 thói quen đơn giản giúp bạn sống lâu, sống khoẻ
"Không bao giờ quá muộn để thay đổi lối sống của bạn", bác sĩ 80 tuổi khẳng định chắc nịch!
"Là bác sĩ lão khoa trong 55 năm, câu hỏi tôi thường xuyên đưa ra là: Những thói quen hàng ngày có thể đem lại một cuộc sống lâu dài, sôi động hơn như thế nào? Tôi đã đưa ra rất nhiều hướng dẫn về vấn đề này cho các bệnh nhân của mình và thấy những kết quả tích cực ở họ, bao gồm cả chính bản thân tôi", Richard W. Besdine, cựu chủ tịch Hiệp hội lão khoa Mỹ, tiến sĩ, giáo sư thuộc Đại học Brown khẳng định.
Cũng chính ông là tác giả của 125 ấn phẩm học thuật về lão hoá, từng được đào tạo về nội khoa, bệnh truyền nhiễm, miễn dịch tại Bệnh viện Beth Israel, Boston và Trường Y khoa Harvard. Theo ông, đối tượng có tuổi thọ thấp nhất là những người lái xe ít hoạt động thể chất, hút thuốc, lạm dụng chất gây nghiện, béo phì. Nhưng, ông cũng chắc chắn: "Không bao giờ quá muộn để thay đổi lối sống của bạn". Theo ông, có 5 điều đơn giản mà bạn có thể làm để tăng cơ hội sống lâu, sống khỏe.
Ăn như người Hy Lạp
Sức mạnh của chế độ ăn uống như người Địa Trung Hải (sự kết hợp của đồ ăn Italy, Hy Lạp) dựa trên thực vật này chứa trái cây, rau quả tươi, ngũ cốc nguyên chất, chất béo lành mạnh giúp ngăn ngừa bệnh mạn tính và tăng cường sức khỏe.
Chế độ ăn này hạn chế tối đa thức ăn chế biến sẵn và đồ ăn nhanh. Thay vào đó, họ ăn ăn hải sản, thịt nạc, các loại hạt trong bữa ăn của mình. Các loại cá có hàm lượng chất béo, ví dụ cá hồi, cá mòi, cá ngừ... là những món chủ lực cho chế độ ăn Địa Trung Hải. Chúng giàu omega-3, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
Ngoài ra, dầu oliu nguyên chất, một thành phần chính của chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ tử vong do tim mạch, ngay cả ở những người có nguy cơ cao.
Vận động
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng béo phì và lười vận động thể chất là hai trong số những nguyên nhân lớn nhất cho bệnh tật, giảm tuổi thọ. Nên chống lại điều này bằng cách tập thể dục, nhờ thế giúp cải thiện chức năng thể chất, giảm nguy cơ trầm cảm, ung thư, tiểu đường.
Hiệp hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society) khuyến cáo 2,5-5 giờ hoạt động thể chất vừa phải (đi bộ, làm vườn) cho mỗi tuần, hoặc 1-2,5 giờ cho các hoạt động thể chất mạnh mỗi tuần, ví dụ chạy bộ, thể dục nhịp điệu.
Ngừng hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh và tử vong của rất nhiều bệnh. Hút 1 điếu thuốc lá giảm 5,5 phút tuổi thọ; Mỗi 6 giây có 1 người chết vì các bệnh liên quan đến thuốc lá; Số người tử vong do thuốc lá gây ra gấp 3 lần số người chết vì HIV và tai nạn giao thông.
Thuốc lá có thể gây hậu quả chết người, bao gồm các vấn đề về tim mạch, ung thư, bệnh phổi... Nghiên cứu cho thấy ngay cả khi hút thuốc lá nhẹ (một điếu mỗi ngày) cũng có thể gây nguy cơ tử vong sớm. Lợi ích của việc bỏ thuốc lá có thể thấy được khá nhanh và rõ. Nguy cơ đau tim giảm mạnh chỉ một năm sau khi bỏ thuốc, theo CDC. Sau 2 tới 5 năm, nguy cơ đột quỵ có thể giảm xuống gần bằng một người không hút thuốc.
Bạn cũng đừng nghĩ rằng thuốc lá điện tử là một lựa chọn lành mạnh hơn, bởi nghiên cứu cho thấy thuốc lá điện tử cũng có thể làm tổn thương động mạch theo cách tương tự như thuốc truyền thống.
Thăm khám định kỳ
Chăm sóc phòng ngừa có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, vì vậy nên lên lịch kiểm tra sức khỏe thường xuyên, theo khuyến nghị của bác sĩ.
Việc duy trì thăm khám bác sĩ đình kỳ cũng là cơ hội để đánh giá lại các lựa chọn lối sống của bạn, ví dụ chế độ ăn uống, tập luyện, hay các vấn đề sức khỏe hành vi phổ biến như lo lắng, trầm cảm... Đây cũng là thời điểm lý tưởng cho các xét nghiệm sàng lọc cụ thể mà có thể bạn chưa từng nghe tới.
Một số kiểm tra quan trọng nhất bao gồm huyết áp, cholesterol, ung thư da, ung thư vú, ung thư cổ tử cung cho phụ nữ... Tùy thuộc vào lịch sử gia đình bạn, bác sĩ có thể đưa ra những yêu cầu khác nhau.
Dành thời gian cho sức khỏe tâm thần
Các nghiên cứu cho thấy một chứng bệnh tâm thần có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn từ 14-32 năm. Nếu bạn cảm thấy không an tâm về sức khỏe tinh thần của mình, nên yêu cầu bác sĩ giúp bạn đánh giá sức khỏe tâm thần, để từ đó xác định chính xác các vấn đề của bản thân bạn.
Ngoài ra, bạn nên dành thời gian cho các hoạt động giúp giảm căng thẳng, ví dụ như thiền, yoga... Việc đáp ứng các sở thích có ý nghĩa và kết nối về mặt xã hội với mọi người có thể ảnh hưởng to lớn đến niềm hạnh phúc và sức khỏe tinh thần của bạn.
Bất luận nam hay nữ, nếu cơ thể xuất hiện "2 đau - 1 nhiều" cần lập tức đi khám đề phòng ung thư ruột Ung thư ruột là một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các loại ung thư hiện nay. Bất luận là nam hay nữ, hằng ngày cần theo dõi những dấu hiệu bất thường trên cơ thể để đi khám và chữa trị kịp thời, Ung thư ruột là việc gia tăng không kiểm...