6 bí quyết mua sắm quần áo trong thời gian cửa hiệu xả hàng
Đi mua sắm và phát hiện ra cửa hiệu ưa thích của mình đang giảm giá lớn thì thật là thích.
Xác định sẵn là sẽ tiêu tiền và rồi thấy mình đang mua được với giá còn rẻ hơn mình nghĩ là một trong những cảm xúc tuyệt vời nhất trên đời. Tuy nhiên, phải mất nhiều năm tôi mới nhận ra được rằng cảm giác kiếm được món hời lớn khi mua sắm không nhất thiết là do tình cờ hoàn toàn. Trên thực tế, bạn có thể dò ra chu kỳ giảm giá của cửa hàng nhờ đó bạn có thể mua được bất kỳ bộ quần áo hay phụ kiện nào mình muốn với mức giá tốt nhất.
Ảnh minh họa
Các cửa hàng luôn muốn để cho các kệ, giá của họ chất đầy quần áo và phụ kiện, nhưng họ lại có hàng mới về thường xuyên tới mức cuối cùng, những mặt hàng nào chưa kịp bán phải được xả hàng để nhường chỗ cho những mặt hàng khác. Đây chính là lúc đến lượt bạn ghi điểm.
Nếu bạn biết đích xác khi nào một mẫu sẽ được giảm giá, bạn có thể quyết định liệu bạn có muốn đợi để mua nó với giá rẻ, hay bạn nghĩ rằng cũng đáng giá để trả thêm tiền để mua nó trước. Việc chọn lựa cho bạn cơ hội để trở thành 1 tay mua sắm tiết kiệm nhất có thể.
Thông hiểu chu kỳ giảm giá
Đừng hiểu sai ý tôi nhé – các cửa hàng muốn bạn trả nhiều tiền nhất cho những sản phẩm trên giá. Đó là lí do tại sao họ lại đặt các mặt hàng có giá cao hơn ở ngay phía ngoài cửa, còn những mặt hàng giảm giá hoặc xả hàng lại ở phía sau. Nhưng một chiếc jacket được giám giá 30% không khiến nó trông kém thời trang hơn, phải không nào?
Trong khoảng giữa thời gian giảm giá cuối mùa và chu kỳ giảm giá thông thường, chẳng có lí do thực sự nào khiến bạn nên trả nguyên giá cho bất kỳ bộ quần áo hay phụ kiện nào trừ khi, đương nhiên là do nó bán hết hàng hoặc bạn quá thích món đó đến nỗi không thể rời đi. Một khi được trang bị với các thông tin dưới đây, bạn có thể tiết kiệm tiền, trông thời trang và ăn vận theo cách bạn muốn mà vẫn rẻ.
1. Đợi từ 6-8 tuần
Một cửa hàng bán lẻ điển hình luôn treo mẫu mới nhất trên giá từ 6-8 tuần trước khi giảm giá. Các mặt hàng của cửa hàng bán lẻ thay đổi liên tục, do vậy các chủ cửa hàng không đủ khả năng để cứ mặc cho những mẫu cũ rũ ra trên giá mà chiếm chỗ. Hơn nữa, sau 6-8 tuần mỗi mặt hàng sẽ chỉ còn lại rất ít – khó mà đủ để xếp giá trưng bày. Vì vậy, nó được chuyển tới khu vực giảm giá hoặc xả hàng, thường là ở phía tít đằng sau của cửa hàng. Ở đó, nó được tập trung lại cùng với các mặt hàng giảm giá khác để rồi được những người mua khôn ngoan tranh mua.
2. Thứ năm là tốt nhất
Nếu bạn muốn mua ngay đôi giầy mà bạn đã “tăm tia”, tốt nhất bạn hãy thử đi mua vào ngày thứ Năm. Các cửa hiệu biết rằng phần lớn mọi người tới các trung tâm thương mại hoặc cửa hiệu vào cuối tuần, nên họ bắt đầu chuẩn bị vào ngày thứ Năm để giảm giá các mặt hàng cũ và đưa các mặt hàng mới vào.
Nhờ mua sắm vào ngày thứ sáu và thứ bảy, bạn có thể tích một số điểm lớn, nhưng bạn cũng sẽ có ít lựa chọn hơn – điều này không hay trong trường hợp bạn muốn thứ gì đó riêng biệt. Nhờ việc mua sắm vào ngày thứ Năm, bạn có thể có sự lựa chọn tốt nhất với mức giá tốt nhất để có được mặt hàng bạn mong muốn.
Video đang HOT
3. Hỏi han xung quanh
Có một lần tôi thấy chiếc váy tôi thích đang giảm giá, nhưng họ lại không có cỡ của tôi. Thay vì ra về tay trắng, tôi hỏi một trong những điều phối viên cửa hàng liệu cô ấy có thể kiểm tra xem liệu còn cửa hàng nào trong chuỗi cửa hàng của họ còn chiếc váy như vậy trong kho nữa hay không. Quả thật là may mắn vì vẫn còn một chiếc nữa, và cửa hàng đã gửi nó đến tận nhà tôi mà không lấy tiền vận chuyển.
Nếu bạn thấy cái gì bạn muốn mà lại không có nhiều lựa chọn, hãy hỏi xem liệu cửa hàng có thể làm gì cho bạn. Trong nhiều trường hợp, các nhân viên bán hàng muốn giữ doanh số, vì vậy họ sẽ kiểm tra lại để khiến bạn vui lòng. Trong khi các mặt hàng được xả hàng thường hữu hạn, phần lớn các cửa hàng thường có hàng tồn kho ở đâu đó khác, vì vậy nếu bạn thích lắm thì đáng để hỏi. Bạn cũng có thể kiểm tra ở ứng dụng mua sắm trên điện thoại thông minh xem liệu họ có còn mặt hàng đó trong kho online hay không.
4. Biết chính sách hoàn lại
Các sản phẩm xả hàng thì thường rất nhiều, nhưng việc đọc những dòng chữ in nhỏ là rất quan trọng. Tìm thấy 1 chiếc áo sơ mi $5 thật là tuyệt, nhưng cũng chẳng tuyệt nếu bạn không được trả lại nếu mặc không vừa.
Hãy luôn đọc hoặc hỏi xung quanh về chính sách hoàn trả hàng xả. Trong phần lớn các trường hợp, tất cả các sản phẩm trang sức được xả hàng thì đều là những sản phẩm cuối cùng rồi, nhưng rất nhiều cửa hàng đề nghị tích điểm thay vì hoàn trả xả hàng tồn. Các cửa hàng không muốn nhìn thấy những mặt hàng lỗi mốt lại bị quay trở về cửa hàng vì họ cần có chỗ cho những mặt hàng mới. Đó là lí do tại sao phần lớn các chính sách hoàn trả hàng xả rất ngắn, thường chỉ khoảng 14 ngày.
5. Mua sắm cuối mùa
Một trong những khoảng thời gian tuyệt vời nhất để tiêu tiền vào mua sắm là lúc cuối mùa. Hãy luôn nhớ rằng các cửa hàng bán lẻ luôn “đi trước mùa” 2 tháng, vì vậy bạn có thể vẫn chọn ra được những chiếc áo len tay dài rẻ và vẫn có thể mặc 1 tháng trước khi đến lúc phải lấy đồ từ tủ quần áo mùa xuân.
Nhìn chung, các cửa hiệu luôn sắp xếp các mặt hàng cho phù hợp với Tuần lễ thời trang Newyork vào tháng Chín và tháng Hai, vì vậy đừng để ý vội. Bạn có thẻ kiếm hời lớn khi sắm đồ mùa hè vào tháng Chín, và hốt quần áo mùa đông rẻ vào tháng Hai.
6. Biết khi nào không nên mua
Bạn sẽ trả nhiều tiền nhất nếu bạn mua quá sớm hoặc mua sai thời điểm. Ví dụ, chẳng khôn ngoan tẹo nào nếu mua đồ trang sức quanh dịp lễ Giáng Sinh, đó là lúc bạn có thể sẽ phải trả nhiều tiền nhất cho bộ trang sức đó. Và có những sản phẩm chẳng bao giờ được giảm giá cả – những đôi giầy và phụ kiện thiết kế cao cấp thường có giá rất ổn định, đặc biệt là nếu mặt hàng đó không mang tính “mùa vụ”.
Lời kết
Bạn không phải tiêu một đống tiền thì trông mới đẹp. Khi bạn đủ thông minh để đi mua vào mùa giảm giá và xả hàng, bạn vẫn có thể ăn vận như các bạn của bạn mà lại rẻ hơn rất nhiều. Đây là cách tốt nhất để theo kịp xu hướng và hoàn toàn không hoang phí túi tiền của bạn.
Lúc nào là thời gian ưa thích mua sắm của bạn? Bạn có bí kíp nào khác để tiết kiệm được nhiều không?
Theo nguồn tổng hợp
Phân biệt hàng hiệu Gucci Thật và hàng Fake
Gucci là một trong những thương hiệu thời trang nổi tiếng với các mặt hàng quần áo, phụ kiện và sản phẩm bằng da cao cấp. Trong thời gian gần đây trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm gắn nhãn thương hiệt Gucci không rõ nguồn gốc. Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái sau đây là một số cách phân biệt hàng hiệu Gucci thật và hàng Fake
1. Phân biệt qua thẻ Controllato
Thẻ chứng nhận hàng hiệu Controllato Card của Gucci thường được đi kèm sản phẩm của hãng. Thẻ này có đặc điểm là phần chữ GUCCI được in sắc nét ở phía trên. Phía dưới có dòng chữ Controllato và dưới cùng là loạt số cố định 1234567890.
Controllato Card kiểu cũ có chữ GUCCI in trên nền đen xám, dưới là trắng. Kiểu mới có nền trắng hoàn toàn, toàn bộ số và chữ màu đen.
Đối với Gucci hàng fake loại thấp thì có thể không có thẻ này hoặc đi kèm thẻ in chữ, số mờ nhạt, méo mó, không tinh xảo.
Tuy nhiên với hàng fake cao cấp thì thẻ giả có thể giống thẻ thật tới 90%, rất khó phân biệt bằng mắt thường.
2. Phân biệt bằng chất liệu
Những cách phân biệt bằng cảm quan như nhìn hoặc sờ chỉ có thể phát hiện được dòng sản phẩm Fake trung cấp trở xuống. Nhiều hàng fake siêu cấp có thể giống hàng xịn hơn 90% từ chất liệu, chi tiết ráp sản phẩm, hệ thống phụ kiện đi kèm, túi đựng dust bag, thẻ....
Gucci là một thương hiệu cao cấp nên sản phẩm của Gucci luôn được làm bằng chất liệu cao cấp, họa tiết in sắc sảo, đậm vừa phải, không nhòe, màu sắc hài hòa, phom dáng chắc chắn, tạo sự êm ái, dễ chịu khi sử dụng.
Hàng Gucci Fake nếu làm bằng chất liệu vải bố canvas thì bề mặt thường thô ráp, họa tiết in nhòe, nhẹ, trông không dầy dặn. đường dệt không đều, có thể bị sần sùi....
Đặc biệt chất liệu canvas mà Gucci hay LV sử dụng là loại chất liệu cao cấp, mềm, không tạo ra nếp gấp, gãy, gập khi sử dụng. Bạn thử đè một chiếc túi vải của Gucci, nếu sau đó, khi buông ra, trên bề mặt túi có nếp gấp, nhăn nhúm, khó về dáng ban đầu thì nhiều khả năng đó là túi giả.
Cách thử này cũng có thể dùng với giày Gucci làm từ vải bố canvas.
Với chất liệu da, đồ Gucci giả hàng fake loại thấp và trung bình thường dùng chất liệu giả da cho rẻ. Chất liệu này có thể bị bong tróc khi sử dụng hoặc sau khi đi mưa. Hàng giả da cũng không mềm mại, nhìn kém sang trọng. Khi chạm vào, hàng làm bằng da thật tạo cảm giác lạnh, thô ráp và trơn. Da thật mát, mềm và có độ ma sát nhẹ.
Với đồng hồ, đồng hồ Gucci giả thường cầm rất nhẹ tay do không được đúc nguyên khối bằng kim loại đắt tiền như đồng hồ Gucci thật. Thay vì đó, chúng thường chỉ được xi mạ bên ngoài nên cầm nhẹ, không chắc tay.Theo giới chuyên gia đánh giá, đồng hồ gucci giả thường sẽ nhẹ hơn hàng thật. Những chiếc đồng hồ Gucci có giá thành cao một phần là do nguyên liệu chế tác ra chúng là nguyên liệu quý hiếm và được đúc nguyên, chứ không chỉ xi mạ lớp bên ngoài như những chiếc đồng hồ Gucci giả mạo. Một số chiếc đồng hồ Gucci giả mạo còn được giới "chế tác" xi một lớp kim loại quý cùng loại với đồ thật bên ngoài, khiến cho bạn lầm tưởng chúng là đồng hồ Gucci thật.
Với nước hoa, nước hoa Gucci xịn giữ mùi rất lâu, bền. Nước hoa giả bay mùi nhanh, để lại hương cuối thường chua gắt, đắng, thậm chí hôi, khó chịu.
3. Phân biệt bằng chi tiết trên sản phẩm
Phần mác của sản phẩm Gucci có mép được cắt bằng máy nên rất đều và đẹp. Với mác bên trong túi Gucci thật thì luôn liền một mảnh với phần da gắn và túi chứ thường không gắn trực tiếp vào túi. Chữ dập trên mác cũng rất tinh và nét.
Nếu quan sát mác của sản phẩm, thấy mác cắt bị lởm chởm, vẹo vọ, phần chữ, số dập bị lõm bất thường hoặc có đoạn bị phồng nhẹ thì nhiều khả năng món đồ đó là hàng rởm.
Phía sau mác thường có số sê ri. Bạn có thể dùng số seri này để đưa cho hãng nhờ kiểm tra. Tuy nhiên các sản phẩm sản xuất từ quá lâu có thể sẽ không kiểm tra được. Bên cạnh đó, nhiều hàng fake siêu cấp, số seri này cũng có thể làm giả.
Đối với quần áo cũng vậy, phần mác của trang phục Gucci xịn luôn được đính cẩn thận và gắn chặt. Đường cắt ngay ngắn, vuông vức và chi tiết chỉ may rất chặt và đều.
Đáy của túi Gucci thật thường được ráp bởi hai mảnh rồi mới bọc vải. Bởi vậy nên khi sờ vào đáy của chúng, bạn sẽ thấy được đường ranh giới chia cắt. Hầu hết túi Gucci giả đều không có đường rãnh này.
4. Kiểm tra xuất xứ
Thông thường chỉ có hàng hiệu trung cấp mới sản xuất ở một số nước trung gian có nhân công giá rẻ như Trung Quốc hay Ấn Độ...
Hàng hiệu cao cấp như Gucci thường được sản xuất tại Italy, riêng với đồng hồ thì phải là "Swiss made" (máy móc, lắp ráp và kiểm tra ở Thụy Sĩ). Một số đồng hồ Gucci đề là "Japan made" là hàng fake.
Theo thatgia.com
Thấy đẹp nên đeo thử, nào ngờ vòng ngọc bích vỡ đôi, nữ khách hàng té xỉu khi biết giá tiền mình phải đền Nhìn chiếc vòng ngọc bích khá đẹp mắt, cô đã ngỏ ý muốn ướm thử vào tay. Trong lúc cố gắng đeo chiếc vòng vào tay, không may nữ khách hàng đã bị trượt tay và chiếc vòng rơi xuống đất. Trước khi quyết định mua quần áo, , ai cũng có thói quen cầm lên ướm thử, đeo thử với mình hay...