513 học sinh dự Hội thao Giáo dục quốc phòng, an ninh THPT tỉnh Đắk Lắk
513 học sinh đến từ 57 trường THPT sẽ tham gia tranh tài tại Hội thao Giáo dục quốc phòng, an ninh tỉnh Đắk Lắk lần thứ VI, năm học 2022-2023.
Diễn tập báo cáo trong Hội thao giữa các đoàn với Ban tổ chức.
Trong 2 ngày, từ 26-28/10/2022, tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk sẽ diễn ra Hội thao Giáo dục quốc phòng, an ninh học sinh trung học phổ thông cấp tỉnh lần thứ VI, năm học 2022-2023.
Ban tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị cho Hội thao sẽ diễn ra từ 26-28/18.
Video đang HOT
Ghi nhận thực tế cho thấy, đến sáng 25/10, mọi công tác chuẩn bị cho Hội thao được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Sở GD&ĐT phối hợp kiểm tra một cách kĩ lưỡng.
Các tính huống bảo đảm anh ninh, an toàn cho vận động viên tham gia tranh tài được Ban tổ chức rà soát, tính toán cẩn thận. Điều kiện ăn ở, đi lại, khu vực chờ… đều được lên phương án dự phòng.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk, sẽ có 513 học sinh đến từ 57/60 trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia tranh tài tại Ngày hội lớn của học sinh cấp THPT. Trong đó, có 56 trường đăng ký thi đấu đủ 6 nội dung.
Các đơn vị hỗ trợ thí sinh thi đấu kiểm tra đội hình trước giờ khai mạc Hội thao.
Các nội dung thi đấu, gồm: đội ngũ Tiểu đổi; các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu; tháo lắp súng tiểu liên AK ban ngày; ném lựu đạn xa trúng đích; chạy vũ trang 800m (nam – nữ) và bắn súng AK bài 1 (tư thế nằm bắn có tỳ).
“Mục đích của Hội thao nhằm nâng cao chất lượng môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh ( GDQPAN) gắn liền học tập với hoạt động thực tiễn. Tổ chức, quản lý thực hiện nội dung chương trình môn học GDQPAN trong các trường THPT. Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, rèn luyện giữa nhà trường và các địa phương. Phát hiện cá nhân và tập thể có thành tích cao trong học tập và rèn luyện, thành lập đội tuyển tham gia Hội thao GDQPAN toàn quốc lần thứ III. Đồng thời đề ra những giải pháp thiết thực tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ GDQPAN những năm tiếp theo”, lãnh đạo Sở GD&ĐT Đắk Lắk thông tin.
Hà Nội đi đầu trong giáo dục trực tuyến và đã hoàn thành nhiệm vụ năm học
Năm học 2021 - 2022, đa số học sinh Hà Nội chưa được đến trường. Chuyển đổi từ học tập trực tiếp sang học tập trực tuyến với khối lượng học sinh lớn là công việc khổng lồ nhưng ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô đã nỗ lực hoàn thành...
Ảnh minh họa.
Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội vừa làm việc với Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội và các dịch vụ nội dung thông tin, truyền thông khác trên mạng Internet.
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, năm học 2020-2021 trên địa bàn thành phố có 2.792 trường mầm non, phổ thông và 1 trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội, với 63.290 lớp. Hà Nội có gần 2,2 triệu học sinh chiếm số lượng lớn nhất cả nước.
Theo Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo, đây là năm thứ hai ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 trước những tác động không nhỏ tới công tác dạy và học của thầy trò ngành Giáo dục Thủ đô. Chính sự nỗ lực, sáng tạo, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng Internet phù hợp với tình hình thực tế đã bảo đảm cho công việc được thông suốt, không bị gián đoạn và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.
Hiện Sở Giáo dục và Đào tạo đã thẩm định nội dung hơn 6.000 học liệu điện tử và đưa lên kho học liệu điện tử của ngành tại study.hanoi.edu.vn. Đồng thời cũng chỉ đạo hướng dẫn các trường phải lựa chọn công cụ dạy học qua Internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế, chú trọng các điều kiện bảo đảm tổ chức dạy học qua Internet có chất lượng...
Bên cạnh đó, công tác triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội thực hiện trong môi trường giáo dục bảo đảm sự tập trung theo quy mô trường, lớp. Đối tượng được tuyên truyền cơ bản đồng đều về độ tuổi do đó thuận lợi trong việc xác định nội dung. Đội ngũ thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên có trình độ sư phạm, có năng lực truyền đạt thông tin pháp luật phù hợp với đối tượng được tuyên truyền.
Tuy nhiên, việc thực hiện cũng gặp một số khó khăn: Chương trình giáo dục thực hiện theo khung thời gian kế hoạch năm học; nhiều quy định pháp luật chỉ được truyền đạt những kiến thức cơ bản. Mặt khác do địa bàn rộng nên hạ tầng công nghệ thông tin cũng chưa đồng đều giữa các vùng. Trình độ nhận thức của người dân nói chung, phụ huynh học sinh nói riêng, đặc biệt là học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với sự hình thành nhân cách của em...
Đánh giá báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Đoàn giám sát cho rằng: thời gian qua, Hà Nội đi đầu trong giáo dục trực tuyến và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Năm học 2021 - 2022, đa số học sinh Hà Nội chưa được đến trường. Chuyển đổi từ học tập trực tiếp sang học tập trực tuyến với khối lượng học sinh lớn là công việc khổng lồ mà ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô đã nỗ lực hoàn thành.
Tiếp thu các ý kiến tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội Đặng Xuân Phương cho biết, Đoàn giám sát sẽ tiếp tục làm việc với các Sở, ngành liên quan và UBND Thành phố Hà Nội để có thêm thông tin phục vụ xây dựng báo cáo giám sát với các đề xuất sửa đổi chính sách pháp luật trong thời gian tới.
Món quà Tết bất ngờ của cô giáo Cao Thị Xuyến Cô Xuyến cho rằng giáo viên phải tạo không khí lớp học thân thiện, vui vẻ, gần gũi, cởi mở và đối xử công bằng với tất cả học sinh. "Em bất ngờ nhận được món quà Tết, món quà vô giá thầy ạ, đọc xong, bao nhiêu mệt nhọc nó tan biến hết, chỉ còn lại yêu thương và thấy mình cần...