5 việc bạn không nên làm ngay trước khi đi ngủ
Dường như không có gì hỗ trợ sức khỏe cho bằng một giấc ngủ ngon. Nhưng có những lỗi đơn giản và phổ biến ít người để ý, có thể phá hỏng giấc ngủ của bạn.
Có những lỗi đơn giản nhưng ít người để ý, có thể phá hỏng giấc ngủ của bạn . SHUTTERSTOCK
Đừng bao giờ làm những điều sau đây trước khi đi ngủ. Vì nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ ngon của bạn, theo eatthis.com .
1. Ăn quá nhiều trước khi đi ngủ
Các nhà dinh dưỡng thường khuyên nên giữ khoảng cách 3 tiếng từ bữa ăn tối và giờ đi ngủ. Điều đó giúp cơ thể có thời gian để tiêu hóa thức ăn, di chuyển thức ăn ra khỏi dạ dày và vào ruột non, đồng thời giảm nguy cơ ợ chua hoặc trào ngược a xít, đây là những nguyên nhân có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Ngoài ra, ăn quá no sát giờ đi ngủ báo hiệu cơ thể cần phải tỉnh táo để hoàn thành công việc tiêu hóa, thay vì chìm vào giấc ngủ.
Nhưng cũng đừng ngủ khi bụng đói mà hãy ăn nhẹ chút gì đó, lượng đường trong máu thấp và bụng cồn cào có thể khiến bạn tỉnh táo.
Các chuyên gia khuyên nên ăn một bữa ăn nhẹ kết hợp carbohydrate và protein để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bởi vì protein tạo ra L-tryptophan – gây buồn ngủ, trong khi carbohydrate vận chuyển L-tryptophan đến các tế bào của cơ thể.
Video đang HOT
3. Tập cường độ cao trước khi đi ngủ
Các chuyên gia từng khuyên không nên tập thể dục vào ban đêm nếu bạn muốn có giấc ngủ ngon.
Nhưng nghiên cứu gần đây, được công bố trên tạp chí y học thể thao Sports Medicine cho thấy, tập buổi tối vẫn tốt, miễn là phải hoàn thành buổi tập 1 giờ trước khi đi ngủ.
Trong một phân tích tổng hợp của 23 nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, tập thể dục buổi tối thực sự giúp mọi người đi vào giấc nhanh hơn và ngủ sâu hơn, miễn là phải hoàn tất việc tập 1 giờ trước khi đi ngủ.
4. Uống nhiều rượu
Uống 1 – 2 ly có thể khiến bạn cảm thấy thư giãn, nhưng đó không phải là thuốc ngủ.
Ngược lại, uống quá nhiều rượu có thể khiến cơ thể không đạt đến mức độ sâu của giấc ngủ, khiến bạn có nhiều khả năng thức giấc vào ban đêm hơn.
5. Cầm điện thoại lên giường
Cố gắng tập thói quen không lướt điện thoại ngay trước khi ngủ . ẢNH SHUTTERSTOCK
Để điện thoại bên cạnh giường sẽ khiến bạn dễ lướt điện thoại, điều này giúp kích thích tâm trí của bạn và có thể ngăn bạn chìm vào giấc ngủ. Thực tế rất khó bỏ được thói quen này, vì sau một ngày làm việc bận rộn thì đây chính là thời gian để thư giãn trên điện thoại.
Nhưng lướt điện thoại sẽ kích thích não bộ hoạt động và tỉnh táo hơn, bác sĩ Harneet Walia – chuyên gia về rối loạn giấc ngủ của Cleveland Clinic, cho biết. Thậm chí chỉ cần lướt nhanh cũng có thể thu hút sự chú ý của não bộ và gây khó chìm vào giấc ngủ.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ánh sáng xanh từ điện thoại có thể ngăn chặn việc sản xuất hoóc môn gây ngủ melatonin.
Vì vậy, tốt nhất nên để điện thoại ở chế độ tắt tiếng trong một phòng khác, theo eatthis.com .
Một đêm ngon giấc để tim khỏe hơn
Với lối sống bận rộn hiện nay, dường như giấc ngủ ngon thực sự là một điều xa xỉ đối với nhiều người.
Nhưng một giấc ngủ ngon ngày càng được công nhận là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tốt.
Rối loạn giấc ngủ và sức khỏe tim mạch
Giấc ngủ bị gián đoạn có liên quan đến nguy cơ bệnh tim theo nhiều cách. Mất ngủ và chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là những rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất và ảnh hưởng đến thời lượng giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. OSA là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng, trong đó người bệnh ngừng thở hoặc hơi thở trở nên nông hơn nhiều lần khi ngủ do các mô mềm ở lưỡi hoặc hầu họng giãn ra và chặn một phần hoặc chặn hoàn toàn đường thở. Ước tính OSA ảnh hưởng từ 10 - 25% người trưởng thành, nhưng thường không được nhận biết và chẩn đoán do hiện tượng này xảy ra trong giấc ngủ. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến nghị nên tầm soát OSA ở tất cả những người bị suy tim và rung nhĩ chứng tỏ mối liên quan mật thiết giữa chứng ngưng thở tắc nghẽn với bệnh tim. Mất ngủ cũng là một rối loạn giấc ngủ phổ biến, ước tính ảnh hưởng đến 25% người trưởng thành.
Ngủ không ngon giấc dẫn đến ăn uống kém khoa học
Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa giấc ngủ và cách ăn uống - cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch - ở gần 500 phụ nữ. Thông tin thu nhận từ những người phụ nữ trong nghiên cứu về chất lượng giấc ngủ của họ, thời gian đi vào giấc ngủ và liệu họ có bị mất ngủ hay không. Báo cáo cũng nghiên cứu về thói quen ăn uống của họ.
Nghiên cứu cho thấy, những người có chất lượng giấc ngủ kém nhất thường tiêu thụ nhiều đường bổ sung hơn. Do họ mất nhiều thời gian đi vào giấc ngủ hơn nên có khả năng tiêu thụ nhiều thức ăn hơn, nạp nhiều calo hơn. Hơn thế, những phụ nữ có giấc ngủ kém chất lượng ngoài việc ăn quá nhiều thường lựa chọn thực phẩm không lành mạnh như bánh quy, đồ ăn vặt nhiều đường, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều chất béo... Chế độ ăn uống này được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng việc ăn uống thiếu khoa học trên có liên quan tới cảm giác hài lòng do bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu ngủ và có liên quan tới tín hiệu nội tiết tố phức tạp. Ngược lại, chế độ ăn uống quá nhiều loại thực phẩm không phù hợp như trên lại có thể ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ ngon của chúng ta. Ăn nhiều, ngủ ít - ngủ ít lại dẫn đến ăn nhiều chính là vòng tròn đến béo phì, một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch.
Khó ngủ dễ dẫn đến thói quen ăn uống không khoa học có hại cho sức khỏe.
Thời gian ngủ đều đặn rất tốt cho tim mạch
Một nghiên cứu khác gần đây được công bố trên Tạp chí Tim mạch học Hoa Kỳ, đã liên kết sự bất thường của giấc ngủ với sự phát triển của bệnh tim mạch. Nghiên cứu này đã theo dõi gần 2.000 nam giới và phụ nữ trưởng thành không mắc bệnh tim mạch trong 5 năm. Những người tham gia đeo thiết bị theo dõi giấc ngủ và hoạt động hang ngày. Họ cũng hoàn thành một nghiên cứu toàn diện về giấc ngủ và trả lời các câu hỏi về cuộc sống của họ, bao gồm cả chế độ ăn uống.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thời lượng ngủ không đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Nhóm người có thời lượng ngủ mỗi đêm không đều nhất và thời gian đi ngủ luôn thay đổi thất thường có nguy cơ phát triển bệnh tim cao gấp 2 lần so với những người có thời lượng ngủ đồng đều và giờ đi ngủ ổn định. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiều yếu tố có thể liên kết kiểu ngủ không đều đặn với những thay đổi chuyển hóa có hại, chẳng hạn như béo phì, đái tháo đường và tăng cholesterol,... tất cả đều ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, sự trao đổi chất của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ, nên lựa chọn chế độ ăn uống khi chúng ta thiếu ngủ cũng rất quan trọng với sức khỏe.
Ưu tiên giấc ngủ ngon để tim mạch tốt hơn
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe. Vì thế, lời khuyên của các chuyên gia là hãy chú ý đến thời gian đi ngủ, thời lượng ngủ và chất lượng giấc ngủ của bạn vào ban đêm. Nếu bạn bị mất ngủ hoặc giấc ngủ kém chất lượng, hãy tư vấn với bác sĩ để có một kiểm tra chính thức về giấc ngủ và về các yếu tố có thể giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.
Mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn thức dậy sớm vào buổi sáng Ăn nhẹ tối hôm trước, tắt các thiết bị điện tử, đặt báo thức xa giường và uống một cốc nước trước khi ngủ là cách giúp bạn dậy sớm hơn vào sáng hôm sau. Ăn tối nhẹ: Ăn no trước khi ngủ khiến bạn uể oải khi thức dậy bởi sẽ gây khó tiêu. Nhưng ăn quá ít làm bạn thèm ăn...