5 tỷ phú giàu nhất khu vực Đông Nam Á
Tỷ phú Thái Lan, Dhanin Chearavanont đang là người giàu nhất khu vực Đông Nam Á với tài sản trị giá 21 tỷ USD.
Dưới đây là 5 tỷ phú có tài sản đứng đầu khu vực Đông Nam Á, theo bảng xếp hạng của Forbes tính đến ngày 27/11/2015.
1. Dhanin Chearavanont
Quốc gia: Thái Lan
Tài sản: 21 tỷ USD
Ông Dhanin Chearavanon, sinh năm 1938, là Chủ tịch tập đoàn Charoen Pokphand Group.
Theo WSJ, ông Dhanin đã xây dựng cơ nghiệp đồ sộ từ kinh doanh thịt gà, lợn và tôm, tiếp đến là xây dựng một mạng lưới phủ rộng toàn cầu các cửa hiệu tiện ích, rồi đầu tư vào ngành viễn thông tại thị trường trong nước, bên cạnh sản xuất nhựa và dược phẩm tại Trung Quốc.
Tỷ phú này đã thực hiện nhiều thương vụ đình đám khắp châu Á. Ông cũng là người “mua hụt” Metro Việt Nam hồi đầu năm 2014.
2. Henry Sy
Video đang HOT
Quốc gia: Philippines
Tài sản: 13,6 tỷ USD
Ông Henry Sy sinh năm 1924, tên thật là Thi Chí Thành, được người Philippines biết đến với nhiều biệt hiệu như “Vua bán lẻ” hay “Cha đẻ siêu thị giày”.
Từ một cửa hàng bán giày khiêm tốn, đến nay tập đoàn SM của Henry Sy đã trở thành đế chế kinh doanh hùng mạnh bậc nhất tại Philippines.
3. Charoen Sirivadhanabhakdi
Quốc gia: Thái Lan
Tài sản: 10,9 tỷ USD
Ông Charoen Sirivadhanabhakdi (71 tuổi) là một người gốc Hoa. Ông hiện là tỷ phú giàu thứ 2 tại Thái và được biết đến với lĩnh vực đồ uống và bán lẻ.
Dưới “đế chế” của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi có 3 cái tên lớn nhất là là ThaiBev hoạt động trong lĩnh vực đồ uống, Berli Jucker (BJC) hoạt động đa ngành và TCC Land trong lĩnh vực bất động sản.
Giống như tỷ phú Dhanin Chearavanont, ông Charoen Sirivadhanabhakdi có ý định mua lại Metro Việt Nam nhưng chưa thành công.
4. Robert Kuok
Quốc gia: Malaysia
Tài sản: 9,4 tỷ USD
Tỷ phú Robert Kuok (92 tuổi) là người giàu nhất Malaysia và thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á hiện nay. Đế chế kinh doanh của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ giao dịch hàng nông sản tới tài chính và bất động sản. Đặc biệt, ông được coi là “Vua mía đường” vì giàu lên từ việc đầu tư vào các đồn điền trồng mía từ những năm 1960 và có thời điểm kiểm soát tới 5% thị trường đường của thế giới.
5. R. Budi Hartono
Quốc gia: Indonesia
Tài sản: 8,6 tỷ USD
Hartono là gia đình giàu nhất Indonesia, sở hữu một trong những công ty sản xuất thuốc lá lớn nhất thế giới – Tập đoàn Djarum. Tập đoàn này đồng thời sở hữu phần lớn cổ phần của Ngân hàng Central Asia, một trong những nhà băng lớn nhất Indonesia.
Cùng với em trai Michael Bambang Hartono, ông R. Budi Hartono được thừa kế gia tài từ người cha gốc Hoa, ông Oei Wie Gwan, người sáng lập ra Djarum vào năm 1951. Hiện nay, ông R. Budi Hartono là tỷ phú giàu nhất Indonesia.
Bí quyết để đầu tư như tỷ phú bất động sản Sam Zell
Theo_NDH
Nhật Bản buộc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng?
Bộ luật an ninh mới của Nhật Bản sẽ có thể kích động một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Á, buộc Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng và khích lệ Đài Loan quyết tâm tách khỏi đại lục.
Giáo sư Liang Yunxiang tại Trường Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Peking nhận định luật an ninh mới của Nhật Bản lần đầu tiên cho phép quân đội nước này ra nước ngoài tham chiến kể từ sau Thế chiến thứ Hai, sẽ kích động một cuộc chạy đua vũ trang mới ở khu vực Đông Á.
Theo ông Liang, với sự ủng hộ của liên minh đảng cầm quyền do Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo, việc bộ luật mới được Thượng viện Nhật Bản thông qua hôm 19/9 không phải là điều gây ngạc nhiên.
Bộ luật an ninh mới của Nhật Bản từng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân trong nước.
Tuy nhiên, bộ luật an ninh mới sẽ tạo ra những tác động lớn trong mối quan hệ ngoại giao giữa Tokyo và Bắc Kinh. Do đó, nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo hai nước là tìm mọi cách ngăn chặn ảnh hưởng của bộ luật có thể làm gia tăng căng thẳng dẫn tới xung đột, tờ Want China Times dẫn lời Giáo sư Liang.
Cũng theo ông Liang, bộ luật an ninh mới của Nhật Bản sẽ buộc Trung Quốc tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng. Ngoài việc tăng cường triển khai hoạt động tuần tra quần đảo đang xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông là Senkaku/Điếu Ngư, Bắc Kinh cũng sẽ tổ chức thêmcác cuộc tập trận chung với Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Giáo sư Liang nhận định dù việc Nhật Bản lần đầu tiên cho phép quân đội ra nước ngoài tham chiến kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai không ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ ở eo biển Đài Loan nhưng nó sẽ khích lệ Đài Loan quyết tách khỏi Trung Quốc. Nói cách khác, Đài Bắc có thể kêu gọi Tokyo hỗ trợ trong trường hợp Bắc Kinh quyết dùng vũ lực để sáp nhập Đài Loan vào đại lục.
"Cách duy nhất giúp Đài Loan giành được độc lập là Trung Quốc vướng vào vòng căng thẳng với Nhật Bản và Mỹ. Song Bắc Kinh sẽ làm mọi cách ngăn chặn viễn cảnh bùng nổ căng thẳng với Washington, Tokyo và Đài Bắc xảy ra", ông Liang nói.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Want China Times, trang web tin tức bằng tiếng Anh của Tập đoàn truyền thông China Times (Đài Loan). Want China Times được thành lập vào năm 2010, chuyên cung cấp các thông tin về cộng đồng quốc tế đặc biệt về Trung Quốc và Đài Loan.
Theo Infonet
ASEAN nên "thân" với ai? Cac nươc trong khu vưc Đông Nam A đang đôi măt vơi môt lưa chon ngay cang kho khăn: Ho nên ung hô Trung Quôc hay ung hô My? Vi ly do nay, sư chia re giưa cac nươc se trơ nên căng thăng hơn. Co thê thây răng, khu vưc Đông Nam A đang cân môt giai phap thư ba. Sư canh...