5 tư thế yoga giúp bạn thư giãn, trẻ trung hơn
Yoga là một liệu pháp thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả. Tập yoga đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp bạn trẻ trung, khỏe đẹp từ trong ra ngoài…
Tư thế chó úp mặt là một trong những tư thế cơ bản nhất trong yoga. Tư thế này không chỉ giúp thư giãn tâm trí mà còn tăng cường sức mạnh các nhóm cơ, gồm cơ tay, cơ chân và cơ lõi. Đặc biệt, luyện tập tư thế chó úp mặt có thể cải thiện tuần hoàn máu, mang đến bạn làn da rạng rỡ và trẻ trung.
Cách thực hiện:
Quỳ trên cả hai chân và hai tay, đầu gối mở rộng bằng hông, các ngón tay xòe rộng.
Hít vào, dồn lực đều vào bàn tay và nâng đầu gối lên khỏi sàn. Sau đó từ từ duỗi thẳng chân, nhón chân lên, gót chân nâng lên khỏi mặt sàn.
Kéo căng chân và lưng cao nhất có thể, đồng thời đặt đầu vào giữa cánh tay tạo thành tư thế chó úp mặt.
Bạn nhắm mắt và hít thở đều, giữ nguyên tư thế trong 1 – 3 phút và trở về vị trí ban đầu.
Tư thế chó úp mặt.
2. Tư thế con cá
Tư thế này giúp mở rộng vùng ngực, thông thoáng đường hô hấp, đồng thời giải tỏa sự căng cứng ở vùng cổ và vai. Tư thế con cá kích thích tuyến yên, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Cách thực hiện:
Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng trên sàn, khép vào nhau.
Úp tay xuống sàn, hít vào, nhấc từng bên cơ thể lên để đặt tay vào vị trí dưới mông, sau đó đưa khuỷu tay gần về phía eo.
Đẩy ngực lên cao và ngửa cổ ra sau, dồn trọng lực lên cánh và khuỷu tay, mở rộng tối đa lồng ngực.
Video đang HOT
Giữ tư thế trong 15-30 giây, hít thở đều đặn.
Tư thế con cá.
3. Tư thế lạc đà
Tư thế lạc đà hỗ trợ kéo giãn phần thân trên, mang lại hiệu quả thư giãn tinh thần, đồng thời giúp cải thiện tư thế hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
Bắt đầu ở vị trí ngồi trên gót chân.
Nghiêng mình qua phải, dùng tay phải nắm vào lòng bàn chân phải, sau đó thực hiện tương tự với bên trái, rồi ngửa đầu ra sau.
Cố gắng giữ thẳng tay và đổ dồn lực vào cánh tay, đồng thời rướn người về phía trước sao cho bắp đùi vuông góc với sàn 1 góc 90 độ.
Giữ tư thế 10 – 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
Lưu ý: Hạn chế thực hiện tư thế này khi bị đau vai, lưng hoặc chấn thương cột sống.
Tư thế lạc đà.
4. Tư thế cái ghế
Tư thế cái ghế là động tác ngồi xổm có tác dụng làm săn chắc các cơ ở mông, hông và đùi. Bài tập này cũng tác động đến vùng cơ cốt lõi để tạo sự ổn định và cải thiện khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
Cách thực hiện:
Bắt đầu bằng cách đứng thẳng trong tư thế quả núi, gập đầu gối cho đến khi đùi gần như song song với sàn, tưởng tượng như bạn đang ngồi trên 1 chiếc ghế.
Nâng cao tay, lòng bàn tay hướng vào nhau, tay thẳng, không cong khuỷu tay.
Giữ tư thế trong 5 đến 10 nhịp thở và quay lại tư thế quả núi.
Tư thế cái ghế.
5. Tư thế em bé
Tư thế em bé thường được thực hiện vào đầu hoặc cuối buổi để khởi động, làm nóng và thư giãn cơ thể. Không chỉ giúp kéo giãn vùng lưng dưới, bài tập này còn giúp xoa dịu tinh thần, hỗ trợ tiêu hóa để ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Cách thực hiện:
Ngồi trên gót chân, từ từ mở rộng đầu gối và hông. Hít thở đều.
Gập người về trước giữa hai đùi.
Đưa hai tay duỗi thẳng về phía trước, hai lòng bàn tay úp xuống, vai thả lỏng.
Giữ tư thế trong khoảng từ 30 giây đến 1 phút hoặc lâu hơn tùy theo khả năng của bạn.
Thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ để về lại tư thế ban đầu.
Tư thế em bé.
Những điều bạn cần lưu ý khi tập yoga
Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn tập yoga trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Chọn loại hình yoga phù hợp
Bạn cần chọn hình thực tập yoga phù hợp. Nguồn ảnh: Internet
Yoga được chia ra nhiều loại như Hot Yoga, Yoga dây, Yoga bóng, Yoga-Intriny với mục đích khác nhau như thẩm mỹ, tăng cường sức khỏe, giảm cân... Vì vậy bạn cần xác định mục đích học là gì để lựa chọn các bài tập phù hợp, cũng như có sự hỏi kĩ lưỡng các giáo viên để bạn có thể học hiệu quả nhất các bài tập mà mình đã lựa chọn.
Thời gian tập luyện
Tập yoga tốt nhất vào sáng sớm hoặc tối muộn. Sáng sớm là lúc cơ thể người tập tỉnh táo để dự trữ năng lượng cho một ngày làm việc. Tối muộn là thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi. Đây là những thời điểm lý tưởng để tập yoga nhẹ nhàng thư giãn, giúp lưu thông khí huyết. Bạn nên tập luyện ở những nơi thoáng mát, dễ chịu, lúc đó cơ thể sẽ giải phóng và loại bỏ căng thẳng.
Tập thở đúng cách
Hít và thở trong yoga là bước rất quan trọng. Đây là 1 phần trong bài tập mà bất cứ người mới nào cũng cần phải học. Tuy nhiên, có khá nhiều người mắc phải sai lầm lúc tập là hít thở nhanh và nông. Điều này làm tăng lượng carbonic lên cao, khiến máu dồn vào lá lách gây đau bụng, chuột rút và không mang được hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, nhiều người không hít thở đúng còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh; gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng như trầm cảm, tẩu hỏa nhập ma, rất khó để phục hồi lại.
Để hít và thở đúng cách thì bạn cần làm như sau: hít vào bằng mũi và thở ra bằng mũi hoặc miệng. Hít sâu và thở dài để làm tăng lượng oxy, giảm carbonic bơm vào máu và các múi cơ. Lưu ý, khi hít vào vào cần phải căng bụng lên và thở ra thì hóp bụng lại. Tập hít thở đúng cách sẽ mang đến nhiều năng lượng hơn để luyện tập cũng như giúp bạn đạt hiệu quả cao nhất.
Khởi động
Bạn nên làm nóng cơ thể bằng một số động tác khởi động cơ bản, xoay nhẹ nhàng các khớp và căng giãn cơ trước khi bắt đầu buổi tập. Đây là bước quan trọng giúp bạn hạn chế một số tổn thương trong lúc tập. Các cơ được làm nóng sẽ dần giãn ra để thích nghi với cường độ tập tăng dần.
Không nên mạo hiểm tập động tác khó
Bạn không nên nôn nóng muốn đạt hiệu quả thật nhanh mà mạo hiểm thực hiện những động tác khó hay tăng thời gian tập luyện... Sự vội vàng này chẳng những không có kết quả như mong muốn mà còn gây chấn thương cho cơ thể, làm mất ngủ, dễ cáu gắt...
Tập luyện yoga không phải là để thể hiện bằng những động tác khó. Bạn phải xác định rõ mục tiêu của bản thân, không nên so sánh với người khác. Phải đặt an toàn lên hàng đầu và lắng nghe cơ thể muốn gì, thực hiện các động tác trong giới hạn khả năng của mình để luôn giữ tinh thần an lạc, thanh thản.
Muốn tập yoga có hiệu quả cần phải tập chậm rãi, kiên trì và cố gắng thật nhiều. Điều quan trọng là tập luyện đúng từ những bước cơ bản đến nâng cao, theo trình tự từ thiền, khởi động, tập các tư thế asana, xoa bóp nhẹ nhàng cơ thể và thư giãn.
Chuyên gia lưu ý an toàn khi tập yoga tại nhà Tập yoga tại nhà là một lựa chọn của nhiều người. Điều quan trọng là tập sao cho an toàn và hiệu quả... Yoga có thể mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, theo huấn luyện viên Yoga và Pilates Vũ Thị Thùy Dương, Trung tâm MBS, tập luyện yoga tại nhà không...