5 trường đại học định hướng ‘lên đời’ đại học
Nhiều trường lớn đang lên kế hoạch chuyển đổi mô hình lên đại học với đa lĩnh vực, ngành đào tạo.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện có 267 cơ sở đào tạo bậc đại học (chưa tính khối an ninh quốc phòng). Với quyết định của Thủ tướng, Đại học Bách khoa Hà Nội là đơn vị đầu tiên chuyển từ trường đại học thành đại học sau khi Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018 và Nghị định 99 năm 2019 có hiệu lực.
Sau Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều trường đại học lớn cũng đang lên kế hoạch “ lên đời” thành đại học đa ngành với nhiều trường thành viên để thay đổi mô hình quản trị.
Sinh viên y dược thực hành lâm sàng. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Cách đây một năm, trường Đại học Cần Thơ ban hành đề án phấn đấu trở thành Đại học Cần Thơ. Để hoàn thành mục tiêu trên, trường nhanh chóng thành lập 4 trường, gồm trường Bách khoa, trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, trường Kinh tế và trường Nông nghiệp (trên cơ sở khoa nông nghiệp). Đồng thời, trường cũng thành lập Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Khoa giáo dục thể chất thuộc trường.
Tháng 5/2021, trường Đại học Kinh tế TP.HCM cũng thông qua đề án tái cấu trúc nhà trường thành đại học đa ngành. Ba trường thành viên trực thuộc được ra đời ngay sau khi có đề án mới gồm: trường Kinh doanh, trường Kinh tế – Luật và Quản lý nhà nước, Trường Công nghệ và Thiết kế.
Theo lộ trình, trong giai đoạn 2022 – 2025, trường sẽ trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án thành lập Đại học Kinh tế TP.HCM. Tiếp theo, giai đoạn 2026 – 2030 thành lập trường Quốc tế, nâng cấp Phân hiệu Vĩnh Long thành trường đại học của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Dù chưa có đề án chính thức, nhưng PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, trong kế hoạch 5 năm tới, trường định hướng chiến lược để trở thành đại học. Trong cơ cấu của Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ có ít nhất 3 trường thành viên: trường Kinh tế, trường Kinh doanh và trường Khoa học công nghệ.
Đặc biệt, định hướng cơ bản của trường Khoa học công nghệ là nghiên cứu và đào tạo về chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong kinh tế, kinh doanh và quản lý.
Lãnh đạo một số trường: trường Đại học Y dược TP.HCM và trường Đại học Y Hà Nội cũng đang nghiên cứu kế hoạch phát triển thành đại học với nhiều trường thành viên.
Trước khi Đại học Bách khoa Hà Nội “lên đời”, cả nước có 5 đại học, gồm: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.
Một lãnh đạo trường Bách khoa Hà Nội từng cho biết, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ là mô hình đại học mới hoàn toàn ở Việt Nam, tư duy về quản trị đại học sẽ thay đổi, sẽ xóa bỏ tư duy cục bộ. Về tổ chức hành chính, xóa bỏ hết đơn vị hành chính bộ môn. Ở cấp trường, sẽ tách quản lý hành chính – nhân sự ra khỏi quản lý chuyên môn.
Không xây dựng trường thành viên trong Đại học Bách khoa Hà Nội
Thông tin về chuyển đổi, Đại học Bách khoa Hà Nội khẳng định thực hiện phân cấp tự chủ mạnh nhưng không phân lập, không xây dựng các trường đại học thành viên.
Người học quan tâm việc ghi bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi thế nào sau chuyển đổi
Tối 5/12, Đại học Bách khoa Hà Nội đã thông tin những vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi cơ cấu từ trường ĐH thành Đại học.
Theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018, trường đại học/học viện là cơ sở giáo dục với trình độ đại học, đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành. Các ngành này thuộc một hoặc vài lĩnh vực. Còn, đại học là cơ sở đào tạo, nghiên cứu đa lĩnh vực và gồm nhiều trường đại học/khoa thành viên.
Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi, Đại học Bách khoa Hà Nội bên cạnh việc tinh gọn bộ máy, tăng tính chủ động, sáng tạo ở các đơn vị, thực hiện phân cấp tự chủ mạnh, đơn vị này không phân lập, không xây dựng các trường đại học thành viên. Quan điểm này thể hiện sự thống nhất về mục tiêu phát triển, giá trị cốt lõi, chuẩn mực và chất lượng của toàn Đại học.
Mô hình đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ của Đại học Bách khoa Hà Nội được áp dụng thống nhất với bộ chuẩn chương trình đào tạo và quy chế đào tạo do Đại học Bách khoa Hà Nội quy định.
Theo đó, người học khi tốt nghiệp các bậc trình độ đều được cấp văn bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội để đảm bảo sự gắn kết giữa sinh viên, cựu sinh viên với vị thế và danh tiếng của Đại học.
Với việc chuyển đổi cơ cấu, đơn vị này mong muốn đưa Đại học Bách khoa Hà Nội phát triển đột phá, trở thành đại học nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, tự chủ toàn diện, có môi trường học thuật sáng tạo, cởi mở, tự do học thuật, khơi dậy khát vọng cống hiến của cán bộ viên chức, người lao động, sinh viên và học viên toàn đại học, phát huy giá trị văn hóa, bản sắc của con người Bách khoa Hà Nội.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, việc chuyển đổi trường đại học thành một đại học mang tính cơ học, nhằm giảm bớt số ngành nhỏ lẻ, tạo ra các trường mang tính liên ngành nhiều hơn.
Từ đó, giúp phát triển nghiên cứu khoa học, tăng chất lượng đào tạo. Một đại học với rất nhiều khoa thì sẽ bị phân mảnh trong quản lý, kém liên kết hơn so với khi sáp nhập các khoa thành trường trực thuộc
Thứ trưởng GD&ĐT nêu điểm khác nhau giữa trường đại học và đại học Thứ trưởng GD&ĐT Hoàng Minh Sơn nêu rõ điểm khác nhau giữa trường đại học và đại học. Trả lời VTC News tối 5/12, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018, trường đại học/học viện là cơ sở giáo dục với trình độ đại học, đào tạo và nghiên...