5 thói quen để có bộ não khỏe mạnh hơn
Theo ông Sanjay Gupta, bác sĩ giải phẫu thần kinh, phóng viên y khoa của CNN đồng thời là tác giả sách, “hay quên” là điều bình thường ở mọi lứa tuổi, và gien không phải nguyên nhân khiến chúng ta mắc chứng mất trí nhớ.
Bộ não con người – REUTERS
Ông cũng chỉ ra rằng ngay khi ở tuổi trưởng thành, năng lực nhận thức đã có thể bắt đầu suy giảm, sớm hơn nhiều so với chúng ta thường nghĩ. Vì thế bạn nên thay đổi lối sống ngay bây giờ để cải thiện trí não chứ đừng chờ bước qua tuổi 60 mới làm.
Dưới đây là 5 thói quen mà bác sĩ Gupta đưa ra để có một bộ não khỏe mạnh hơn, theo Greater Good Magazine.
Di chuyển nhiều hơn
Tập thể dục giúp tăng cường chức năng não và khả năng chống chọi với bệnh tật. Kỳ thực, chúng ta không cần vận động quá nhiều mới đem lại hiệu quả. Đi bộ 2 phút mỗi ngày là được. Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích tổng thể, bao gồm tăng sự dẻo dai, sức chịu đựng, sức mạnh, khả năng kiểm soát căng thẳng và khả năng miễn dịch.
Nhưng lý do chính mà vận động có ích cho não bộ là nó giúp giảm viêm trong quá trình kích thích chức năng và sự phát triển của các tế bào thần kinh. Đó là lý do tại sao tập những bài thể dục vận động có di chuyển (khác kiểu vận động tại chỗ như tập tạ) có lợi cho nhận thức, theo Greater Good Magazine.
Ngủ ngon là một trong những cách dễ nhất và hiệu quả nhất để cải thiện các chức năng não, cũng như khả năng học hỏi và ghi nhớ kiến thức mới của bạn. Bác sĩ Gupta đề xuất thay vì ngủ những giấc ngắn vào ban ngày, chúng ta nên đi bộ để giảm căng thẳng hoặc tập thiền.
Để giảm bớt căng thẳng và suy ngẫm khiến ta mất ngủ ban đêm, ông khuyến khích mọi người nên có một hành động thể hiện sự biết ơn mỗi ngày, ví dụ như hoạt động tình nguyện cộng đồng, giảm thời gian lướt mạng xã hội và tránh ôm đồm nhiều việc.
Video đang HOT
Học hỏi, khám phá và tìm kiếm mục đích sống
Chúng ta luôn cần kích thích bộ não của mình bằng việc học hỏi và khám phá. Học tập giúp não tạo các kết nối thần kinh mới và thúc đẩy khả năng phục hồi của não, giúp ngăn chặn các triệu chứng sa sút trí tuệ (như mất trí nhớ).
Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải có lợi cho não bộ – ẢNH: REUTERS
Việc học hỏi, khám phá không diễn ra trong một sớm một chiều mà là quá trình tôi luyện bộ não thông qua giáo dục, công việc, các mối quan hệ xã hội và các hoạt động khác, vốn sẽ kéo dài suốt đời.
Tuy nhiên, thiếu một trong các yếu tố trên, ví dụ không được học đại học, không có nghĩa là bạn sẽ bị suy giảm nhận thức nhiều hơn người khác. Không bằng cấp cũng chẳng sao, miễn là bạn luôn đặt mục tiêu để thử thách trí tuệ của mình.
Bác sĩ Gupta cảnh báo rằng phần lớn “trò chơi trí tuệ” được quảng cáo không hiệu quả trong việc ngăn chặn chứng mất trí nhớ vì chúng không đào tạo khả năng giải quyết vấn đề hoặc suy luận – “chìa khóa” để duy trì nhận thức. Ông gợi ý việc học thêm ngoại ngữ bởi vì hoạt động này mang lại nhiều thử thách phức tạp hơn, và giao tiếp xã hội cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của não bộ, theo Greater Good Magazine.
Tìm kiếm mục đích sống tốt cho não bộ, nhất là khi mục đích đó có liên quan đến việc tiếp xúc với những người thuộc các thế hệ khác nhau hoặc quá trình học tập và thử thách của cá nhân. Nghiên cứu cho thấy rằng những người sống có mục đích sẽ ít có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, ngay cả khi não của họ chứa các mảng Alzheimer. Có lẽ mục đích sống giúp truyền cảm hứng cho họ chăm sóc bản thân tốt hơn.
Ăn uống lành mạnh
Theo bác sĩ Gupta, “những gì tốt cho tim sẽ tốt cho não”. Ông cũng chỉ ra những lầm tưởng xung quanh gluten và “siêu thực phẩm” (như cải kale và dầu cá). Theo ông, không có bằng chứng nào cho thấy gluten ảnh hưởng đến chức năng não của người, còn cải kale và dầu cá, mặc dù tốt nhưng cũng không ngăn được suy giảm trí nhớ.
Mặc dù khó để đề xuất một chế độ ăn hoàn hảo cho não dựa trên nghiên cứu, bác sĩ Gupta trích dẫn công trình của Martha Clare Morris, một nhà dịch tễ học và là thành viên sáng lập của Hội đồng Toàn cầu về Sức khỏe Não bộ, về chế độ ăn Địa Trung Hải: nhiều rau quả tươi, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm và dầu ô liu. Tuy nhiên, chế độ ăn uống đó có thể không hợp khẩu vị hoặc không có sẵn cho tất cả mọi người.
Vì vậy, ông gợi ý chế độ ăn uống tổng quát:
- Tránh ăn nhiều đường tinh luyện
- Uống nước thường xuyên
- Bổ sung nhiều a xít béo omega-3 hơn từ các nguồn thực phẩm (không phải thuốc)
- Giảm khẩu phần, ăn nhiều bữa
- Chuẩn bị những món ăn nhẹ lành mạnh để không chuyển sang ăn vặt nếu cảm thấy đói
Kết nối với những người khác
Có mối quan hệ thân thiết với những người mà bạn tin tưởng là bí quyết quan trọng để có một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh và giúp bạn sống lâu hơn. Nó cũng tốt đối với sức khỏe não bộ, vì nghiên cứu cho thấy sự cô đơn là một trong các yếu tố phát triển bệnh Alzheimer.
Chúng ta có thể kết hợp giao tiếp xã hội với việc vận động và học tập, như đi dạo hoặc đi học cùng bạn bè, tham gia một môn thể thao đồng đội hoặc hoạt động tình nguyện. Giao lưu với các nhóm người đa dạng hoặc những người thuộc các thế hệ khác nhau cũng rất tuyệt, theo Greater Good Magazine.
Tập thể dục bao lâu để tránh huyết áp cao?
Chỉ cần tập thể dục ở mức độ vừa phải ít nhất 5 giờ/tuần, người trẻ có thể tránh được bệnh huyết áp cao khi đến tuổi trung niên. Với người già, huyết áp cao có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ hay sa sút trí tuệ.
Duy trì tập luyện ít nhất 5 giờ/tuần có thể tránh bệnh huyết áp cao - SHUTTERSTOCK
Huyết áp cao được xem là kẻ giết người thầm lặng và cũng là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh tim mạch. Dù huyết áp cao rất phổ biến nhưng bệnh này có thể ngăn ngừa được, theo Times Now News.
Điều chỉnh lối sống theo hướng lành mạnh hơn là cách hiệu quả để ngăn ngừa huyết áp cao. Một nghiên cứu mới đây do các chuyên gia ở Đại học California-San Francisco (Mỹ) dẫn đầu đã xác định thời lượng và mức độ tập luyện thể thao để tránh bị huyết áp cao.
Đi bộ tốt cho sức khỏe - SHUTTERSTOCK
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của hơn 5.000 người trưởng thành ở Mỹ trong suốt 30 năm. Lúc bắt đầu thu thập dữ liệu, họ đều trong độ tuổi 18 đến 30.
Những người tham gia nghiên cứu được hỏi về thói quen tập luyện, tiền sử bệnh, tình trạng sử dụng thuốc lá, rượu bia. Ngoài ra, họ cũng được đo một số chỉ số sức khỏe khác như huyết áp, cân nặng, nồng độ cholesterol và chất béo trung tính trong máu.
Kết quả cho thấy người trẻ tập luyện thể thao ít nhất 5 giờ/tuần, cường độ ở mức vừa phải có thể ngăn ngừa đáng kể nguy cơ bị cao huyết áp khi đến tuổi trung niên. Những hình thức tập luyện được xem là ở mức vừa phải gồm đi bộ, đạp xe...
Nếu tập ở cường độ cao thì người tập chỉ cần dành khoảng 150 phút/tuần. Các bài tập cường độ cao là những bài khiến cơ thể cảm thấy mệt, phải thở nhanh hơn, chẳng hạn như chạy bộ. Người tập có thể kết hợp các bài tập cường độ vừa phải xen kẽ với cường độ cao.
Từ lâu, nhiều bằng chứng khoa học đã cho thấy lợi ích tuyệt vời của tập luyện thể thao với sức khỏe. Nhờ tập luyện thường xuyên, chúng ta có thể ngăn ngừa và kiểm soát nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư, theo Times Now News .
Kiểm soát tốt 3 yếu tố này, có thể ngăn chặn cơn đau tim chết người Bệnh tim - gây ra cơn đau tim - là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới. Có 3 cách có thể giảm nguy cơ đau tim - ẢNH: SHUTTERSTOCK Tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ đau tim mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được. Mặc dù những người trên 45 tuổi...