5 tác hại khó ngờ của bánh mì bạn cần lưu ý
Bánh mì là loại nguyên liệu tiện lợi cho các bữa ăn. Thế nhưng việc lạm dụng thức ăn nhanh này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
Bánh mì là nguyên liệu tiện lợi, giúp mọi người dễ dàng ăn và ngăn ngừa những dấu hiệu về bệnh không tốt. Ảnh: CMH.
Làm tăng lượng cholesterol
Theo các nghiên cứu cho thấy, bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu có liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần.
Do vậy, việc thường xuyên ăn bánh mì sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, gây ra các triệu chứng của bệnh tim mạch, béo phì.
Làm giảm đường huyết
Bánh mì là nguyên liệu có chỉ số đường huyết rất thấp. Khi bạn ăn bánh mì, nó sẽ giảm lượng đường huyết của bạn ngay lập tức và rất dễ gây hại cho sức khỏe của bạn.
Video đang HOT
Vì vậy, bánh mì là loại đồ ăn nhanh không được khuyến khích với những người mắc bệnh tiểu đường.
Gây bệnh táo bón
Trong bánh mì chứa một lượng tinh bột lớn. Tinh bột này có tính kết dính và không có chất xơ. Do vậy, nếu ăn quá nhiều bánh mì có thể khiến bạn bị táo bón kéo dài.
Không có chất dinh dưỡng
Bánh mì thực chất được làm từ bột được nhào với bột nở để bánh có độ to, do vậy bánh không có mấy chất dinh dưỡng trong đó.
Là nguyên liệu có tác dụng lót dạ tạm thời và gây đói nhanh chóng, vì vậy bạn không nên lạm dụng bánh mì làm nguyên liệu cho “bữa sáng vàng” của bạn. Bạn có thể chọn bánh mì kẹp ăn kèm với các thực phẩm dinh dưỡng hay uống với sữa để đảm bảo năng lượng cho cơ thể.
Kết hợp bánh mì và sữa sẽ đủ năng lượng hơn thay vì nạp mỗi bánh mì không cho bữa sáng. Đồ hoạ: Phương Linh.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn bánh mì quá nhiều bữa trong một ngày sẽ có thể gây mệt mỏi kéo dài.
Giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các thực phẩm khác
Trong lúa mì có chứa axit phytic – chất này sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, khiến cơ thể không hấp thụ được với các khoáng chất ấy. Thậm chí, sự kết hợp của axit phytic và các khoáng chất sẽ tạo thành các phản ứng hóa học, làm giảm sự hấp thu dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác.
Vì vậy, bạn không nên ăn bánh mì thường xuyên để tránh tình trạng các khoáng chất sẽ mất đi dinh dưỡng cần thiết khi đi vào cơ thể.
3 sai lầm khủng khiếp khi ăn bánh mỳ
Bánh mỳ là thực phẩm được nhiều người chọn cho bữa sáng. Vậy nhưng, không phải ai cũng biết ăn bánh mỳ đúng cách. Dưới đây là 3 sai lầm khi ăn bánh mỳ.
Ăn thường xuyên, liên tục: Theo các chuyên gia, nhiều bà nội trợ phạm sai lầm khi xem bánh mỳ là thực phẩm chính trong bữa sáng bởi bánh mỳ chưa thực sự cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Để tránh tình trạng này, bạn nên lựa chọn những loại bánh chế biến từ bột mỳ hoặc ngũ cốc. Hoặc ăn bánh mỳ cùng với nhân rau, thịt.
Bên cạnh đó, chỉ nên coi bánh mỳ là loại thức ăn bổ sung có tác dụng "chữa đói" trong thời gian ngắn. Tuyệt đối không nên lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên và trong thời gian dài.
Ăn bánh mỳ để giảm cân: Khi bạn đang muốn giảm cân thì bạn không nên ăn nhiều bánh mỳ bởi bánh mỳ chứa tinh bột sẽ khiến cho bạn tăng cân mà thôi. Bánh mỳ chứa nhiều calo, tinh bột và các chất gia vị như muối, đường tinh luyện và chất bảo quản chứa trong bánh mì khi ăn vào dễ chuyển đổi thành chất béo tích trữ trong cơ khiến cho bạn khó lòng giảm cân.
Nghĩ rằng bánh mỳ không chứa muối, đường : Nhiều bà nội trợ cho rằng bánh mỳ không chứa muối đường và mặc sức ăn thoải mái. Tuy nhiên, đây là sai lầm tai hại.
Hầu hết các loại bánh mỳ, đặc biệt là các loại đóng gói từ siêu thị, chứa rất nhiều muối. Vì vậy, nếu bạn ăn ít hơn, lượng natri trong cơ thể của bạn sẽ được giảm đáng kể.
Đương nhiên, một lát bánh mỳ sẽ không gây tác hại quá ghê gớm đối với sức khỏe nhưng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.
Những người nên hạn chế ăn bánh mỳ:
- Người bị bệnh về tim và cao huyết áp không nên ăn bánh mỳ do bánh mỳ có chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa không cần thiết làm ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
-Người bị bệnh táo bón cũng không ăn bánh mỳ vì loại bán này không giàu chất xơ. Chúng chứa một lượng lớn bột và như chúng ta đã biết, bột là loại chất kết dính. Đó là lý do tại sau ăn nhiều bánh mì sẽ gây ra táo bón.
-Người bị thừa cân, béo phì cũng loại bánh mỳ ra khỏi thực đơn vì bánh này gần như không có chất dinh dưỡng nhưng nó lại tiềm ẩn khả năng gây tăng cân ở những người béo phì bởi bánh mì được làm từ tinh bột nên rất giàu năng lượng.
-Người bị bệnh tiểu đường loại 2 cũng không nên ăn bánh mỳ. Bởi vì, bánh mỳ có hàm lượng tinh bột lớn khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao. Đặc biệt, bánh mỳ có hàm lượng muối quá lớn, hàm lượng dinh dưỡng thấp còn làm cho bệnh tiểu đường nặng hơn.
5 dấu hiệu nguy hiểm 'tố cáo' bạn đang ăn quá nhiều bánh mì Tác động nhận thức của chế độ ăn nhiều bánh mì có thể kéo dài hơn bạn mong đợi. Bánh mì trắng - SHUTTERSTOCK Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Bệnh Alzheimer, trong số 1.230 người từ 70 đến 89 tuổi, những người ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate (carb) nhất, như bánh mì, có nguy cơ...