5 siêu vũ khí thảm họa của Liên Xô
Quân đội Liên Xô từng cho ra mắt nhiều vũ khí đầy tham vọng, nhưng không thể triển khai vào thực chiến do các vấn đề về kinh phí, nguồn lực và chiến thuật tác chiến không phù hợp.
Bên cạnh các hệ thống vũ khí hiệu quả với chi phí thấp gây sửng sốt cho giới quân sự phương Tây, ngành công nghiệp quốc phòng đầy tiềm lực một thời của Liên Xô từng sản xuất những vũ khí bị coi là thảm họa và buộc phải hủy giữa chừng, theo WarIsboring.
Thiết giáp hạm lớp Sovetsky Soyuz
Mô hình thiết giáp hạm lớp Sovetsky Soyuz của Liên Xô. Đồ họa: Shipbucket
Cuối thập niên 1930, lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin quyết định hồi sinh ngành công nghiệp đóng tàu bằng kế hoạch đầy tham vọng đóng thiết giáp hạm lớp Sovetsky Soyuz cùng các tuần dương và tàu sân bay.
Thiết giáp hạm Sovetsky Soyuz, được đóng dựa trên tàu chiến lớp Littorio của Italy, có trọng tải gần 60.000 tấn, tương đương với kích cỡ các thiết giáp hạm uy lực nhất trên thế giới khi đó. Tàu được trang bị 9 pháo 406 mm, đạt vận tốc 51,8 km/h.
Liên Xô bắt đầu đóng 4 thiết giáp hạm loại này từ các nhà máy đóng tàu ở Leningrad, Nikolayev và Molotovsk trong giai đoạn 1938-1940. Tuy nhiên một chiếc bị hủy vào năm 1940 vì kém chất lượng, ba chiếc khác bị hủy khi chiến tranh nổ ra.
Sau đó, Liên Xô quyết định tháo dỡ các tàu này ngay tại xưởng do việc đóng tàu đòi hỏi đầu tư nguồn lực khổng lồ trong khi chúng không thể vươn ra khỏi biển Baltic và Biển Đen. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu và năng lực quốc phòng cho các khi tài khác hữu ích hơn cũng là nguyên nhân khiến dự án này bị hủy.
Mô hình tàu sân bay được cho là thuộc lớp Ulyanovsk của Liên Xô. Đồ họa: Defensereview.
Ngay sau Cách mạng tháng Mười Nga, Liên Xô bắt tay vào nghiên cứu đóng tàu sân bay, tuy nhiên nền kinh tế khủng hoảng và Thế chiến 2 bùng nổ đã cản trở kế hoạch.
Sau chiến tranh, Liên Xô quay trở lại tiếp tục dự án này với việc tàu sân bay trực thăng lớp Moskva ra mắt vào giữa thập niên 1960 và sau đó là sự xuất hiện của các tàu sân bay lớp Kiev trong thập niên 1970.
Mong muốn sở hữu một tàu sân bay hiện đại hơn, đầu thập niên 1980, hải quân Liên Xô bắt tay vào dự án đóng tàu sân bay lớp Ulyanovsk trọng tải hơn 80.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tàu được trang bị hai hệ thống phóng hơi nước, cất cánh kiểu nhảy cầu, 4 bộ cáp giữ giúp các chiến đấu cơ cất hạ cánh thuận tiện và được đánh giá là đối thủ cạnh tranh thực sự đầu tiên của Liên Xô với các siêu tàu sân bay của Mỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, những khó khăn về tài chính và sự tan rã của Liên Xô khiến tàu Ulyanovsk bị tháo dỡ bán phế liệu vào năm 1992 sau khi mới đóng được 20%.
Trong Thế chiến 2, dù không phát triển được oanh tạc cơ chiến lược danh tiếng, nhưng không quân Liên Xô cũng đã thử nghiệm và tung ra chiến trường số mẫu oanh tạc cơ hạng nặng tầm xa bốn động cơ nhiều hơn bất kỳ nước nào.
Thời gian đầu cuộc chiến, Liên Xô phát triển oanh tạc cơ Pe-8 sánh ngang oanh tạc cơ Avro Lancaster và Boeing B-17 Mỹ. Tuy nhiên, Pe-8 không có được thành công như hai đối thủ của mình do các vấn đề trong chế tạo và cung cấp.
Bên cạnh đó còn có oanh tạc cơ ANT-26, biến thể của vận tải cơ ANT-20, trang bị 12 động cơ và mang theo gần 15 tấn bom, lớn hơn nhiều so với khả năng của oanh tạc cơ B-29 Mỹ. Liên Xô đã bay thử các nguyên mẫu của oanh tạc cơ này nhưng sớm hủy dự án để dồn nguồn lực cho các nỗ lực đánh bại phát xít Đức dưới mặt đất.
Trong Thế chiến 2, Liên Xô từng dự tính chế tạo các xe tăng và xe thiết giáp siêu nặng với trọng lượng nặng gấp ba, bốn lần xe tăng chiến đấu tiêu chuẩn. Một trong số các thiết kế thú vị nhất trình lên tổng tham mưu trưởng Liên Xô là siêu tăng T-42 nặng 100 tấn trang bị ba tháp pháo, vận tốc hơn 27 km/h với kíp lái gồm 14-15 người.
Tuy nhiên, giống hầu hết các cỗ chiến xa siêu nặng khác, tăng T-42 là một thiết kế rất đắt đỏ và có tốc độ quá chậm để được cân nhắc sản xuất nghiêm túc. Nếu Hồng quân Liên Xô quyết tâm chế tạo và biên chế cỗ chiến xa “quái vật” này, nhiều khả năng họ sẽ thất thế trước Nhật Bản, Phần Lan và Đức trong chiến tranh bởi nó hủy hoại học thuyết sử dụng lực lượng thiết giáp cũng như không mang lại lợi ích chiến thuật nào cho nước này.
Oanh tạc cơ siêu thanh Sukhoi T-4
Oanh tạc cơ Sukhoi T-4. Ảnh: Flick
Rất nhiều oanh tạc cơ của Liên Xô thời hậu chiến lấy cảm hứng trực tiếp từ các đối thủ Mỹ. Trên thực tế, oanh tạc cơ Sukhoi T-4 là bản sao chép của oanh tạc cơ B-29 Mỹ mà Liên Xô có được.
Được thiết kế để đạt vận tốc Mach 3 (hơn 1020 m/s) với trần bay 21,3 km, oanh tạc cơ T-4 có vẻ bề ngoài và tính năng khá giống chiếc B-70. Tuy nhiên, do tổ chức, biên chế không quân Liên Xô khác so với Mỹ nên máy bay T-4 cũng đảm nhiệm thêm các nhiệm vụ chiến thuật như trinh sát và trang bị các tên lửa diệt hạm uy lực như Kh-22.
Tuy nhiên, các yêu cầu về tốc độ và độ cao của mẫu oanh tạc cơ này nằm ngoài khả năng của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô, cản trở việc sản xuất loại oanh tạc cơ này trên quy mô lớn. Ngoài ra, T-4 cũng hứng chịu nguy cơ từ các loại tiêm kích đánh chặn và tên lửa phòng không giống như B-70.
Duy Sơn
Theo VNE
Trải nghiệm trên 7 máy bay chở khách Triều Tiên
Máy bay chở khách của Triều Tiên đa phần là những thiết kế của Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh, trên máy bay phục vụ bánh kẹp và nước lọc hay nước ép trái cây.
Theo CNN, vào tháng 5/2015, một nhóm người đam mê hàng không, đã có cơ hội trải nghiệm 7 máy bay của Air Koryo, hãng hàng không quốc gia Triều Tiên chỉ với hơn 2.200 USD.
Mức giá trên bao gồm tiền ăn, phương tiện đi lại ở Triều Tiên, phòng khách sạn cùng với cơ hội khám phá quốc gia bí ẩn này. Hành trình bắt đầu từ sân bay quốc tế thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc trên chiếc máy bay Tupolev Tu-204 đời 2009. Đây là loại máy bay do Nga sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh.
Giữa chuyến bay, bánh mỳ kẹp "Koryo Burger" được phục vụ cùng nước lọc hoặc nước ép. Chiếc bánh được đánh giá là ngon và khá thú vị, hành khách tò mò về nguyên liệu chế biến nó.
Các du khách không giấu nổi sự phấn khích, đặc biệt sau khi trải nghiệm trên các máy bay hiếm của Nga như chiếc Ilyushin Il-18 này. Theo lời một hướng dẫn viên du lịch, đây là chiếc máy bay từng phục vụ cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Ngày nay, nó được đưa vào sử dụng để chở khách với mục đích thương mại. Trong suốt quá trình bay, cánh quạt họat động tương đối êm và ổn định.
Cabin chiếc Il-18 rộng rãi và khoảng cách giữa các chỗ ngồi cũng khá thoải mái. Đối với nhiều du khách trên hành trình, trải nghiệm bay trên chiếc Il-18 là lý do chính khiến họ muốn tới Triều Tiên.
Khu vực bếp được trang bị tủ lạnh đời cũ.
Máy bay Tupolev Tu-134 cũng được sử dụng trong hành trình. Ra đời năm 1984, máy bay hai động cơ này là chiếc thứ ba trong số những cái cuối cùng sản xuất.
Cabin chiếc Tupolev Tu-134 thiết kế đủ rộng để đứng lên thoải mái, song khoảng cách giữa các ghế quá sát nhau. Rèm cửa màu xanh cũng đem lại cảm giác lỗi thời.
Một điểm nhấn nữa trong các máy bay chở khách của Triều Tiên là chiếc Tupolev Tu-154 ba động cơ. Được sản xuất lần đầu năm 1968, đây là một trong số những máy bay do Nga sản xuất thành công nhất và là máy bay phản lực đầu tiên của hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo.
Khoang chứa đồ phía trên đầu được thiết kế đơn giản.
Chiếc Antonov An-24 50 tuổi đang cất cánh.
Bảng hướng dẫn an toàn bay trên chiếc Antonov An-24.
Hình ảnh một trong số những chiếc Ilyushin Il-76 cuối cùng được sản xuất. Đây là loại máy bay vận tải hạng nặng đa năng 4 động cơ sản xuất năm 1990.
Lan Hương
Ảnh: Airways Magazine
Theo VNE
Tàu ngầm hạt nhân nhanh nhất thế giới của Liên Xô Không những có tốc độ nhanh nhất thế giới, tàu ngầm hạt nhân lớp Lyra của Liên Xô còn sở hữu nhiều tính năng khiến Mỹ và phương Tây e ngại. Một tàu ngầm lớp Lyra của Liên Xô. Ảnh: Sputnik Trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã chế tạo và đưa vào sử dụng một loại tàu...