5 sai lầm khi mua nhà khiến nhiều người tốn hàng “tấn tiền”: Hãy thật sáng suốt trong từng quyết định để tránh rủi ro “gõ cửa”
Sau nhiều năm tích cóp, cuối cùng bạn cũng đủ khả năng sở hữu một ngôi nhà để che nắng che mưa.
Với tâm lý hào hứng nhưng lại có chút chủ quan khi nắm tiền trong tay, nhiều người đã rơi vào tình cảnh dở khóc, dở cười khi mua nhà khiến bản thân mất tiền oan.
Cho dù bạn thuộc nhóm 1% người giàu có hay 99% nhóm người bình thường, thì một ngôi nhà có thể là khoản mua sắm lớn nhất mà bạn từng thực hiện.
Thật không may, rất nhiều người mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn khi mua nhà – những sai lầm có thể khiến bạn phải trả thêm hàng tấn tiền lãi suất hoặc tệ hơn, khiến bạn có một ngôi nhà mà bạn không thể mua được và không thể dỡ bỏ.
Sau đây là những ví dụ về những động thái ngu ngốc mà người mua nhà thực hiện năm này qua năm khác. Hãy đọc thật kỹ để tránh rủi ro “gõ cửa”.
1. Mua quá khả năng
Sai lầm nghiêm trọng nhất chính là mua nhà quá túi tiền. Ảnh: Internet
Đây là sai lầm điển hình mà những người mua nhà thường mắc phải. Ai cũng có tâm lý muốn sở hữu một căn nhà rộng, đẹp, thoải mái, ở nơi đắc địa… điều này không có gì sai. Nhưng mua bất cứ thứ gì kể cả mua bất động sản cũng phải căn cứ vào tình hình tài chính cá nhân. Nhiều người đổ quá nhiều tiền mua nhà sau đó không thể trả nợ nổi đã phải bán đi.
Con người luôn muốn có được những điều tốt đẹp nhất, thậm chí điều đó có thể vượt quá khả năng của bản thân. Tuy nhiên, đừng bị cám dỗ, mua nhà hơn khả năng chỉ trả có thể khiến người mua phải đối mặt với những cú sốc tài chính… Do đó, trước khi mua nhà, cần xem xét túi tiền có bao nhiêu, tìm hiểu số tiền có thể trả mỗi tháng nếu phải vay. Khoản thanh toán thế chấp hàng tháng của bạn không được vượt quá 28% tổng thu nhập hàng tháng. Nếu còn một khoản nợ khác ngoài khoản vay mua nhà thì tỷ lệ vay mua nhà với tổng thu nhập còn phải thấp hơn con số này.
2 . Rơi vào một khoản vay đắt đỏ
Trước khi mua nhà, nhiều người sẽ quan tâm đến khoản vay của ngân hàng. Nhưng việc đó không chỉ đơn giản là ngồi ở nhà truy cập website của ngân hàng, sử dụng máy tính xem có thể vay bao nhiêu. Giữa các ngân hàng có mức lãi suất cũng như khoản vay khác nhau.
Việc vay đến hạn mức được ngân hàng chấp thuận có thể khiến tài chính của bạn bị kéo dài và khiến bạn gặp phải tai họa trong trường hợp mất việc hoặc bị thương. Hãy cân nhắc giảm ít nhất 10% số tiền được ngân hàng phê duyệt và sử dụng đó làm giá tối đa khi “săn” nhà.
Do đó, điều quan trọng là phải chọn gói tài chính mà ngân hàng cho vay một cách cẩn thận. Đừng chỉ tham khảo ở một ngân hàng mà nên tìm hiểu ở các ngân hàng khác nhau hoặc nhờ đến một người có kinh nghiệm về tài chính để tư vấn.
Ngoài ra, bạn cũng nên cảnh giác để tránh bị rơi vào bẫy đăng ký khoản vay rủi ro hơn như vay thế chấp lãi suất có thể điều chỉnh… Đây là những công cụ tài chính phức tạp. Họ bắt đầu với các khoản thanh toán thấp, nhưng lãi suất sẽ điều chỉnh sau đó và có thể khiến các khoản thanh toán tăng vọt. Mặt khác, thế chấp lãi suất cố định mang lại sự ổn định, an toàn và yên tâm.
3. Không tìm hiểu kỹ lưỡng
Video đang HOT
Việc mắc phải bất kỳ sai lầm nào trong số này đều có thể cộng thêm năm con số trở lên vào giá bạn phải trả cho một ngôi nhà. Ảnh: Internet
Hiện nay, có rất nhiều thông tin về dự án nhà và thị trường bất động sản. Ngoài ra, người mua cũng sở hữu rất nhiều công cụ, dữ liệu từ các nguồn khác nhau. Cho nên, không có lý do gì mà không nghiên cứu một cách kỹ lưỡng trước khi tìm được khu đất hay căn hộ, căn nhà như bạn mơ ước và phù hợp túi tiền.
Các bước cần nghiên cứu trước khi mua là căn nhà đã được mua bán như thế nào? Nhà được trang bị tiện ích gì? Hay có các tiện ích gần nhà như trường học, bệnh viện, chợ, siêu thị không?… Đây là những điều đơn giản để bạn có thể bắt đầu tìm hiểu.
4. Mua vì giá rẻ
Nhiều người mua nhà chỉ quan tâm đến vấn đề giá cả. Đi xem một lượt các căn nhà, cuối cùng chọn mua căn có giá bán rẻ nhất mà không xem xét đến vị trí căn nhà, tình hình an ninh khu vực, chất lượng vệ sinh môi trường… hay các tiện ích xung quanh. Mua nhà giá rẻ nhưng hàng ngày phải tốn mất 2, 3 tiếng đồng hồ để di chuyển giữa nhà và chỗ làm hay mua nhà giá rẻ nhưng cuộc sống luôn phải lo sợ trộm cướp, tệ nạn xã hội. Liệu bạn có thể sống an yên tại một nơi ở như thế?
5. Bỏ qua kiểm tra
Một phần của vấn đề khi mua hàng theo cảm tính đó là có thể khiến bạn mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn khác, chẳng hạn như bỏ qua việc kiểm tra nhà. Ảnh: Internet
Đừng để vẻ hào nhoáng bên ngoài của căn nhà đánh lừa bạn! Trường hợp mua nhà xây sẵn, việc kiểm tra bàn giao là vô cùng cần thiết, đây là việc cần làm để đảm bảo quyền lợi cho khách mua nhà. Những chi tiết như sàn gỗ, kính cường lực, len tường… thường gặp phải vấn đề về chất lượng, người mua nhà nên kiểm tra kỹ. Trường hợp bạn mua nhà đã qua sử dụng, việc kiểm tra kỹ căn nhà tạo ra các lợi thế giúp bạn thương lượng giá cả với người bán. Biết đâu bạn sẽ tiết kiệm được một khoản hời nhờ chịu khó “soi” nhà!
9 sai lầm phổ biến đối với người lần đầu mua nhà
Sở hữu một nơi ở riêng là mục tiêu lớn đối với nhiều người. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm giao dịch, rất có thể bạn sẽ mắc phải những sai lầm khi mua nhà phổ biến, ai cũng có thể gặp phải.
1. Không hiểu rõ về khả năng chi trả của mình
Mong muốn của con người đôi khi là vô hạn. Do đó, việc bạn có nhu cầu mua một căn nhà với nhiều tiện ích là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, sự tiện ích và sang trọng lại đi kèm với giá thành đắt đỏ. Liệu khả năng tài chính của bạn có đủ để đáp ứng?
Vì vậy, để tránh việc mua nhà vượt quá ngân sách, tốt nhất bạn nên giới hạn các lựa chọn trong khả năng tài chính của mình. Bắt đầu tìm kiếm căn nhà từ mức thấp đến cao trong phạm vi giá bạn có thể trả.
Khi đã tìm thấy lựa chọn thỏa mãn nhu cầu, bạn không nên tiếp tục tìm kiếm ở mức giá cao hơn. Việc mua nhà với giá vượt ngoài khả năng khiến bạn gặp phải những áp lực tài chính hoặc sự thất vọng khi không mua được căn nhà ưng ý.
2. Không tìm hiểu rõ về yêu cầu pháp lý của các khoản vay
Các yếu tố pháp lý là vô cùng quan trọng do đó, bạn hãy tìm hiểu rõ về vấn đề này. Khi bạn tiếp cận với một khoản vay, bên cạnh lợi ích còn có những rủi ro kèm theo. Làm đúng quy trình và thủ tục cần thiết giúp bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ không đáng có.
Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu rõ yêu cầu cho các khoản vay. Việc thiếu thốn tài chính cho mua nhà là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn không có những yếu tố cho phép tiếp cận các khoản vay như tài sản thế chấp, thu nhập ổn định,... thì hãy cân nhắc kỹ quyết định mua nhà.
3. Không so sánh giá cả gây ra sai lầm khi mua nhà
Có thể bạn nhanh chóng tìm ra được căn nhà ưng ý. Tuy nhiên, chưa có gì đảm bảo là không tồn tại lựa chọn khác xứng đáng hơn. Giá cả là một tiêu chí quan trọng để đưa ra quyết định, đôi khi bạn tin tưởng người bán và cho rằng họ đã đưa ra mức giá hợp lý hoặc chỉ là bạn ngần ngại việc tìm kiếm giá và thương lượng.
Trong bất kỳ trường hợp nào, so sánh giá vẫn là điều nên làm. Bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát và định giá được giá trị của căn nhà. Hãy cởi mở để tiếp tục tìm kiếm, điều này giúp bạn tránh đưa ra quyết định vội vàng có thể khiến bạn hối tiếc sau này.
4. Không thông qua một trung gian
Nhiều người e ngại việc thông qua đại lý do không muốn tiết lộ thông tin cá nhân hoặc không muốn làm việc với bên thứ ba.
Thực tế, các đại lý môi giới với chuyên môn tốt có thể hỗ trợ bạn rất nhiều, thậm chí giúp bạn đàm phán, nhận được một số ưu đãi.
Các đại lý này cũng đảm bảo cho bạn tránh khỏi các nguy cơ về lừa đảo hay rắc rối về mặt pháp lý. Đôi khi, việc thông qua môi giới cũng có thể tiềm ẩn rủi ro.
Tuy nhiên, đối với một người chưa có nhiều hiểu biết, việc đưa ra quyết định mua nhà cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia này.
5. Thiếu cân nhắc dài hạn
Mua một căn nhà đôi khi đồng nghĩa với việc gắn bó với nó trong thời gian dài, ít nhất là vài năm. Do đó, đây là một vấn đề cần được cân nhắc dài hạn. Liệu nơi ở này mang đến lợi ích cho bạn trong 5 năm, 10 năm hay lâu hơn? Bạn có nhanh chóng thay đổi nhu cầu về một căn nhà?... đều là những câu hỏi bạn cần đặt ra.
Khi đứng trước quyết định lựa chọn mua nhà, hãy xem xét đến các yếu tố có tính dài hạn như vị trí, môi trường, các tính năng ít thay đổi (cấu trúc nhà, vật liệu xây dựng...) hoặc cả những người sẽ sinh sống cùng bạn trong căn nhà đó.
Việc thiếu cân nhắc dài hạn và chỉ tính đến các lợi ích trước mắt khiến bạn dễ rơi vào thất vọng về căn nhà khi các nhu cầu ngắn hạn thay đổi.
6. Bỏ qua việc đánh giá chất lượng chung
Việc dự đoán tương lai có thể không dễ. Tuy nhiên, đưa ra đánh giá và ước lượng dựa trên tình hình thực tế là cần thiết và khả thi. Bạn nên thực hiện việc này bằng cách đặt ra một số câu hỏi:
- Khu dân cư này sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?
- Hệ thống giao thông đã đủ thuận tiện và tương lai có còn mở rộng?
- Tình hình các công trình tiện ích sẵn có và sắp khởi công?
- Hệ thống cây xanh và giải trí?
- Có điểm nào chưa phát triển?
- Giá trị nào đang giảm hoặc tăng tại khu này?
Việc trả lời các câu hỏi này giúp bạn có một đánh giá tổng quan về tình hình căn nhà bạn mua và môi trường xung quanh đó trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu không có những đánh giá này, bạn có thể đầu tư vào một địa điểm không phát triển như kỳ vọng.
7. Vội vã đưa ra thương lượng
Bỏ ra một số tiền lớn cho căn nhà không phải điều dễ dàng với một số người. Do đó, hãy dành thời gian tìm hiểu và cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố.
Việc vội vã đưa ra các đề nghị hoặc nhanh chóng chấp nhận mức giá người bán đưa ra có thể khiến bạn phải mua với giá cao so với giá trị thật của căn nhà.
Ngoài ra, việc ký hợp đồng khi chưa tìm hiểu kỹ tiềm ẩn rủi ro về mặt pháp lý hoặc lừa đảo. Hãy cảnh giác, luôn cân nhắc kỹ lưỡng và trở thành một người mua nhà thông minh.
8. Mất quá nhiều thời gian để ra quyết định
Cẩn thận không có nghĩa là mất quá nhiều thời gian. Đôi khi, cơ hội chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Điều này đòi hỏi bạn phải nhanh nhạy và nắm bắt được nó. Muốn không bỏ lỡ căn nhà mơ ước với những ưu đãi phải chăn, hãy luôn chắc rằng mình đã chuẩn bị đủ kiến thức cũng như khả năng tài chính.
9. Không kiểm tra nhà kỹ lưỡng
Đây là sai lầm phổ biến mà rất nhiều người gặp phải. Căn nhà có thể trông rất hoàn hảo nhưng rất khó đảm bảo là nó không có khiếm khuyết nào.
Những lỗi nhỏ về kỹ thuật, nội thất tưởng chừng không đáng kể nhưng lại có thể tốn của bạn một khoản không ít để sửa chữa.
Do đó, hãy kiểm tra thật kỹ ngôi nhà. Danh sách các lỗi trong căn nhà có thể là cơ sở để bạn thương lượng giảm giá hoặc tính toán chi phí phát sinh cho việc sửa chữa.
3 điều phải luôn ghi nhớ khi chọn mua nhà cũ Khi mua căn nhà cũ, nếu phong thủy đẹp sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc cho gia chủ. Ngược lại có thể ảnh hưởng xấu đến gia đình, khiến bạn gặp vận hạn. Theo quan niệm từ ngàn đời nay về các yếu tố phong thủy khi mua nhà, đặc biệt đối với người Á Đông vấn đề tâm linh luôn...