5 nguyên tắc tiền bạc đưa bạn đến với sự giàu sang, tự do tài chính
5 quy tắc này không phải là điều duy nhất bạn cần nhớ khi lập kế hoạch tài chính song chúng sẽ cho bạn một nền tảng vững chắc để xây dựng sự giàu có về lâu về dài.
Mỗi người sẽ có tình hình tài chính riêng, điều kiện và hoàn cảnh sống khác nhau nên khi nói đến lập kế hoạch tài chính thì một cách tiếp cận chung cho tất cả là không thực tế. Tuy nhiên, có một số quy tắc chung có thể giúp mọi người đánh giá tiến độ đạt tới mục tiêu của mình. Làm theo những nguyên tắc này sẽ giúp bạn đi đúng hướng, phát triển sự giàu có một cách bền vững, đạt mục tiêu đã đề ra.
Quy tắc 1: Kiểm soát nợ
Tất nhiên, lý tưởng nhất là bạn không có bất kỳ khoản nợ tiêu dùng nào song điều đó xem chừng khó thực tế. Bạn có thể có khoản nợ vay dành cho sinh viên, nợ thẻ tín dụng, nợ tiền mua ô tô hay bất kỳ khoản nợ nào khác.
Để đưa ra một mốc cho thấy bạn đang mất kiểm soát nợ chính là để số tiền trả nợ hàng tháng vượt quá 36% tổng thu nhập. Càng giảm được con số này, bạn sẽ càng cải thiện được tình trạng tài chính của mình.
Bạn cần có kế hoạch tốt để xử lý các khoản nợ một cách khôn ngoan.
Đây là một điểm khởi đầu tốt và theo thời gian nếu bạn có thể giảm con số đó, bạn sẽ cải thiện được tình hình tài chính của mình. Bạn có thể chọn cách ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước, tránh tình trạng trả nợ không kịp lãi tăng. Bạn cũng có thể chọn cách ưu tiên trả các khoản nợ có số dư nhỏ trước để tạo động lực tốt hơn cho việc thanh toán các khoản nợ còn lại.
Quy tắc số 2: Tránh nghèo vì nhà
Nhà cửa là việc quan trọng song đừng để bản thân rơi vào tình trạng kiệt quệ vì tiền nhà. Xác định số tiền nên chi cho nhà là một quy tắc lập kế hoạch tài chính quan trọng khác mà bạn cần tuân theo.
Để làm được điều này, hãy bắt đầu bằng cách tính toán tỷ lệ nợ trên thu nhập của bạn theo quy tắc 36% đã đề cập ở trên. Số tiền bạn có thể chi tiêu cho khoản thanh toán thế chấp không vượt quá giới hạn 36% thu nhập đó. Thường thì đây là số tiền bạn có thể chi ra mỗi tháng để thanh toán cho tiền nhà.
Một nguyên tắc chung khác đối với nhà ở là bạn nên mua một ngôi nhà có giá không cao hơn từ 2,5 đến 3 lần thu nhập hàng năm của bạn.
Ví dụ: Nếu bạn kiếm được khoảng 300 triệu đồng mỗi năm, bạn không nên chi nhiều hơn 750 triệu đến 900 triệu cho một ngôi nhà.
Đây là một hướng dẫn để bạn có thể biết những gì mình đủ khả năng, tránh kiệt quệ vì khoản trả nợ nhà hàng tháng. Tất nhiên, tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi người cần có những điều chỉnh sao cho linh hoạt. Hãy tận dụng các công cụ tính toán khả năng chi trả để biết bạn có thể mua được căn nhà bao nhiêu tiền dựa trên thu nhập và nợ.
Quy tắc số 3: Mục tiêu tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập
Video đang HOT
Một trong những quy tắc tiết kiệm được sử dụng rộng rãi nhất là bạn nên tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập của mình. Quy tắc 10% này áp dụng cho việc tạo khoản tiết kiệm cho các chi phí đột xuất, học đại học của con cái và các mục tiêu khác, không bao gồm khoản tiết kiệm cho kỳ nghỉ hưu. hoặc các mục tiêu khác.
Có nhiều phương pháp được giới thiệu cũng như các quy tắc, thủ thuật tâm lý để bạn thực hiện việc tiết kiệm dễ dàng hơn. Bạn có thể tiết kiệm trên mỗi lần mua sắm như mua 300 nghìn gửi vào tiết kiệm 30 nghìn, mua 1 triệu gửi vào tiết kiệm 100 nghìn đồng. Bạn cũng có thể tham gia thử thách tiết kiệm 52 tuần, trong đó số tiết kiệm qua các tuần tăng dần…
Quy tắc số 4: Đừng bỏ qua tiết kiệm cho quỹ dự phòng khẩn cấp
Quỹ dự phòng khẩn cấp được sử dụng để trang trải các chi phí của bạn khi có sự mất thu nhập đột ngột hoặc một trường hợp khẩn cấp về tài chính khác xảy ra. Hầu hết các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên rằng bạn nên để quỹ dự phòng khẩn cấp có giá trị tương đương 3-6 tháng sinh hoạt phí.
Ví dụ: Nếu chi phí sinh hoạt một tháng của bạn là 6 triệu, bạn nên cố gắng giữ quỹ dự phòng khẩn cấp trị giá từ 18 triệu đồng đến 36 triệu đồng.
Sau đó, bạn có thể quyết định tiết kiệm nhiều hơn hoặc ít hơn, tùy thuộc vào tình hình tài chính cũng như các điều kiện khác của bạn. Nếu bạn độc thân, có công việc ổn định với thu nhập tốt, không mắc nợ thì quỹ dự phòng khẩn cấp của bạn có thể nhỏ hơn. Nếu bạn đã có gia đình, công việc có tính bấp bênh, cha mẹ có vấn đề về sức khoẻ thì quỹ dự phòng của bạn cần nhiều hơn. Bạn có thể lựa chọn gửi tiết kiệm tự động để việc tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn.
Quy tắc số 5: Suy nghĩ thực tế về việc nghỉ hưu
Nhiều chuyên gia thường đưa ra giả định rằng bạn cần có khoản thu nhập sau khi nghỉ hưu bằng 75-80% so với khi còn làm việc. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn kiếm được 10 triệu trước khi nghỉ hưu, bạn nên nhắm tới mức thu nhập trên 7 triệu sau khi nghỉ hưu.
Tuy nhiên, con số này có thể cao hơn hoặc thấp hơn, tùy thuộc vào kiểu lối sống mà bạn dự định sống khi nghỉ hưu, số nợ bạn vẫn đang gánh và sức khỏe tổng thể của bạn. Chi phí chăm sóc sức khỏe có thể chiếm một phần đáng kể trong ngân sách hưu trí của bạn nếu bạn không bảo hiểm y tế đủ để xử lý các chi phí đó.
Việc ước tính về nhu cầu khi về hưu sẽ giúp bạn tính toán được đúng đắn hơn về số tiền mình cần tiết kiệm cũng như đầu tư.
5 quy tắc này không phải là điều duy nhất bạn cần nhớ khi lập kế hoạch tài chính song chúng sẽ cho bạn một nền tảng vững chắc để xây dựng sự giàu có về lâu về dài.
Người thông minh luôn biết cách tránh mắc phải 10 sai lầm tài chính này ở tuổi 30
Việc tránh được 10 sai lầm về tiền bạc này ở độ tuổi 30 sẽ giúp bạn có thể đạt được tự do tài chính ở độ tuổi 40 và nhiều hơn thế nữa.
Những năm tuổi 30 có thể là khoảng thời gian lý tưởng để bạn tạo dựng vị trí nhất định cho bản thân trong sự nghiệp, đánh dấu những bước chuyển mình hay mạnh mẽ hơn là bứt phá theo cách riêng như một triệu phú. Đây cũng là lúc mà chúng ta dễ rơi vào những cạm bẫy tiền bạc lớn có thể làm suy kiệt tài chính trong nhiều năm - hoặc thậm chí nhiều thập kỷ tới. Bài viết sau nhằm cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các sai lầm tài chính cần tránh trong những năm tuổi 30.
1. Nợ thẻ tín dụng quá nhiều
Thẻ tín dụng có thể giống như một giải pháp khi bạn cần thêm một chút trợ giúp trong khi chờ đến lần lấy lương tiếp theo. Chiếc thẻ nhựa này có thể là một công cụ hữu ích giúp bạn thiết lập tín dụng và kiếm điểm thưởng để mua hàng trực tuyến. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng, các đơn vị cung cấp dịch vụ này luôn kiếm được tiền từ những sai lầm tài chính ngớ ngẩn của bạn. Đó chính là mua sắm bốc đồng, rinh về nhà những thứ bạn không hề cần thiết.
Nếu bạn không thanh toán thẻ đúng hạn hoặc tệ hơn là chỉ thực hiện khoản thanh toán tối thiểu, bạn sẽ phải trả mức lãi suất cao cho những khoản đó. Việc lạm dụng thẻ tín dụng, chi tiêu thiếu kiểm soát sẽ khiến bạn bị tụt lại phía sau, cách ngày càng xa mục tiêu tự do tài chính.
2. Không đa dạng hóa thu nhập
Hầu hết chúng ta coi việc làm như một mối quan hệ. Chúng ta trung thành với một nghề nghiệp duy nhất hoặc một người sếp duy nhất tại một thời điểm. Chúng ta dành tất cả thời gian và nỗ lực của mình để xây dựng bản thân ở nơi làm việc chính của mình và tránh xa tất cả những thứ khác.
Trên thực tế, đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp bạn có một khoản dự phòng nếu có điều gì đó xảy ra và công việc chính của bạn bị ảnh hưởng. Hãy coi đây là cơ hội để bạn mở rộng sở thích của mình hoặc khám phá các lĩnh vực khác nhau. Có rất nhiều cách để xây dựng một nghề tay trái hoặc các nguồn thu nhập thụ động. Có nhiều nguồn thu nhập hơn đồng nghĩa với việc bạn có nhiều tiền hơn để đầu tư và tiết kiệm cho các dự án trong tương lai.
3. Không có kế hoạch tài chính khi kết hôn
Dù là kết hôn hay sống chung trước hôn nhân, bạn và người ấy đều cần có kế hoạch tài chính. Đây là điều không mấy vui vẻ với nhiều người song hai bạn cần có buổi nói chuyện và làm rõ các vấn đề liên quan đến tiền bạc để tránh khỏi những khúc mắc sau này.
Một trong những sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải là đã không trò chuyện trung thực và cởi mở về tài chính, ngân sách, nợ và thói quen chi tiêu trước khi kết hôn hoặc sống chung. Bạn có thể cảm thấy khó xử khi đề cập đến vấn đề này nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ mình đang ở đâu trong kế hoạch tài chính kia và thói quen tiền tệ của các bạn có thể khác nhau như thế nào.
4. Không lên kế hoạch cho việc nghỉ hưu
Có thể nhiều người nghĩ rằng thời điểm này đã tính đến chuyện về hưu thì quá xa xôi nhưng sự thật là độ tuổi 20 và 30 chính là thời điểm tốt nhất để bạn gây dựng từ những mầm xanh.
Bạn càng bắt đầu sớm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để tận dụng điều kỳ diệu của lãi kép. Ví dụ như nếu bạn đầu tư 1.000 USD/năm trong độ tuổi từ 25 đến 35, với lãi suất tương đương 7%/năm, khoản đầu tư 10.000 đô la này sẽ giúp bạn kiếm được gần 113.000 đô la vào thời điểm bạn 65 tuổi. Quả thật không nhỏ chút nào phải không?
5. Bội chi tiền nhà
Bạn có thể tưởng tượng cuộc sống mình bạn sẽ tuyệt thế nào khi bạn sống trong căn hộ với tầm nhìn ra sông hay cảm giác hãnh diện khi sống trong khu chung cư cao cấp ngay trung tâm. Suy nghĩ sai lầm này có thể khiến bạn cố mua một căn nhà vượt quá khả năng bản thân, dành hơn 30% thu nhập cho tiền thuê nhà.
Đừng rơi vào bẫy bội chi này. Bội chi tiền nhà sẽ khiến số tiền mà bạn có thể đầu tư vào nơi khác "bốc hơi" và khiến bạn liên tục phải vật lộn để trang trải chi phí của mình.
6. Không lập kế hoạch cho điều tệ nhất
Bạn có thể đang ở vị trí rất tốt bây giờ nhưng không ai nói trước được những điều gì sẽ đến với bạn trong tương lai. Một biến cố về sức khỏe hoặc bất cứ điều gì có thể khiến bạn rơi vào tình trạng khó khăn khi không có khoản dự trù trước.
Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách mua các loại bảo hiểm thương tật. Bảo hiểm này sẽ giúp bạn trang trải khi mất khả năng lao động, để bạn có thể tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện sức khỏe.
7. Nói không với bảo hiểm nhân thọ
Chúng ta không hướng mình đến những suy nghĩ tiêu cực nhưng đối mặt với sự thật lại là chuyện khác. Chúng ta, dù là ai đi nữa cũng không tránh khỏi sự lão hóa khi tuổi già đến. Không bao giờ là quá sớm để bạn thực hiện những việc như lên kế hoạch cho tài sản để lại và mua bảo hiểm nhân thọ.
Một nguyên tắc cơ bản quan trọng mà bạn cần nhớ là bạn mua bảo hiểm nhân thọ khi càng trẻ, bạn sẽ phải trả càng ít. Bạn càng khỏe mạnh, mức đóng càng rẻ và càng dễ dàng nhận được bảo hiểm. Chúng ta đều muốn những người mình thương yêu sẽ được chăm sóc ngay cả trong hoàn cảnh tồi tệ nhất.
8. Không tiết kiệm tiền cho những khoản chi lớn
Một ngày nào đó, bạn muốn sở hữu một ngôi nhà, mua một chiếc ô tô mới, đi du lịch vòng quanh thế giới hoặc giúp đỡ con cái khi chúng vào đại học. Những mục tiêu lớn này đều đòi hỏi số tiền lớn và cần có thời gian để chúng ta tích lũy.
Có sự chuẩn bị trước trong nhiều năm sẽ giúp bạn thực hiện các khoản chi lớn này một cách nhẹ nhàng hơn, giảm bớt căng thẳng về tài chính. Hãy lập nhiều tài khoản tiết kiệm để bắt đầu dành tiền cho những khoản mua sắm cụ thể thay vì chờ nước đến chân mới nhảy.
9. Chi tiêu quá nhiều cho con cái
Đối với nhiều người, việc sẵn sàng làm mọi thứ để đảm bảo sự an toàn và hạnh phúc cho con cái bao gồm việc mang đến cho chúng những thứ chất lượng nhất, từ đồ nội thất hàng đầu cho nhà trẻ đến quần áo hàng hiệu.
Hãy kiểm tra lại các khoản chi tiêu của bạn trước khi ném chúng vào đống đồ chơi, đồ dụng hay phụ kiện cho con cái. Bé con của bạn có thực sự cần chiếc xe đẩy đắt tiền đó không, chiếc cũi chỉ dùng trong 1 năm đó có cần mua loại đắt tiền đến vậy không...? Hay sẽ hữu ích hơn cho tất cả về lâu dài khi số tiền đó được chuyển vào quỹ đầu tư hoặc tài khoản tiết kiệm của gia đình? Đừng để cảm xúc chi phối việc mua hàng của bạn, dù là cho con bạn hay cho chính bạn.
10. Mong đợi một mức sống vượt quá tầm với của bạn
Bất kể bạn ở độ tuổi nào, sẽ thật dễ dàng khi bạn ao ước có được tất cả những điều tuyệt vời mà người khác đang có hay thể hiện như là họ có. Nhiều người trong số chúng ta bị cuốn theo cuộc sống lung linh trên những bức ảnh ở mạng xã hội mà quên mất rằng chạy theo vật chất không thể mang lại cho ta cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Bạn sẽ không thể đi đến đâu khi trong đầu chỉ quẩn quanh suy nghĩ mình muốn có thứ này thứ kia giống ai đó.
Một cạm bẫy khác dễ gặp ở độ tuổi này là mong mình được sống với điều kiện mà cha mẹ đang có. Hãy nhớ rằng cha mẹ của bạn đã dành nhiều năm để làm việc và tích lũy tài sản trước khi có ngày hôm nay. Bạn cũng sẽ đạt được điều đó khi chăm chỉ lao động và biết cách chi tiêu, không phải bỗng nhiên đạt được sau một buổi sáng thức dậy.
Cách tôi lập kế hoạch tiết kiệm 83% thu nhập của mình, bạn cũng có thể làm được vào năm 2021! Nếu bạn có thể tìm ra cách kiếm tiền hiệu quả khi làm việc mình yêu thích, đối với tôi đó là tự do tài chính. Bạn không cần phải có 1 triệu USD để làm việc đó. Năm 2020, nhiều người đã viết về tầm quan trọng của việc tiết kiệm nhiều hơn số tiền bạn có và cách kiếm nhiều tiền...