5 nguyên nhân khiến acid uric trong máu cao
Nhiều người cho rằng tăng acid uric trong máu có liên quan đến bệnh gout. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, đặc biệt là thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
Những nguyên nhân khiến acid uric trong máu cao
Ngoài bệnh gout thì còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Cụ thể:
- Acid uric trong máu cao do di truyền: Yếu tố di truyền cũng được cho là một trong nguyên nhân dẫn đến tăng nồng độ acid uric tuy nhiên rất ít gặp.
- Acid uric trong máu cao do ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều purin:
Acid uric cao là bệnh gì?
Acid uric là gì, acid uric trong máu cao có nguy hiểm?
Nếu ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin, nhất là nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, các loại cá hoặc có thói quen uống nhiều bia,…
Nếu béo phì, ít vận động thể chất.
Nếu thường xuyên nhịn đói, ăn kiêng quá mức hoặc vận động nặng, tập thể dục quá sức.
- Acid uric trong máu cao do tình trạng tăng sản xuất acid uric:
Acid uric trong máu cao do khối u: Những trường hợp có khối u phát triển nhanh cũng có nguy cơ làm tăng acid uric máu, có thể kể đến như các trường hợp mắc bệnh ung thư ở giai đoạn di căn, trường hợp mắc bệnh bạch cầu, u xơ đa bào,…
Các trường hợp bệnh nhân ung thư có khối u kích thước lớn hoặc đang trong quá trình hóa trị tiêu diệt một lượng lớn tế bào ung thư trong khoảng một thời gian ngắn có thể giải phóng nội chất tế bào trong máu và làm tăng acid uric.
Ngoài bệnh gout còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn tới nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Video đang HOT
Acid uric trong máu cao do bệnh liên quan đến thiếu máu: Nếu mắc một số bệnh thiếu máu như bệnh sốt rét, thiếu G6PD,… cũng có thể gặp phải tình trạng tăng acid uric trong máu.
Nhiều trường hợp tăng acid uric trong máu mà không thể tìm rõ nguyên nhân. Tình trạng này còn được gọi là tăng acid uric máu tiên phát.
- Acid uric trong máu cao liên quan đến thận: Nồng độ acid uric trong máu tăng do giảm đào thải lượng acid uric qua thận: Thường gặp ở những trường hợp mắc bệnh suy thận, tổn thương các ống thận xa, người nghiện rượu, lạm dụng thuốc lợi tiểu, nhiễm toan,…
- Acid uric trong máu cao do thuốc: Một số thuốc chỉ định điều trị các bệnh như: suy tim, xơ gan, suy thận cấp hay mạn tính, hội chứng thận hư… sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Ngoài những nguyên nhân phổ biến ở trên, tình trạng tăng acid uric trong máu còn do một số nguyên nhân khác như nhiễm độc thai nghén và tiền sản giật, chấn thương, ngộ độc chì, suy giáp,…
Ăn uống vận động hợp lý để giảm nồng độ acid uric trong máu.
Người bệnh acid uric trong máu cao cần làm gì?
Nếu nồng độ acid uric trong máu tăng cao, việc cần thiết nhất là giảm bớt lượng purin vào cơ thể để hạn chế tình trạng tăng acid uric trong máu. Một số loại thực phẩm có chứa purin mà bạn nên hạn chế ăn ở thời điểm này là các loại hải sản, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật,… Đồng thời hạn chế uống bia và uống các loại thực phẩm có gas.
Bên cạnh đó, nên kết hợp uống nhiều nước để hạn chế sự kết tủa muối urat đồng thời giúp cơ thể tăng cường khả năng đào thải acid uric. Tốt nhất, nên uống khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày.
Nếu cơ thể đang bị thừa cân, béo phì nên giảm cân để giảm áp lực lên các khớp, tránh nguy cơ bị đau khớp do tăng acid uric. Lưu ý, cần giảm cân khoa học bằng chế độ ăn và tập luyện hợp lý, tuyệt đối không giảm cân bằng cách nhịn ăn.
Duy trì lối sống khoa học chẳng hạn như vận động nhẹ nhàng mỗi ngày bằng các bài tập yoga, ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh áp lực, căng thẳng, bổ sung nhiều loại trái cây và rau xanh trong bữa ăn hàng ngày,…
Trong trường hợp đã áp dụng những phương pháp trên nhưng nồng độ acid uric vẫn tăng cao thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị. Những bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị bằng các phương pháp như hóa trị hay xạ trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt và phòng tránh nguy cơ suy thận cấp do tăng acid uric.
6 cách giảm acid uric máu liên quan đến bệnh gout
Acid uric máu tăng cao là mối nguy hiểm cho sức khỏe, liên quan mật thiết những cơn đau dữ dội cho người bị bệnh gout.
Hãy thực hiện 6 cách dưới đây để giảm acid uric máu.
Acid uric là hợp chất được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin và sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài chủ yếu thông qua đường nước tiểu.
Acid uric máu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Nguồn gốc nội sinh là khi các tế bào chết đi, nhân của chúng bị phá hủy và chuyển hóa thành acid uric. Nguồn gốc ngoại sinh là khi acid uric được tạo thành từ sự chuyển hóa thức ăn hoặc các con đường chuyển hóa khác.
Acid uric máu tăng cao là mối nguy hiểm cho sức khỏe, liên quan mật thiết của những cơn đau dữ dội cho người bị bệnh gout.
Acid uric thế nào là cao và các triệu chứng
Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và đào thải luôn được cân bằng để giữ lượng acid uric trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Khi sự cân bằng này bị mất đi, hàm lượng axit uric trong máu sẽ không còn ở mức cho phép.
Để xác định nồng độ acid uric máu cần tiến hành xét nghiệm máu. Acid uric tăng cao khi nồng độ vượt 420 micromol/lít ở nam và 360 micromol/lít ở nữ.
Nhận biết việc acid uric máu tăng cao thông qua các triệu chứng:
Tăng acid uric máu thường biểu hiện thành các cơn gout cấp trên lâm sàng. Cơn gout cấp gây đau dữ dội ở một khớp, hay gặp nhất là ngón chân cái.Xuất hiện hạt tophi thường gặp ở mỏm khuỷu, vành tai, cạnh các khớp, có thể nhìn thấy màu trắng bên trongSưng đau, biến dạng các khớp.Bên cạnh đó, acid uric máu tăng cao còn dẫn tới các bệnh như: đau tủy xương, thiếu máu, tan máu, bệnh bạch cầu,... Đối với người cao tuổi, khi acid uric lắng đọng ở tim mạch sẽ gây viêm mạch máu, xơ vỡ động mạch, đột quỵ, thiểu năng mạch vành, viêm màng ngoài tim
Ăn gì để kiểm soát acid uric máu?
Dị ứng với thuốc hạ acid uric máu, phải làm gì?
Các cách giảm acid uric máu
Để có thể đưa ra phương pháp thích hợp nhất điều trị acid uric cao cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cần được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kết hợp liệu pháp dự phòng. Đó là:
Hạn chế thực phẩm giàu purin
Purin là hợp chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm. Khi cơ thể phân hủy purin, nó tạo ra acid uric. Quá trình chuyển hóa thức ăn giàu purin có thể dẫn đến bệnh gút do cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric.
Cần lưu ý những thực phẩm có hàm lượng purin cao bao gồm: thịt thú rừng, cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi, cá cơm, cá trích, trai, thịt xông khói, các sản phẩm từ sữa và thịt đỏ (kể cả thịt bê), nội tạng, thực phẩm và đồ uống có đường, rượu bia.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin vừa phải bao gồm: thịt nguội, giăm bông, thịt bò, thịt gia cầm, hàu, tôm, cua... nên ăn với mức độ có kiểm soát.
Một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp bao gồm: các sản phẩm sữa ít béo và không có chất béo; bơ đậu phộng và hầu hết các loại hạt; các loại trái cây và rau quả; cà phê; gạo nguyên hạt, bánh mì và khoai tây.
Tránh các loại thuốc làm tăng acid uric
Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric (thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế miễn dịch, aspirin liều thấp). Tuy nhiên, thuốc được kê là để điều trị bệnh, nhiều khi lợi ích cao hơn nguy cơ, vì vậy khi phải uống thuốc cần trao đổi với bác sĩ chứ không tự ý thay đổi bất kỳ loại thuốc nào.
Duy trì trọng lượng cơ thể
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, đặc biệt là ở những người trẻ. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Nó có thể làm tăng huyết áp và cholesterol, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Nhưng ngược lại, việc giảm cân quá nhanh, đặc biệt là khi nhịn ăn, có thể làm tăng nồng độ acid uric. Vì vậy, nên lập kế hoạch giảm cân bền vững, chẳng hạn như trở nên năng động hơn, chọn chế độ ăn uống cân bằng và thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Tránh rượu và đồ uống có đường
Uống nhiều rượu và đồ uống có đường liên quan đến tăng nguy cơ phát triển bệnh gout. Rượu và đồ uống có đường cũng bổ sung lượng calo không cần thiết vào chế độ ăn uống, gây tăng cân và các vấn đề trao đổi chất.
Bổ sung vitamin C
Uống bổ sung vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gút. Một phân tích tổng hợp năm 2011 cho thấy vitamin C làm giảm đáng kể nồng độ acid uric trong máu. Nồng độ acid uric giảm có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh gút.
Khám sức khỏe và xét nghiệm máu định kì
Trong bệnh gout, acid uric hình thành các tinh thể trong khớp, thường ở bàn chân và ngón chân cái, gây sưng tấy và đau đớn. Một số người cần điều trị bệnh gout bằng thuốc, nhưng thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cũng rất hữu ích, giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, giảm nguy cơ bùng phát cơn gout cấp.
Nếu tình trạng các cơn gout cấp xảy ra thường xuyên và nặng nề, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.
Không nên chủ quan với tật khúc xạ học đường Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị đang có xu hướng gia tăng trong môi trường học đường. Trong số đó, bệnh cận thị chiếm tỉ lệ cao nhất. Những học sinh mắc tật khúc xạ sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập, sinh hoạt. Cán bộ Trung tâm Y tế thành phố khám sàng lọc...