5 món Bắc chinh phục thực khách nhờ hương vị mắm tôm
Cũng như nước mắm, mắm tôm là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt nói chung và Bắc Bộ nói riêng. Các món ngon kích thích vị giác gồm bún đậu, chả cá Lã Vọng, giả cầy…
Với hương vị quyến rũ của mắm tôm, bún đậu là món Việt được lòng thực khách trong nước và quốc tế. Mắm tôm nguyên chất được làm dịu vị bởi dầu nóng, đường, tắc, ớt, tỏi giã nhuyễn. Miếng đậu phụ, lòng rán, chả cốm giòn rụm, béo ngậy kết hợp cùng rau thơm tươi mát, mắm tôm dậy mùi, tạo ra ấn tượng khó quên đối với những ai lần đầu thưởng thức. Ảnh: Bundaunhacuoi.
Bún riêu là món ăn thanh đạm, dân dã của người Hà thành xưa. Một bát bún riêu đúng điệu không thể thiếu mắm tôm, tạo ra hương vị đặc trưng cho món nước Hà thành. Độ đậm đà của mắm quyện cùng vị thanh dịu của nước dùng, nấu từ cà chua và giấm bỗng, thêm chút sa tế cay nồng, thu hút những tín đồ sành ăn. Rau ăn kèm gồm giá, bắp chuối, rau thơm, xà lách, giúp món ăn không bị ngấy. Ảnh: Theblogofsalt.
Bún thang cũng là món nước Bắc Bộ không thể thiếu sự góp mặt của gia vị mắm tôm. Món ăn có nước dùng thanh ngọt, nấu từ xương, tôm khô, râu mực, vì thế, một chút mắm tôm sẽ là điểm nhấn trong tổng thể hương vị. Bún thang được dùng kèm với nhiều nguyên liệu được thái sợi đẹp mắt như trứng rán, giò chả, nấm hương, gà xé. Tuy cầu kỳ trong cách chế biến, món ăn lại được nhiều người lựa chọn để giải ngấy vào ngày hè. Ảnh: J121309.
Tương tự bún thang hay bún riêu, bún ốc là món ăn chỉ thật sự “đúng bài” khi kết hợp cùng mắm tôm. Bún ốc nóng hấp dẫn thực khách bởi hương vị nước dùng thanh tao, được nấu từ nước hầm xương và ốc luộc, đặc trưng bởi vị giấm bỗng. Ốc mít hay ốc nhồi được luộc chín tới để người ăn có thể cảm nhận trọn vẹn sự tươi ngọt, sần sật. Khi ăn, bạn đừng quên nêm nếm thêm một ít sa tế và mắm tôm để món ăn thêm bắt vị. Ảnh: Bachuaviahe.
Không chỉ là món nước chấm quyến rũ, mắm tôm còn là gia vị ướp làm nên sự tinh tế của ẩm thực Hà thành, đặc biệt với món chả cá Lã Vọng. Những miếng chả cá vàng ươm, thơm nức mũi, thấm đẫm các gia vị, chinh phục thực khách. Cá được ướp với nhiều nguyên liệu như mắm tôm, hành tím, sả, mẻ, nghệ, sau đó nướng trên bếp than. Món ăn được dùng kèm với bún, mắm tôm pha, đậu phộng, rau thì là. Ảnh: Minhphuong2911.
Có xuất xứ từ Bắc Bộ, giả cầy được thực khách 3 miền yêu thích nhờ sự kết hợp của nhiều nguyên liệu, tạo ra mùi vị khó quên. Thịt ba chỉ hoặc chân giò được nướng xém phần da, sau đó, ướp cùng các gia vị như sả băm, riềng, ớt, mật mía, bột nghệ, nước mắm, mắm tôm. Món ăn được dùng nóng cùng bún hoặc cơm trắng. Ảnh: Bepmegai.
Video đang HOT
Sứa đỏ là món ăn chơi độc đáo của đất cảng Hải Phòng. Để ăn món sứa đỏ chuẩn vị nhất, bạn sẽ vắt chanh vào mắm tôm rồi đánh bông lên. Sau đó, bạn cuốn các nguyên liệu như kinh giới, sứa, đậu phụ, dừa vào lá tía tô, rồi chấm ngập trong bát mắm tôm đã pha. Vị thanh mát, giòn của sứa, béo, bùi của đậu, cùi dừa quyện với hương vị nồng nàn của mắm tôm tạo dấu ấn trong lòng thực khách. Ảnh: Nofoodphobia.
"Điểm danh" những món bún ngon bậc nhất khắp 3 miền đất nước
Ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng, hấp dẫn bởi chỉ riêng món bún đã có rất nhiều biến tấu khác nhau như miền Bắc cầu kỳ với bún thang, miền Trung đậm đà với bún bò thì miền Nam dân dã với bún cá, bún nước lèo...
1. Bún chả
Bún chả, món ăn quen thuộc của người Hà Nội đã nhận rất nhiều khen ngợi và lọt danh sách 10 món đường phố tuyệt nhất thế giới. Đây cũng chính là món ăn mà trong lần ghé thăm Việt Nam, Tổng thống Mỹ Obama đã thưởng thức.
Món bún chả nổi tiếng trong ẩm thực Việt Nam (Ảnh: Foody).
Món ăn gồm hai loại chả miếng và chả viên nướng vàng ruộm, đĩa bún trắng và bát nước mắm nhiều nước. Điều làm cho món ăn này trở nên đặc biệt, thơm ngon khó cưỡng chính là nước chấm chua ngọt ăn kèm với các loại rau sống gồm xà lách, kinh giới, rau ngổ, mùi tàu, tía tô, giá đỗ...
2. Bún thang
Đây là món ăn được xếp vào hàng đặc sản trong các loại bún của Hà Nội. Không chỉ nổi tiếng bởi vì ngon, món ăn này còn rất cầu kỳ trong cách chế biến. Nguyên liệu để chế biến món ăn này gồm tôm, trứng vịt, giò lụa, nấm hương...
Bát bún thang trông như một bức tranh màu sắc hài hòa (Ảnh: webtretho).
Giò lụa, trứng rán mỏng, lườn gà xé, rau răm, mùi tàu... thái chỉ bày rất khéo trên bát bún như tạo thành bức tranh hài hòa của nhiều màu sắc, trông rất hấp dẫn. Khi ăn thường kèm gia vị như giấm, ớt, tỏi, hạt tiêu hoặc thêm chút mắm tôm và không thể thiếu tinh dầu cà cuống để làm dậy mùi thơm đặc biệt.
3. Bún cá
Tùy vào mỗi vùng miền khác nhau mà có những cách chế biến và gia giảm các loại cá khác nhau.
Bát bún cà hấp dẫn (Ảnh: Zing).
Thường một bán bún cá gồm cá chiên, đậu phụ, các loại rau như thì là, dọc mùng, rau cải, trút nước dùng chan ngập những sợi bún trắng. Bún cá phải ăn nóng mới cảm nhận hết vị ngon
4. Bún ốc
Bún ốc vốn là món ăn đặc trưng của Hà Nội bởi sự tinh tế, cầu kỳ và hương vị khó lẫn bởi thứ nước dùng chua chua thanh thanh, thêm chút cay của ớt chưng, hòa quyện cùng vị béo ngậy của từng con ốc, bùi bùi của đậu phụ.
(Ảnh: diachiso).
Bún ốc còn có chuối xanh, một ít rau sống hay rau muống chẻ, giá, cần, cà chua... Đi kèm bát bún ốc không thể thiếu ớt xào cay, mắm tôm và các loại rau tía tô, kinh giới, húng... để tăng thêm phần hương vị. Món ăn này vừa đậm đà vừa màu sắc khiến thực khách ai cũng hài lòng.
5. Bún mọc
Bát bún mọc dân dã. (Ảnh: I.T).
Thành phần chính của bún mọc gồm bún, chả lụa, chả quế hoặc chả chiên, giò mọc và giò heo hoặc sườn non. Khi ăn, người ta cho bún vào bát, cho các loại chả, giò heo, mọc lên tô, rắc thêm hành phi, hành lá xắt nhỏ lên trên và dội nước dùng đang sôi vào tô bún.
6. Bún bò
Bún bò Huế được nhiều thực khách trên thế giới biết đến (Ảnh: amthuc).
Món ăn có nguyên liệu chính là bún, thịt bắp bò, giò heo, cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Điều đặc biệt là trong nước dùng của bún, người ta thường nêm vào một ít mắm ruốc, góp phần làm nên hương vị rất riêng của nồi bún bò Huế.
Ăn bún bò Huế phải ăn kèm thêm một ít ớt bột và gia vị vào tô bún rồi ăn với rau sống gồm giá, rau thơm, xà lách, rau cải con, bắp chuối xắt nhỏ.
7. Bún mắm
Bún mắm đặc trưng với vị mắm nhưng không hề bị mặn (Ảnh: I.T).
Bún mắm là món ăn mang đậm phong vị miền Tây với cá linh, cá sặc... cùng một số nguyên liệu khác như tôm, mực, lợn quay tùy vào cách chế biến của mỗi quán.
Bún mắm có vị ngọt thanh từ nước dùng của loại mắm ngon, xương và hải sản ăn kèm các loại rau đặc trưng của miền sông nước như rau đắng, kèo nèo, bông súng... khiến món ăn đậm đà mà không bị mặn.
8. Bún đỏ
Bún đỏ là món ăn nổi tiếng của Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk). Ngoài sợi bún làm bằng bột gạo, to như sợi bánh canh miền Nam, món ăn không thể thiếu cải ngọt cắt khúc luộc chín và giá sống. Đây là loại rau dùng riêng cho bún đỏ.
Nước lèo nấu bún đỏ không dùng xương heo xương bò mà chỉ dùng cua đồng giã nhuyễn khiến nồi nước lèo có vị ngọt thanh và mùi đặc trưng.
3 món bún thanh mát, dễ ăn cho mùa nóng bức Dưới đây là cách làm 3 món bún thanh mát, xua tan mọi nóng bức trong người. Bạn hãy tham khảo nhé. Bún sườn chua dọc mùng Bún sườn chua dọc mùng. Ảnh: Tô Hưng Giang Nguyên liệu Sườn non: 500gr, xương ống hoặc xương cục: 300gr, giò sống (mọc): 300gr, nấm hương, mộc nhĩ. Me chua hoặc sấu, dứa, bún, cà chua,...