5 lỗi sai thường gặp khi vệ sinh răng miệng
Làm sạch răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến những hệ quả như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu…
Dưới đây là 5 sai lầm thường gặp mà bạn nên tránh để chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn.
1. Chỉ đánh răng sau bữa sáng
Nhiều người thường có thói quen đánh răng sau bữa sáng nhằm loại bỏ mùi thức ăn, giữ cho hơi thở có mùi thơm tho hơn. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm mà bạn nên tránh.
Qua một giấc ngủ dài, quá trình sản xuất nước bọt bị chậm lại, dẫn đến lượng vi khuẩn trong miệng tăng lên. Điều này khiến cho hơi thở thường nặng mùi sau khi thức dậy.
Vì vậy, cách hiệu quả nhất là đánh răng trước khi ăn sáng và sau bữa ăn sáng, bạn có thể súc miệng bằng nước để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn còn sót lại.
Đánh răng trước bữa sáng được nghiên cứu chứng minh có tác dụng kích thích tiết nước bọt hiệu quả trong 5 phút. Việc này rất có lợi bởi nước bọt sẽ giúp phân hủy thức ăn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong miệng một cách tự nhiên.
Đánh răng sau bữa sáng là một sai lầm phổ biến.
2. Dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng
Nước súc miệng từ lâu được xem là phương pháp giúp loại bỏ vi khuẩn trong miệng, đặc biệt là những nơi mà bàn chải đánh răng không chạm tới được. Do đó, nhiều người thường có thói quen dùng nước súc miệng sau khi đánh răng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo lời nha sĩ Anna Peterson ở London, Anh, súc miệng ngay sau khi đánh răng sẽ khiến bạn dễ bị sâu răng hơn. Bởi sau khi đánh răng, kem đánh răng sẽ để lại một lớp florua có lợi cho răng. Nếu súc miệng ngay sau khi đánh răng sẽ làm trôi mất lớp florua này.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không nên dùng nước súc miệng. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước súc miệng vào những thời điểm riêng biệt trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn những món có nhiều đường.
3. Dùng tăm xỉa răng
Cho đến nay, nhiều người vẫn duy trì thói quen xỉa răng bằng tăm sau mỗi bữa ăn để lấy đi thức ăn còn sót lại từ trong kẽ răng. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến hàm răng và nướu. Khi xỉa răng sẽ vô tình dùng lực khiến cho chân răng dần dần lỏng ra, không những khiến thức ăn dễ dắt vào mà còn dễ gây sâu răng.
Nếu thức ăn dắt vào chân răng, bạn có thể dùng chỉ nha khoa hoặc súc miệng. Nếu không hiệu quả, có thể dùng bàn chải để đánh răng.
Nên dùng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng.
4. Bỏ qua bước làm sạch lưỡi
Trên mặt lưỡi có các hạt vị giác li ti, tạo điều kiện cho vi khuẩn đọng lại, gây mùi hôi trong miệng. Chính vì vậy, bạn nên chú ý vệ sinh lưỡi bằng cách sử dụng bàn chải lưỡi hoặc dụng cụ cạo lưỡi nhằm làm sạch từ trong ra ngoài.
Tốt nhất nên cạo lưỡi như một biện pháp chăm sóc răng miệng thường quy, nên thực hiện sau khi đánh răng. Tần suất phù hợp nhất là nên cạo lưỡi 1- 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
5. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Đánh răng quá nhanh là một trong những sai lầm rất dễ mắc phải. Muốn răng được sạch sẽ, tốt nhất nên đánh răng trong khoảng 2-3 phút, bắt đầu ở góc dưới bên phải của miệng, bao gồm cả bên trong và bên ngoài răng, sau đó di chuyển xuống phía dưới bên trái và lặp lại với trên cùng bên phải và trên cùng bên trái.
Ngoài ra, cần lưu ý luôn đánh răng theo chiều dọc để tránh mài mòn men răng, làm tổn thương nướu. Cách đánh răng đúng phải là di chuyển bàn chải theo chiều dọc thân răng, đi lên đi xuống theo chiều vòng tròn nhỏ.
Bạn có đang vệ sinh răng miệng sai cách?
Nếu có thói quen súc miệng sau khi đánh răng thì cách vệ sinh răng miệng của bạn chưa chuẩn lắm đâu.
Có hơn một triệu vi khuẩn trên bàn chải đánh răng và mặc dù hầu hết đều vô hại nhưng vẫn có một số ít gây ra tổn thương răng cho răng của bạn. Mặc dù đánh răng hàng ngày là điều cần thiết, nhưng nhiều thói quen khác cũng có thể là sai lầm khiến hàm răng của bạn không được chắc khỏe.
Bạn có mắc những sai lầm khi vệ sinh răng miệng dưới đây không?
1. Súc miệng sau khi đánh răng
Mặc dù bạn có thói quen súc miệng ngay sau khi đánh răng, nhưng làm như vậy thực sự có thể khiến việc đánh răng kém hiệu quả hơn. Vì nước làm loãng lượng florua đậm đặc trong kem đánh răng, nên nó có thể khiến bạn không đạt được tất cả các lợi ích của việc làm trắng răng. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy cần phải súc miệng do thói quen, hãy sử dụng nước súc miệng có chứa fluor để giữ cho men răng được bảo vệ tốt.
2. Không chải lưỡi
Nếu bạn từng nhận thấy hơi thở có mùi bất kể bạn đã đánh răng kỹ lưỡng như thế nào, thì có thể vi khuẩn đang sinh sôi ở phần lưỡi của mình. Vị giác của bạn cung cấp cho vi khuẩn một môi trường hoàn hảo để phát triển và nếu bạn bỏ qua, điều đó có thể khiến hơi thở của bạn có mùi.
3. Xỉa răng quá nhiều
Mặc dù dùng chỉ nha khoa là một phần thiết yếu trong thói quen vệ sinh răng miệng và rất quan trọng đối với nướu răng, nhưng bạn sử dụng quá mức thường xuyên là không tốt. Bạn không cần dùng chỉ nha khoa nhiều hơn một lần một ngày vì vi khuẩn có hại mất từ 4 đến 12 giờ để phát triển. Mặc dù dùng chỉ nha khoa đúng cách có thể ngăn ngừa các bệnh về nướu, nhưng nếu dùng chỉ nha khoa sai cách có thể có tác dụng ngược lại và thậm chí có thể dẫn đến tổn thương nướu.
4. Không thay bàn chải thường xuyên
Mặc dù bạn có thể không muốn thay bàn chải đánh răng cũ yêu thích của mình, nhưng sử dụng nó quá lâu có thể dẫn đến sâu răng và làm hỏng nướu. Luôn có một số vụn thức ăn còn sót lại giữa các lông bàn chải và nếu tiếp tục sử dụng cùng một bàn chải đánh răng thì việc tiếp xúc với cùng một loại vi khuẩn nhiều lần là điều xảy ra. Và nếu bạn để bàn chải đánh răng của mình trong phòng tắm ẩm ướt thì nó còn có thể bắt đầu phát triển nấm mốc, vì vậy nếu bạn nhận thấy bất kỳ đốm đen nào trên lông bàn chải, hãy thay bàn chải ngay lập tức.
5. Không đổi loại kem đánh răng
Khi bạn tìm thấy một loại kem đánh răng có tác dụng tốt và phù hợp cho răng của mình, bạn có thể sẽ cảm thấy muốn mua nhiều và dùng lâu dài. Nhưng các vi sinh vật sống trong khoang miệng có thể quen đã với một loại kem đánh răng cụ thể, khiến việc đánh răng trở nên kém hiệu quả hơn. Tốt hơn là bạn nên thay đổi loại kem đánh răng của bạn 2-3 tháng một lần và một số nha sĩ thậm chí còn khuyên nên sử dụng các loại kem đánh răng khác nhau vào buổi sáng và buổi tối.
6. Đánh răng ngay sau khi ăn
Mặc dù đánh răng sau khi ăn có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại, nhưng nếu bạn làm ngay sau bữa ăn có thể khiến cho men răng bị yếu đi. Vì vậy, bạn nên đợi từ 30 đến 60 phút sau khi ăn rồi mới đánh răng, giữ cho bộ răng trắng sáng luôn được khỏe mạnh.
Đánh răng trước hay sau ăn sáng mới đúng, nếu biết điều này đỡ phải đắn đo Người Việt hầu hết có thói quen đánh răng khi ngủ dậy rồi mới ăn sáng. Trong khi ở một số nước phương tây, họ ăn sáng rồi mới đánh răng, đi làm. Chúng ta thường có thói quen đánh răng trước khi ăn sáng, nhưng hành động này liệu có tốt cho sức khỏe răng miệng? Người Việt xưa nay đều có...