5 lời khuyên cho giáo viên mới dạy trực tuyến
Giáo viên cần chú ý hình ảnh, ánh sáng và kết nối bằng mắt khi giảng online; thường xuyên sử dụng câu hỏi, trắc nghiệm… để tương tác học sinh.
Trước dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường học khắp thế giới thông báo đóng cửa, giáo viên chuyển sang dạy trực tuyến dù chưa nhiều kinh nghiệm. Trên chuyên trang công nghệ giáo dục EdSurge, Bonni Stachowiak – chuyên gia tư vấn giáo dục đã đưa ra những chỉ dẫn để giáo viên lưu ý khi bắt đầu thực hiện bài giảng online.
Sử dụng nền tảng video call
Cách dễ nhất để duy trì việc dạy là kết nối và giảng bài qua một nền tảng video call. Đây là cách cổ điển, nhưng dễ thực hiện và tốt hơn so với việc phải nghỉ dạy và học hoàn toàn. Vì vậy, bước đầu tiên là chọn một công cụ hội nghị web ( video conference) như Zoom hoặc Skype.
Tư duy ngắn gọn
Môi trường trực tuyến có xu hướng diễn đạt ngắn gọn, vì vậy thầy cô cần cấu trúc lại bài giảng và tiết học phù hợp. Sau phần giảng bài, giáo viên thực hiện những hoạt động khác hấp dẫn hơn cho học sinh, thay vì chỉ để học sinh ngồi và lắng nghe.
Ghi lại phiên dạy trực tuyến
Khi đã học tập từ xa, không phải học sinh nào cũng có thể online cùng giờ. Để đảm bảo mọi học sinh có thể học, giáo viên hãy ghi lại bài giảng, toàn bộ tiết học và chia sẻ lại cho các em sau khi buổi học kết thúc. Lưu ý, không nên lưu cả một video bài giảng lớn lên một tảng chia sẻ như Dropbox hay Drive, việc này có thể khiến người học mất nhiều thời gian để tải xuống. Giáo viên có thể đưa video lên YouTube, chia sẻ liên kết cho người học.
Học online thay thế học trên lớp tại Trung Quốc trong dịch Covid-19.
Chú ý hình ảnh, ảnh sáng và kết nối bằng mắt khi giảng online
Video đang HOT
Khi đứng trước một lớp học qua video trực tiếp, hãy đảm bảo giáo viên không đứng trong bóng tối. Trước khi giảng bài trực tuyến, thầy cô cần kiểm tra kỹ webcam, nguồn ánh sáng trong phòng… để ánh sáng chiếu vào mặt, học sinh có thể nhìn rõ giáo viên qua video.
Một điều khác cần lưu ý là thầy cô có thể mô phỏng giao tiếp bằng mắt với học sinh từ xa bằng cách thường xuyên nhìn vào camera. Nhiều giáo viên nhìn vào các tài liệu, giáo án khi đang dạy online, khiến cảm giác kết nối với thầy cô qua màn hình rất ít. Hãy đặt giáo án, tài liệu ở ngay trên màn hình để nhìn vào camera nhiều hơn.
Sử dụng các câu hỏi, trắc nghiệm… để tương tác học sinh
Giữ sự chú ý, tập trung cho người học trực tuyến là một yêu cầu quan trọng. Có nhiều công cụ để đặt ra câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh từ xa. Hoặc giáo viên chỉ cần yêu cầu người học trả lời các ý trong phần nội dung bài giảng đã được chia sẻ kèm theo video dạy. Mỗi tiết học trực tuyến cần có ít nhất ba phần nội dung trắc nghiệm hoặc các hoạt động kết nối khác để giữ cho học sinh liên tục tương tác với bài học.
Chuyên gia Stachowiak chia sẻ, việc giảng dạy online có thể xa lạ với nhiều giáo viên, thực tế có một mạng lưới giảng viên đã làm việc này trong suốt thời gian dài. Họ luôn sẵn sàng hỗ trợ để giáo viên truyền thống thực hiện công việc này.
Tại Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam – nhà sáng lập đơn vị đào tạo trực tuyến FUNiX cũng nhận định, nghỉ học vì dịch Covid-19 là cơ hội để các trường chuyển sang hoạt động trực tuyến và xây dựng thói quen tự học qua internet cho học sinh.
Khi triển khai hình thức giáo dục trực tuyến, theo ông Nam, cần nhấn mạnh việc tự học của học sinh dưới sự theo dõi và quản lý của các thầy cô, nhà trường. Nhà trường có thể tổ chức dạy trực tuyến khi chuẩn bị đủ công cụ: Website, thư viện sách giáo khoa và tài liệu tham khảo số, hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS – Learning Management System), hệ thống công cụ giao tiếp trực tuyến giữa nhà trường và học sinh.
Trong đó, thư viện sách giáo khoa và tài liệu tham khảo số có thể sử dụng bản online của sách giáo khoa, lưu trữ trên các trang lưu trữ tài liệu trực tuyến có sẵn.
Với hệ thống LMS, các công cụ miễn phí như OpenEdx, Google Classroom, không chỉ lưu trữ bài giảng mà còn cho phép nhà trường cấp tài khoản cho học sinh, tạo bài tập, bài kiểm tra, trắc nghiệm… và theo dõi thời gian, tiến độ của từng học sinh.
Công cụ giao tiếp giữa học sinh và thầy cô có thể sử dụng nền tảng có sẵn như Facebook Messenger, Google Hangout, Skype…
“Tất cả hệ thống công cụ trên đều miễn phí hoặc có chi phí thấp. Đội ngũ chuyên gia của FUNiX sẵn sàng hỗ trợ các trường về phương pháp triển khai giảng dạy trực tuyến”, ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ.
Nguyên Chương (vnexpress.net)
Vượt qua "1001" tình huống bi hài, thầy giáo tìm ra cách dạy học online hiệu quả
Có những học sinh trong lớp học online của thầy Hiếu tranh thủ "tang hình" để làm việc riêng, có những học sinh xin phép thầy đi vệ sinh nhưng rồi mất hút, cũng có cả những học sinh vừa học vừa tranh thủ ngủ...
Chia sẻ về kinh nghiệm dạy học online hiệu quả, thầy Hoàng Minh Hiếu - giáo viên dạy tiếng anh tại một trường THPT tại Hà Nội cho hay: "Bài giảng online phải được thiết kế khoa học, đảm bảo đẹp mắt là yếu tố đầu tiên thu hút được sinh viên".
Thầy Hiếu kể, có những buổi học được thông báo là bắt đầu lúc 9h sáng nhưng tại thời điểm 9h chỉ có khoảng 40% học sinh online.
"Ngay lập tức tôi lướt qua xem còn thiếu học sinh nào, tôi phải gọi điện cho các em để biết vì sao chưa sẵn sàng tham gia buổi học. Như vậy trước buổi học đã mất khoảng 15 phút để "tìm học sinh vào học".
Có những bạn khi tôi gọi đến vẫn còn đang ngái ngủ. Đó là chưa kể quá trình học online lớp học khoảng 40 học sinh thì giáo viên khó bao quát, kiểm soát và tương tác với học sinh".
Học sinh điểm danh khi học online
Vậy là có những học sinh của thầy Hiếu tranh thủ "tang hình" để làm việc riêng hay có những học sinh xin phép thầy đi vệ sinh nhưng rồi cũng ...mất hút. Cũng có cả những học sinh vừa học, vừa tranh thủ ngủ.
"Có những buổi dạy tôi cảm thấy thực sự bất lực vì vô vàn thứ âm thanh xen vào bài giảng. Đang say sưa giảng thì có những bạn bị mẹ quát "tranh thủ xuống ăn sáng nhanh" hay "M.N ơi, dắt giúp mẹ cái xe ra ngoài", rồi âm thanh mèo kêu, chó sủa cũng không thiếu... nhưng thi thoảng mới xảy ra trường hợp đó", thầy Hiếu tâm sự.
Học sinh vừa học online vừa ngủ
Tuy nhiên, có một điều làm tôi rất phấn khởi là qua giảng dạy vài tuần, rất nhiều em tỏ ra thích thú với bài giảng online, nhiều em tiến bộ vượt bậc, làm rất tốt những bài tập được giao.
"Thầy ơi, nếu không có những bài dạy online của thầy thì không biết thời gian nghỉ vừa rồi em sống nhạt nhẽo đến mức nào và có khi kiến thức cũng quên hết mất rồi", một tâm sự của học sinh làm thầy Hiếu rất phấn khởi.
Còn thầy Vũ Trọng Nghĩa - Giảng viên ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay: "Học online bậc đại học hiệu quả hay không phụ thuộc lớn vào sự chủ động và tự giác của sinh viên chứ không nhất thiết phải gom cả lớp học vào một khung giờ cố định nào đó.
Sinh viên có thể ngồi nghe và học lại bất cứ lúc nào. Ngoài ra, học sinh có thể điều chỉnh dừng lại, nghiền ngẫm bài giảng, khi nào hiểu lại tiếp tục học. Còn bạn nào học tốt thì có thể tua nhanh bài giảng qua đoạn khác".
Theo thầy Vũ Trọng Nghĩa, việc dạy học online các thầy cô phải tăng cường sử dụng công cụ online tốt nhất, làm cho bài giảng hay nhất, sinh động nhất để sinh viên không cảm thấy chán khi tự học. Nếu nhàm chán, ngay lập tức sinh viên sẽ đóng máy tính lại và tâm lý ngại học.
Có khó khăn là một số sinh viên ở các tỉnh miền núi, nơi internet vẫn còn yếu thì thông tin đến các em sinh viên dễ bị chập chờn.
"Thời gian vừa qua đội ngũ giáo viên lớn tuổi của ĐH Kinh tế Quốc dân cũng nỗ lực vượt bậc vì hầu hết các thầy cô quen dạy phương pháp truyền thống nên phải dành nhiều thời gian đầu tư cho bài giảng online.
Có những thầy cô dành cả đêm để thiết kế bài giảng online cho sinh viên. Thậm chí, sẵn sàng học hỏi từ phía sinh viên cách làm bài giảng sinh động, phương pháp thiết kế bài giảng hiệu quả", thầy Nghĩa cho hay.
Theo infonet
Trường học ở Anh chuẩn bị bài giảng online cho học sinh Đây là một phần trong kế hoạch của Chính quyền Anh để đối phó với tình trạng đóng cửa trường học trong bối cảnh dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp. Giáo viên các trường học tại Anh đang bắt đầu thảo luận các biện pháp để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập và luyện thi trong trường...