5 loại vitamin giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh
Khi phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh, một số loại vitamin có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của lượng estrogen thấp.
Tham khảo 5 loại vitamin nên kết hợp vào chế độ ăn uống trong thời kỳ mãn kinh.
Theo ThS.BS Lê Quang Dương – Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững (VietHealth), một số phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh và chỉ gặp những triệu chứng nhỏ nhưng có những người gặp các triệu chứng nghiêm trọng. Khi nồng độ estrogen trong cơ thể giảm, nguy cơ mắc một số bệnh sẽ tăng lên như loãng xương, bệnh tim mạch, tiểu không tự chủ… Một số vitamin có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Thời kỳ mãn kinh phụ nữ có thể gặp nhiều triệu chứng và một số vitamin có thể hỗ trợ sức khỏe.
1. Vitamin nào tốt cho phụ nữ tuổi mãn kinh?
Tìm hiểu về 5 loại vitamin giúp giảm thiểu các triệu chứng của nồng độ estrogen thấp thời kỳ mãn kinh:
Vitamin A
Vitamin A là tên của một nhóm hợp chất gọi là retinoid. Dạng thứ hai là pro-vitamin A, chủ yếu được lấy từ beta-carotene có trong các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Các hợp chất này sẽ được chuyển đổi thành vitamin A hoặc retinol (một dẫn xuất vitamin A thuộc nhóm retinoid) trong cơ thể trước khi chúng có thể được sử dụng.
Vitamin A cần thiết cho xương khỏe mạnh. Vitamin A thu được từ beta-carotene dường như không làm tăng nguy cơ gãy xương. Beta-carotene có chức năng như một chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương gốc tự do, chống viêm và các tổn thương oxy hóa, giúp duy trì sức khỏe của xương sau mãn kinh.
Phụ nữ bổ sung vitamin A cần thiết từ beta carotene bằng cách ăn trái cây và rau quả màu cam, vàng. Nếu dùng chất bổ sung vitamin A, không được dùng nhiều hơn giá trị khuyến nghị hàng ngày là 5.000 IU và nên theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin A có trong các thực phẩm như phô mai, lòng đỏ trứng, dầu cá, gan, sữa chua… Còn beta carotene được tìm thấy trong thực ph ẩm thực vật, đặc biệt là trái cây và rau quả có màu cam, vàng. Các sắc tố màu cam/vàng do sự hiện diện của các loại beta carotene. Một số loại thực phẩm chứa nhiều beta carotene gồm: cà rốt, bí ngô, khoai lang, quả mơ, xoài, cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, dưa lưới, ớt đỏ và vàng, đậu Hà Lan, rau diếp…
Vitamin B12
Bổ sung vitamin cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh nên theo chỉ định của bác sĩ.
Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước có trong nhiều loại thực phẩm. Nó cần thiết cho sức khỏe của xương, sản xuất DNA, chức năng thần kinh, tạo ra các tế bào hồng cầu.
Khi già đi, cơ thể sẽ giảm dần khả năng hấp thụ vitamin B12, làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B12. Các triệu chứng thiếu vitamin B12 rất mơ hồ như mệt mỏi, táo bón, ăn không ngon, tê và ngứa ran ở tay, chân, trầm cảm, lúc nhớ lúc quên…
Ở giai đoạn sau, thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu. Lượng vitamin B12 được khuyến nghị trong chế độ ăn uống (RDA) là 2,4mcg mỗi ngày đối với nữ từ 14 tuổi trở lên. Có thể giúp đáp ứng yêu cầu này trong và sau thời kỳ mãn kinh bằng cách bổ sung vitamin B12 và ăn thực phẩm tăng cường.
Thực phẩm tự nhiên có chứa vitamin B12 bao gồm cá, động vật có vỏ, gan, thịt, trứng, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa như sữa, pho mát, sữa chua.
Vitamin B6
Vitamin B6 (pyridoxine) giúp tạo ra serotonin, một chất hóa học chịu trách nhiệm truyền tín hiệu não. Khi phụ nữ già đi, mức serotonin giảm xuống. Mức độ serotonin dao động có thể là một yếu tố góp phần gây ra sự thay đổi tâm trạng và trầm cảm thường gặp ở thời kỳ mãn kinh.
RDA của vitamin B6 là 1,3mg mỗi ngày đối với nữ từ 19 – 50 và 1,5mg đối với nữ trên 50. Uống bổ sung vitamin B6 trong và sau khi mãn kinh giúp ngăn ngừa các triệu chứng do nồng độ serotonin thấp gây ra như mất năng lượng và trầm cảm.
Thực phẩm giàu vitamin B6 như cá hồi, trứng, gan gà, cà rốt, rau bina, khoai lang…
Vitamin D
Cơ thể tạo ra vitamin D sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Thiếu vitamin D làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương, loãng xương. Phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là những người không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có nguy cơ bị thiếu vitamin D. Phụ nữ trên 50 tuổi nên bổ sung 20mcg (800 IU). Mặc dù có thể thực hiện được điều này bằng chế độ ăn giàu vitamin D nhưng dùng thực phẩm bổ sung sẽ đảm bảo rằng nhận được số vitamin D thích hợp mỗi ngày.
Thực phẩm có chứa vitamin D bao gồm: cá béo, dầu gan cá, gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng…
Video đang HOT
Vitamin E
Vitamin E là chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây tổn hại tế bào, giúp giảm viêm trong cơ thể.
Căng thẳng có thể gây tổn thương tế bào và làm tăng nguy cơ trầm cảm, bệnh tim và tăng cân. Đây là những tình trạng phổ biến ở thời kỳ mãn kinh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E giúp giảm căng thẳng, giảm stress oxy hóa và có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Để tăng vitamin E trong và sau thời kỳ mãn kinh, hãy bổ sung thực phẩm giàu vitamin E vào chế độ ăn uống. Mục tiêu ít nhất là 15 mg mỗi ngày.
Một số thực phẩm có chứa vitamin E là: mầm lúa mì, quả hạnh, quả phỉ, quả bơ, bông cải xanh, bí đao, rau chân vịt, hải sản như tôm, cua…
2. Một số lưu ý khi dùng các vitamin thời kỳ mãn kinh
Vitamin A: Lượng vitamin A cao có thể gây ngộ độc. Những người mắc bệnh gan hoặc uống nhiều rượu không nên bổ sung vitamin A. Vitamin A có thể gây ra huyết áp thấp. Không dùng vitamin A nếu bị huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp. Ngoài ra, phụ nữ thời kỳ mãn kinh hãy thận trọng khi sử dụng vitamin A nếu đang uống thuốc tránh thai, kháng sinh tetracycline, uống thuốc hóa trị, hấp thụ chất béo kém, dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc ảnh hưởng đến chảy máu hoặc đông máu.
Vitamin E: Nên thận trọng khi sử dụng vitamin E ở những người bệnh Alzheimer và các dạng suy giảm nhận thức khác, có tổn thương mắt, vấn đề về thận, vấn đề tim mạch, tình trạng da.
Vitamin D, vitamin B6 và vitamin B12: Những vitamin này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và huyết áp. Hãy thận trọng khi sử dụng chúng nếu mắc bệnh đái tháo đường, lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp hoặc nếu dùng thuốc ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và huyết áp.
Vitamin B6 có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Sử dụng thận trọng nếu bị rối loạn chảy máu hoặc dùng thuốc làm loãng máu.
Sử dụng vitamin B12 một cách thận trọng nếu đang có vấn đề tim mạch, huyết áp cao, ung thư hoặc có tiền sử ung thư, các vấn đề về da, các vấn đề về dạ dày – ruột, kali thấp, bệnh gout.
Có những điều phụ nữ có thể làm để quá trình chuyển đổi mãn kinh trở nên dễ dàng hơn như duy trì hoạt động thể chất, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc. Nên tránh thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy lựa chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau, các loại ngũ cốc, chất béo lành mạnh, hải sản, quả hạch…
Hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ vấn đề nào có liên quan đến giai đoạn mãn kinh. Bác sĩ sẽ xem xét việc dùng vitamin trong thời kỳ mãn kinh có mang lại lợi ích hay không tùy thuộc vào tình trạng mỗi cá nhân. Không nên tự ý bổ sung các vitamin để tránh những rủi ro với sức khỏe. Nhiều loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn thông thường có thể tương tác với vitamin. Nếu bạn dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về các tương tác có thể xảy ra trước khi dùng vitamin.
Phụ nữ phải 'chịu đựng' 11 triệu chứng mãn kinh trong mấy năm?
Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên diễn ra sau chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ. Các triệu chứng mãn kinh như bốc hoả, đau nhức xương khớp, khô âm đạo...
gây nhiều phiền toái cho chị em. Giai đoạn này sẽ kéo dài bao lâu, có mau chóng kết thúc không là câu hỏi của nhiều người.
Các triệu chứng mãn kinh có thể kéo dài hơn bạn nghĩ
Khoảng 8 trong số 10 phụ nữ có các triệu chứng tiền mãn kinh như kinh nguyệt thất thường, suy giảm ham muốn tình dục, khó ngủ, da và tóc thay đổi, loãng xương... Các bác sĩ gọi năm giữa thời kỳ cuối cùng và thời kỳ mãn kinh là tiền mãn kinh.
Thời gian kéo dài của các triệu chứng này là kết quả của việc cơ thể tái cân bằng và giảm mức độ estrogen và progesterone do buồng trứng từ từ mất chức năng.
Suy buồng trứng cũng có thể khiến thời kỳ mãn kinh bắt đầu sớm hơn. Ảnh: Internet
Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu 12 tháng sau kỳ kinh cuối cùng của người phụ nữ. Giai đoạn mãn kinh thường rơi vào độ tuổi từ 40-58, trung bình là 51 tuổi. Nếu phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng thì thời kỳ mãn kinh sẽ bắt đầu gần như ngay lập tức. Bên cạnh đó, một số phương pháp điều trị bệnh như hóa trị cũng có thể "khởi động" thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng này chỉ tạm thời và kinh nguyệt có thể trở lại vào một thời điểm nào đó sau khi kết thúc quá trình điều trị bệnh. Một số căn bệnh mắc phải như suy buồng trứng cũng có thể khiến thời kỳ mãn kinh bắt đầu sớm hơn.
Thời kỳ mãn kinh là một phần của quá trình trưởng thành về tình dục của phụ nữ và không phải là bệnh lý hoặc tình trạng sức khoẻ nói chung của cơ thể, mặc dù mọi người có thể gặp nhiều triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
Các triệu chứng có thể bao gồm khô âm đạo, bốc hỏa và thay đổi cảm xúc kéo dài trung bình 7,4 năm sau kỳ kinh cuối cùng. Mỗi cá nhân trải qua thời kỳ mãn kinh khác nhau và các triệu chứng có thể khác nhau về thời gian.
Mãn kinh kéo dài bao lâu?
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa JAMA, các triệu chứng mãn kinh kéo dài trung bình 4,5 năm. Nghiên cứu cho thấy các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên mọi người nên chờ đợi khoảng thời gian 7 năm cho các triệu chứng của họ.
Nghiên cứu cũng lưu ý rằng những phụ nữ gặp các triệu chứng thường xuyên trước khi mãn kinh hoặc trong giai đoạn đầu có thể có nguy cơ cao hơn trong thời gian dài hơn, với một số phụ nữ có các triệu chứng trong 11,8 năm.
Mất ngủ, bốc hỏa ltuổi mãn kinh là những biểu hiện thường gặp.
Khi nào thì thời kỳ mãn kinh bắt đầu?
Mặc dù mãn kinh được định nghĩa là bắt đầu một năm sau khi kết thúc kỳ kinh cuối cùng nhưng cũng có thể bắt đầu gặp các triệu chứng sớm hơn. Độ tuổi trung bình để một phụ nữ đến tuổi mãn kinh là 51 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi mãn kinh ở mỗi phụ nữ là khác nhau. Thời kỳ mãn kinh có thể xảy ra sớm khi phụ nữ ở độ tuổi bốn mươi hoặc muộn hơn khi ở độ tuổi cuối 50.
Sự bắt đầu của thời kỳ mãn kinh cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật làm giảm chức năng buồng trứng hoặc nội tiết tố, chẳng hạn như cắt bỏ tử cung, phẫu thuật hoặc các phương pháp điều trị ung thư khác. Trong những trường hợp này, các triệu chứng có thể bắt đầu nhanh chóng do tác dụng phụ của các thủ thuật này.
Triệu chứng mãn kinh
Các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu khi mức độ estrogen của phụ nữ bắt đầu giảm. Thông thường, điều này xảy ra trong 3-5 năm trước khi bắt đầu mãn kinh. Đây là giai đoạn tiền mãn kinh.
1. Kinh nguyệt không đều
Khi lượng estrogen giảm xuống, chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi. Một người phụ nữ có thể bị trễ kinh hoặc trải qua nhiều thời gian hơn giữa các kỳ kinh. Lượng kinh nguyệt cũng có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với trước khi thay đổi nội tiết tố.
2. Khô âm đạo
Sự suy giảm nồng độ estrogen có thể gây giảm dịch nhờn âm đạo. Khi sự bôi trơn giảm, các mô âm đạo cũng trở nên mỏng hơn. Điều này có thể dẫn đến đau khi giao hợp và viêm âm đạo.
3. Giảm khả năng sinh sản
Khi lượng estrogen giảm trong giai đoạn tiền mãn kinh, việc mang thai có thể trở nên khó khăn hơn. Khi một người phụ nữ đến tuổi mãn kinh, buồng trứng của họ không còn giải phóng trứng nữa, nghĩa là không thể mang thai.
4. Tăng cân
Sự trao đổi chất của phụ nữ có xu hướng chậm lại trong thời kỳ mãn kinh và có thể đột ngột tăng khối lượng cơ thể. Sự tăng cân này có thể xảy ra mà không có bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống hoặc thói quen tập thể dục.
5. Bốc hỏa
Sự dao động về nồng độ hormone có thể dẫn đến bốc hỏa hoặc đột ngột cảm thấy nóng và đỏ bừng. Những cơn đau đầu, bốc hoả này có thể nhẹ, cảm giác nóng bừng xảy ra chủ yếu ở phần trên cơ thể hoặc chúng có thể tỏa ra khắp cơ thể. Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ vài giây đến nhiều phút.
Khi bắt đầu tiền mãn kinh, phụ nữ nên đến bác sĩ để được tư vấn, chăm sóc sức khỏe dự phòng.
6. Đổ mồ hôi ban đêm
Những cơn bốc hỏa xảy ra trong khi ngủ gây đổ mồ hôi ban đêm và những cơn bốc hỏa này có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi dữ dội đến mức tỉnh giấc giữa đêm.
7. Rối loạn giấc ngủ
Thời kỳ mãn kinh thường khiến bạn khó ngủ. Nhiều phụ nữ nhận thấy rằng rối loạn giấc ngủ xảy ra thường xuyên hơn vào khoảng thời gian mãn kinh. Những xáo trộn có thể liên quan đến đổ mồ hôi ban đêm.
8. Tâm trạng
Một số phụ nữ có thể bị thay đổi tâm trạng trong thời kỳ mãn kinh. Đây có thể là do sự dao động nội tiết tố, nhưng hoàn cảnh, cuộc sống riêng tư cũng có thể cộng hưởng làm tâm trạng thay đổi xấu đi trong khoảng thời gian mãn kinh. Tâm trạng không tốt còn có thể có nguyên nhân của sự mệt mỏi do rối loạn giấc ngủ hoặc sự điều chỉnh tâm lý dẫn đến mất khả năng sinh sản.
9. Khó tập trung
Nhiều người nhận thấy rằng họ khó tập trung và tập trung trong thời kỳ mãn kinh và có thể bị suy giảm trí nhớ. Các nhà khoa học không chắc đây là do lượng estrogen giảm hay do quá trình lão hóa tự nhiên.
10. Da và tóc mỏng
Sự dao động mạnh về mức độ hormone có thể khiến da, tóc trở nên mỏng hơn, khô hơn. Một số phụ nữ có thể bị rụng tóc.
11. Tần suất đi tiểu và són tiểu
Vào khoảng thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể bị tăng tần suất đi tiểu, do sự suy yếu của các cơ kiểm soát sàn chậu.
Điều trị mãn kinh ở phụ nữ
Bản thân thời kỳ mãn kinh không cần điều trị y tế vì không phải là một tình trạng bệnh lý, nhưng nhiều phụ nữ tìm cách giảm bớt các triệu chứng khó chịu bằng cách liệu pháp estrogen là một trong những lựa chọn hiệu quả nhất để giảm các cơn bốc hỏa liên quan đến thời kỳ mãn kinh.
Có nhiều phương pháp điều trị khác có sẵn để giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến lão hóa.
Các tùy chọn khác bao gồm:
- Thuốc điều trị cơn bốc hỏa: Thuốc chống trầm cảm liều thấp và một số loại thuốc chống co giật có thể giúp giảm cơn bốc hỏa. Thuốc chống trầm cảm cũng có thể hỗ trợ những thay đổi cảm xúc xảy ra trong thời kỳ mãn kinh.
- Estrogen âm đạo: Estrogen có sẵn để bôi trực tiếp vào âm đạo dưới dạng kem, viên nén hoặc vòng đặt. Điều này có thể giúp giảm khô và khó chịu khi giao hợp. Nó cũng có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiết niệu xảy ra trong thời gian này.
- Thuốc ngăn ngừa loãng xương: Một số bác sĩ kê đơn thuốc để ngăn ngừa sự mất mật độ xương có thể xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Lưu ý: Phụ nữ chỉ sử dụng các đơn thuốc để hạn chế những bất lợi của giai đoạn mãn kinh theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc.
Phụ nữ mãn kinh có nên dùng thuốc Đông y?
Một số bài thuốc Đông y, món ăn bài thuốc có tác dụng hỗ trợ, cải thiện các triệu chứng khó chịu cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Tham khảo một số món ăn đơn giản dễ thực hiện như:
- Củ sen 150g, xương sườn heo 100g, muối, bột nêm, dấm gạo với mỗi thứ vừa đủ, thêm nước tiềm chín, dùng nóng, ngày 1 lần. Thích hợp dùng cho hội chứng mãn kinh và tiền mãn kinh, bứt rứt, cảm giác bất ổn.
- Sữa ong chúa 50g, mật ong 0,5kg. Sữa ong chúa cùng mật ong trộn đều, chứa trong keo sử dụng dần. Mỗi lần 1 muỗng canh, ngày 1 - 2 liều, uống với nước ấm trước bữa ăn nửa giờ. Thích hợp dùng cho hội chứng tiền mãn kinh và mãn kinh phiền táo dễ nổi cáu, váng đầu hoa mắt.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Khi bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ nên đến bác sĩ để được tư vấn, chăm sóc sức khỏe dự phòng.
Trong khoảng thời gian tiền mãn kinh, các bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra sức khỏe, đôi khi bao gồm nội soi, chụp quang tuyến vú và xét nghiệm máu.
Không nên ngần ngại tìm kiếm sự chăm sóc và lời khuyên của bác sĩ để đối phó với các triệu chứng mãn kinh gián đoạn. Nếu chảy máu âm đạo xảy ra sau khi mãn kinh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh nên bổ sung can-xi.
Nguy cơ mắc một số bệnh tăng lên sau khi mãn kinh
Bệnh tim mạch: Khi lượng estrogen suy giảm, nguy cơ mắc bệnh tim sẽ tăng lên.
Loãng xương: Loãng xương là tình trạng khiến xương yếu đi, làm tăng nguy cơ gãy xương. Trong những năm đầu tiên sau khi mãn kinh, phụ nữ mất mật độ xương rất nhanh. Điều này làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Một số bệnh ung thư: Nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng tăng lên sau khi mãn kinh. Các lý do khác nhau nhưng có thể là do thay đổi nội tiết tố liên quan đến mãn kinh, HRT (liệu pháp hormone thay thế) nếu một phụ nữ đã sử dụng sản phẩm này cho các triệu chứng, hoặc chỉ đơn giản là lão hóa tự nhiên.
Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ đều tiếp tục tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mãn kinh. Điều này có thể đảm bảo tốt hơn bằng cách duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng, không hút thuốc, hạn chế sử dụng các chất có cồn, caffein và đi khám sức khoẻ thường xuyên.
9 lời khuyên giúp giảm triệu chứng mãn kinh Những triệu chứng mãn kinh như bốc hoả, căng thẳng, mất ngủ gây nhiều phiền toái đối với phụ nữ trung niên. Cách nào để vượt qua những khó khăn trong thời kỳ mãn kinh? Các triệu chứng mãn kinh thường gặp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ. Giai đoạn mãn kinh là quy luật tự nhiên đối với phụ...