5 loại ung thư hiếm gặp
Ung thư chân, âm đạo, tuyến nước bọt, sụn trung mô, u hộp sọ và cột sống là những loại ung thư ít người biết đến.
Theo CRU, bệnh ung thư được coi là hiếm nếu nó bắt đầu ở bộ phận khác thường trong cơ thể hoặc một loại bệnh bất thường và cần điều trị đặc biệt. Viện Radboud về Khoa học Đời sống Phân tử (RIMLS) xác định các bệnh ung thư được xác định là hiếm gặp có tỷ lệ mắc ít hơn 6/100.000 người, chiếm khoảng 22% tổng số ca ung thư.
Tần suất hiếm gặp đặt ra thách thức cho các bác sĩ vì bệnh có thể chẩn đoán muộn hoặc không chính xác, thiếu tiếp cận với các liệu pháp thích hợp, hạn chế các thử nghiệm lâm sàng do số lượng quá ít bệnh nhân. Các loại bệnh này còn thiếu sự quan tâm trong việc phát triển các liệu pháp mới, không có nhiều cơ quan đăng ký và ngân hàng mô có sẵn.
Theo Prevention, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu trên 9 triệu trường hợp kéo dài một thập kỷ cho thấy có 60 trong 71 bệnh ung thư xếp vào dạng hiếm gặp. Trong danh sách đó, có 5 loại bệnh hiếm nhất mà có thể nhiều người ít biết đến.
U hộp sọ và cột sống
Bệnh ung thư xương xuất hiện trong hộp sọ và cột sống được gọi là u nguyên sống, phát triển từ tàn tích rất nhỏ của sụn khớp. Bệnh nhân có thể mắc bệnh từ lúc còn trong bụng mẹ, tỷ lệ mắc bệnh là 1/1 triệu người.
Người bệnh có triệu chứng đau đầu, cổ, mất chức năng ruột, bàng quang, ngứa râm ran ở bàn chân và tay. U nguyên sống không đáp ứng với hóa trị, xạ trị và các loại thuốc. Do đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất. Tuy nhiên, rất khó khăn khi các khối u phát triển trên cột sống hoặc hộp sọ vì xung quanh đó là những dây thần kinh quan trọng. Nếu phẫu thuật diễn ra thành công, tỷ lệ tái phát của bệnh cũng rất cao.
Ung thư tuyến nước bọt chỉ chiếm 3-5% trường hợp ung thư vùng đầu cổ. Các triệu chứng bao gồm tê bì một phần khuôn mặt, khối u phát triển ở mang tai, má, cằm hoặc bên trong miệng. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ có 90% cơ hội sống sau 5 năm. Xạ trị và phẫu thuật là hai phương pháp điều trị chính.
Khác với ung thư vùng đầu cổ khác, ung thư tuyến nước bọt không liên quan đến thuốc lá và không có tính di truyền. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn và có liên quan đến ô nhiễm trong môi trường làm việc.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Prevention
Sụn trung mô
Loại bệnh ung thư này rất hiếm và chỉ phát hiện có dưới 1.000 trường hợp từ năm 1959 đến nay. Bệnh được các chuyên gia y tế đánh giá nguy hiểm và tiến triển nhanh. Chúng tấn công hạch bạch huyết và lây lan ra các cơ quan khác nếu không phát hiện sớm.
Khối u có thể xuất hiện ở bất kể vị trí nào trên cơ thể nên rất khó để xác định các triệu chứng. Trong đó, 2/3 ung thư sụn trung mô xảy ra ở xương sống, xương sườn và hàm, phần còn lại được tìm thấy ở cơ bắp và mô mỡ. Trong giai đoạn đầu, khu vực ảnh hưởng có thể sưng, đau. Nếu khối u gần cột sống, bệnh nhân có thể tê liệt hoặc mất cảm giác.
Phương pháp điều trị loại ung thư này thường phẫu thuật cắt bỏ khối u và hóa trị. Theo một nghiên cứu trên T ạp chí Ung thư châu Âu, kết hợp hai phương pháp điều trị giảm nguy cơ tái phát xuống một nửa, trong khi phẫu thuật chỉ giúp giảm khoảng 27%.
Ung thư ở chân
Bác sĩ Bryan Markinson, trường Y Icahn, Mỹ, cho biết không ai nghĩ đến chân khi nói về ung thư nhưng đó là một sai lầm. Mọi người cần lưu ý đến những dấu hiệu bất thường ở chân ví dụ như một nốt ruồi đang lớn dần, cảm giác lạ hay đau nhức ở chân. Đó có thể là dấu hiệu của ung thư da, mạch máu, xương hoặc dây thần kinh.
“Trong đó, ung thư da là phổ biến nhất trên chân, thường gọi là u hắc tố. Bệnh được xếp vào dạng hiếm khi chỉ có khoảng 10 ca bệnh mỗi năm ở Mỹ. Tỷ lệ những khối u này xuất hiện ở chân là 3 đến 5%”, Markinson nói.
Các tế bào trong âm đạo có khả năng tiến triển ung thư khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh xuất hiện ở bộ phận này rất nhỏ. Phần lớn là ung thư da tế bào vảy – một khối u phát triển chậm gần cổ tử cung.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Ung thư phụ khoa, các khối u âm đạo tương đối nhỏ và có thể điều trị bằng phẫu thuật hay xạ trị để tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, người có tiền sử bệnh mụn cóc ở cơ quan sinh dục có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các bác sĩ khuyên phụ nữ nên cảnh giác với những biểu hiện bất thường như ra máu, tiết dịch, đau… ở bộ phận này.
Cẩm Anh
Theo VNE
Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến nước bọt
Ung thư tuyến nước bọt là một dạng của ung thư đầu cổ. Tuy không phải là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư nhưng ung thư tuyến nước bọt có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời.
Ung thư tuyên nươc bot la gi?
Tuyến nước bọt là nơi tạo nước bọt, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giữ ẩm cho miệng. Có 3 tuyến nước bọt chính nằm xung quanh xương hàm dưới của người: Tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới lưỡi, tuyến nước bọt xương hàm.
Ung thư tuyến nước bọt là một dạng ung thư có thể bắt đầu từ bất cứ nơi nào của tuyến nước bọt như ở tuyến nước bọt mang tai, tuyến nước bọt dưới lưỡi, tuyến nước bọt xương hàm. Cụ thể ung thư tuyến nước bọt thường xảy ra ở các tuyến mang tai - phía trước của tai.
Dâu hiêu nhân biêt ung thư tuyên nươc bot
Ung thư tuyến nước bọt nằm trong những nhóm bệnh khó chẩn đoán vì những triệu chứng bệnh rất "âm thầm" và những khối u có thể nằm rải rác ở tuyến nước bọt.
- Khi khối u phát sinh ở khu vực mang tai
Theo các chuyên gia, có khoảng 70 - 85% ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở vị trí mang tai. Ban đầu người bệnh mắc ung thư tuyến nước bọt ở khu vực mang tai có thể sẽ chưa thấy triệu chứng gì khác thường. Tuy nhiên, vì không có dấu hiệu và không được điều trị sớm nên khối u cứ thế phát triển dần và xâm lấn vào các khu vực xung quanh ở mang tai và ở đầu.
Nếu bệnh vẫn không được chữa trị, bệnh nhân có thể xuất hiện thêm hạch to cứng ở vùng đầu, cổ do khối u di căn từ vị trí mang tai sang các khu vực khác. Đồng thời, lúc này da đầu, mí mắt, mũi, hầu họng của người bệnh cũng có thể có những triệu chứng nhiễm khuẩn gây đau đớn, khó chịu.
- Khi khôi u phat sinh ơ dươi ham
Ung thư tuyến nước bọt dưới hàm chỉ chiếm khoảng 8 - 15% trong tổng số người bệnh. Các chuyên gia cũng đánh giá ung thư tuyến dưới hàm cực kỳ ít triệu chứng và khó nhận biết.
Tuy nhiên, khi bệnh phát triển nặng, người bệnh cũng sẽ xuất hiện một vài triệu chứng đặc trưng, tiêu biểu nhất của triệu chứng u tuyến nước bọt dưới hàm như: miệng bị đau, hàm và cổ bị sưng tấy, lưỡi hoặc mặt có thể bị tê liệt, đau khi nhai, nuốt thức ăn.
- Khi phat sinh ơ tuyên nươc bot nho
Tuyến nước bọt nhỏ là những tuyến được phân bố chủ yếu bên trong má, mũi, xoang, thanh quản. Vì vậy khối u tuyến nước bọt nhỏ thường nằm trong khoang miệng và thường gây ra ung thư ác tính hơn là lành tính.
Khi tuyến nước bọt nhỏ bị ung thư, người bệnh có thể bị: tắc mũi, ngạt mũi, khó thở do khối u chèn ép lên xoang mũi, khoang miệng bị đau, xuất hiện các nốt loét nhỏ như nốt nhiệt, ngoài ra ung thư tuyến nước bọt nhỏ có thể khiến thị giác của người bệnh bị rối loạn.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời bệnh ung thư tuyến nước bọt. Tuyệt đối không chủ quan bỏ qua triệu chứng bệnh khiến bệnh nặng hơn và mất đi thời cơ chữa trị bệnh tốt nhất.
Theo www.phunutoday.vn
Bé 3 tuổi chảy mũi liên tục tưởng viêm xoang, ngờ đâu mắc ung thư hiếm Cô bé nhập viện trong tình trạng mũi chảy dịch nhầy như viêm xoang. Nhưng sau nhiều xét nghiệm, bác sĩ phát hiện em mắc loại ung thư hiếm gặp, triệu chứng khó nhận biết. Một cô bé 3 tuổi đến từ Surrey vừa phải nhập viện vì má phải sưng to và mũi chảy chất dịch nhầy màu xanh lá. Ban đầu,...