5 loại quả nhân đôi dinh dưỡng và chữa bệnh hiệu quả khi được nấu chín
Không chỉ tốt cho các bé ăn dặm, những loại quả này còn có công hiệu tốt trong việc điều trị bệnh và tăng cường dinh dưỡng cho cả người lớn.
Hoa quả hấp, nấu thường được định nghĩa là đồ ăn dặm tốt cho các bé, việc nấu hoa quả sẽ khiến chúng mềm hơn cho trẻ dễ ăn hơn. Vừa bổ sung vitamin, khoáng chất cho trẻ, vừa để luyện tập cho các con biết và thích ăn hoa quả, rau xanh. Bên cạnh đó, hoa quả hấp, nấu còn rất thích hợp cho cả người lớn bởi những giá trị dinh dưỡng được nhân lên gấp nhiều lần sau khi được nấu chín và công dụng chữa bệnh không cần tới thuốc.
Cùng tham khảo ngay 5 loại hoa quả cực kỳ thích hợp để nấu chín bên dưới và bổ sung vào bữa ăn cho gia đình để vừa có món mới lạ miệng, vừa cung cấp dưỡng chất cho cả nhà:
Ảnh: Internet
Táo tàu là vị thuốc đông y thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa bệnh để làm giảm vị đắng của thuốc, bồi bổ tỳ vị, dưỡng huyết an thần tốt. Tuy nhiên, ngày nay, táo tàu càng phổ biến hơn với công dụng bổ huyết, dưỡng da, giảm căng thẳng thần kinh, tăng cường sức khỏe tim mạch. Táo tàu cũng được xem là thực phẩm giúp duy trì nét xuân, kéo dài tuổi thọ.
Ảnh: Internet
Tuy nhiên, ăn táo tàu có thể khiến người có tỳ vị hư yếu bị đầy bụng do lớp vỏ cứng của chúng. Vì vậy, táo tàu được khuyến khích nên nấu chín để vừa dễ tiêu hóa, vừa làm tăng tác dụng của chúng khi kết hợp cùng các thực phẩm khác. Bạn có thể dùng táo tàu để pha trà hoa quả uống, vừa có vị ngọt tự nhiên thay đường, vừa dưỡng da, thải độc tốt. Cũng có thể dùng táo tàu để nấu cháo, canh, chè sen hay đơn giản là hấp chín trong 20 phút đều là những món ăn ngon và bổ dưỡng.
Ảnh: Internet
Táo là loại quả quen thuộc và tốt cho sức khỏe, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Khi ăn táo, pectin trong chúng giúp làm dịu chứng táo bón, tuy nhiên, khi được nấu chín, pectin này có có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, điều trị tiêu chảy và thải độc rất tốt.
Ảnh: Internet
Để nấu chín táo cũng chỉ cần rửa sạch, cắt thành miếng tùy thích, không bỏ vỏ táo chỉ bỏ phần lõi (bởi lõi táo chứa các hạt táo chứa một hàm lượng độc tố nhẹ), cho vào bát cùng chút đường phèn và hấp cách thủy khoảng 5 phút, bạn sẽ có ngay món táo hấp thơm ngọt, mềm xốp rất ngon.
Ảnh: Internet
Video đang HOT
Lê chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của gan, thận, đường hô hấp, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tăng sức đề kháng và ngừa táo bón. Với cánh mày râu, lê là một thực phẩm giúp giải rượu rất tốt, giảm cholesterol trong máu, với chị em phụ nữ nhất là phụ nữ sau sinh, lê hỗ trợ giảm cân, điều trị rạn da, giảm phù nề rất hữu hiệu.
Ảnh: Internet
Khi ăn chín, lê phát huy tác dụng tối đa, giúp điều trị các bệnh về hô hấp như đau họng, ho khan do phế nhiệt và ho ra máu, táo bón, nước tiểu đỏ do nhiễm trùng đường hô hấp. Để điều trị ho khan, hãy gọt vỏ, bỏ hạt lê, đem xay nhuyễn và chưng cách thủy với đường phèn tới khi đường tan là được.
Với ho nhiều đờm, có máu, hãy dùng khoảng 1,5kg lê bỏ lõi và hạt, cắt miếng nhỏ đem ninh lửa nhỏ và dằm nhuyễn thành cao rồi trộn với mật ong, để nguội và bỏ vào lọ thủy tinh dùng để pha nước uống thay nước lọc.
Ảnh: Internet
Với trẻ con bị ho, các mẹ có thể làm món lê hấp đường phèn/mật ong, nếu bé ăn được hãy thêm chút lá hẹ hoặc hoa đu đủ đực vào hấp cùng, ăn hết cả cái lẫn nước là tốt nhất. Ngoài ra, lê cũng có thể kết hợp với táo tàu, gừng, hạt sen, long nhãn… để tạo thành món hấp vừa thơm ngon, bổ dưỡng vừa trị bệnh nữa đấy.
Cam rất giàu vitamin C, giúp điều trị các bệnh về phổi và bồi bổ khí huyết. Vì vậy, khi được hấp chín cam càng có tác dụng hơn trong việc làm lành các tổn thương phế phủ, điều trị chứng ho do khô phổi gây ra. Cam hấp có cách làm rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch, cắt phần đầu quả, tạo thành hình miệng chén, để lộ ra phần thịt quả bên trong, rắc chút muối lên phần cùi và chọc vài lỗ lên quả cam rồi đậy “nắp cam” lại và đem hấp trong khoảng 10 phút là được.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Chuối giúp bổ sung năng lượng, thanh nhiệt, điều dưỡng đường ruột nhưng là loại quả có tính lạnh nên những người thể hàn, suy nhược chỉ nên ăn chuối đã được hấp chín để vừa đảm bảo sức khỏe đường ruột vừa giúp dưỡng khí, dưỡng trung. Món chuối hấp cũng có cách làm rất đơn giản: lột vỏ, cho quả chuối vào đĩa cùng đường phèn và hấp cách thủy tới khi đường tan là có thể lấy ra ăn./.
Bệnh đột quỵ: Những món nên ăn và nên kiêng kỵ
Bạn cần ăn nhiều các món chế biến từ rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt; hạn chế đồ ăn quá mặn, bơ sữa.
Căn bệnh đột quỵ cướp đi mạng sống của khoảng 5 triệu người trên thế giới mỗi năm. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra thương tật vĩnh viễn ở Mỹ.
Thay đổi lối sống có tác động lớn trong việc giảm nguy cơ đột quỵ. Theo nghiên cứu, 80% các ca đột quỵ có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, ngừng hút thuốc và tập thể dục thường xuyên.
Tại sao món ăn có nguồn gốc thực vật giảm nguy cơ đột quỵ
Theo chuyên gia người Mỹ, Michael Greger, cách tốt nhất để tránh bị đột quỵ là ăn nhiều rau, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và các loại hạt.
Các món ăn có nguồn gốc thực vật chứa nhiều chất xơ. Cứ 7g chất xơ bạn ăn mỗi ngày sẽ giảm được gần 7% nguy cơ bị đột quỵ lần đầu. Nhưng chưa tới 3% người Mỹ đáp ứng khuyến nghị hàng ngày về chất xơ.
Các loại thực phẩm trên cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và ngăn ngừa tích tụ mảng bám trong động mạch, cải thiện lưu lượng máu.
Theo một nghiên cứu trên 30.000 phụ nữ lớn tuổi trong khoảng thời gian 12 năm, những người ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất có nguy cơ đột quỵ thấp nhất.
Trung bình, thực phẩm thực vật chứa nhiều chất chống oxy hóa gấp 60 lần so với thực phẩm động vật. Bạn nên cố gắng ăn nhiều loại trái cây, rau và gia vị trong mỗi bữa ăn để có thể liên tục cung cấp lượng chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Các thực phẩm ngăn ngừa đột quỵ:
Rau xanh
Theo Đại học Harvard (Mỹ), rau xanh có khả năng bảo vệ mạnh nhất chống lại các bệnh mạn tính, trong đó giảm 20% nguy cơ đột quỵ.
Chocolate
Theo các nghiên cứu dân số trong nhiều năm, những người ăn chocolate có tỷ lệ đột quỵ thấp hơn. Tuy nhiên, đường và sữa đi kèm với hầu hết các loại chocolate không có tác động tốt tới sức khỏe. Bởi vậy, chocolate đen có hàm lượng cacao cao là lựa chọn phù hợp nhất.
Cam quýt
Theo một nghiên cứu trên 70.000 phụ nữ được công bố trên tạp chí Stroke , những người ăn nhiều trái cây họ cam quýt trong khoảng thời gian 14 năm có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 19% so với những phụ nữ tiêu thụ ít nhất.
Các loại ngũ cốc
Ăn ngũ cốc nguyên hạt đã được ghi nhận có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ. Trong cuốn sách "Làm thế nào để không chết", Tiến sĩ Greger khuyến nghị ít nhất 3 phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày để ngăn ngừa đột quỵ.
Tỏi
Đây là một trong những thực phẩm tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ. Một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ tỏi thường xuyên giúp giảm 50% tỷ lệ đột quỵ.
Cà chua
Hàm lượng lycopene cao được tìm thấy trong cà chua, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ.
Theo một phân tích được công bố trên Neurology , theo dõi hơn 1.000 người đàn ông Phần Lan từ 46 đến 55 tuổi, những người có mức lycopene cao nhất có nguy cơ bị đột quỵ thấp hơn 55%.
Cà phê và trà xanh
Kết quả của cuộc nghiên cứu kéo dài 13 năm trên 80.000 người trưởng thành Nhật Bản cho thấy những người uống ít nhất một tách cà phê mỗi ngày giảm được 20% nguy cơ đột quỵ.
Những người uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày giảm 14% nguy cơ đột quỵ.
Thực phẩm giàu kali
Lượng kali tăng lên 1,6 g mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ đột quỵ thấp hơn 21%. Rau xanh, đậu, chuối và khoai lang là những nguồn cung cấp kali tuyệt vời.
Thực phẩm giàu magie
Lượng magie cao hơn giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Đậu, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt đều chứa nhiều magie.
Thực phẩm nên tránh
- Thực phẩm nhiều cholesterol
- Thức ăn mặn
- Sản phẩm bơ sữa: Axit uric là một hợp chất được cơ thể sản sinh ra khi phân giải một số loại thực phẩm. Quá ít axit uric có liên quan đến đột quỵ. Những người theo chế độ ăn kiêng thực vật không có sữa có nhiều khả năng đạt được mức axit uric tối ưu để kéo dài tuổi thọ. Đây là một trong những lý do nên hạn chế hoặc cắt bỏ sữa có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
- Thịt: Nguy cơ đột quỵ tăng 10% liên quan đến thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Lượng sắt heme trong thịt cũng được phát hiện có liên quan đến đột quỵ.Một yếu tố khác là các chất ô nhiễm độc hại có thể tích tụ trong mỡ động vật. Những người có mức độ cao nhất của các chất này trong máu có tỷ lệ đột quỵ tăng gấp 8-9 lần.
8 dấu hiệu cơ thể thiếu rau xanh Ngoài các chất chống oxy hóa, rau xanh còn quan trọng với cơ thể vì cung cấp nhiều chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp cơ thể no lâu sau bữa ăn, theo Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn Hoa Kỳ. Dưới dây là một số biểu hiệu báo động cơ thể thiếu chất xơ và các dưỡng chất...