5 kỹ năng giao tiếp giúp mối quan hệ cha mẹ và con cái ngày càng tích cực
Bố mẹ cần nhớ 1 câu: “Con cái không sợ mệt, không sợ vất vả, nhưng chỉ sợ không được cha mẹ hiểu và yêu thương thật lòng!”.
Có rất nhiều trở ngại trong việc giao tiếp khiến mối quan hệ cha mẹ và con cái không suôn sẻ. Nếu bạn nói quá nhiều, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, nếu bạn nói quá ít, trẻ sẽ không thể sửa được thói quen xấu.
Ông Đào Hành Trí, người sáng lập Hội cha mẹ – con cái Nhất Tâm ( Trung Quốc), một chuyên gia có kinh nghiệm hơn 10 năm về giáo dục gia đình cho rằng, thật ra, để mối quan hệ cha mẹ – con cái tích cực, chỉ gói gọn trong một chữ: HIỂU.
Ảnh minh họa.
Hiểu lòng trẻ, suy nghĩ vấn đề theo quan điểm của trẻ thì mới giúp trẻ giải quyết được vấn đề. Nhà giáo dục Liên Xô Suhomlinsky nói: “Giáo dục trước hết là thấu hiểu. Không hiểu trẻ, không hiểu quá trình phát triển trí tuệ của trẻ, không biết tư duy, sở thích, năng khiếu, thiên phú, khuynh hướng của trẻ thì khoan nói đến chuyện học vấn”.
Hãy xem một “kịch bản” mà nhiều bậc cha mẹ gặp phải: Ngay khi con đi học về, nhiều phụ huynh vội hỏi: “Con làm bài xong chưa?”. Sau đó là loạt lời ra lệnh và ca thán: “Không, con không được làm như vậy”; Mau làm bài đi. Làm xong bài tập chưa? Cả ngày chỉ biết xem TV và chơi game”…
Bố mẹ cần nhớ 1 câu: “Con cái không sợ mệt, không sợ vất vả, nhưng chỉ sợ không được cha mẹ hiểu và yêu thương thật lòng!”. Ở đây, câu chuyện không phải là có vấn đề với bài tập về nhà, mà là có vấn đề về tình yêu thương.
Khi phụ huynh hỏi: “Bài tập về nhà đã xong chưa?” thì trong nội tâm đứa trẻ hét lên: “Điều bố/mẹ quan tâm là bài tập của con chứ không phải con!”. Trẻ không thể bộc lộ những suy nghĩ thực sự bên trong của mình một cách lý trí mà chỉ có thể đối đầu với cha mẹ bằng một số hành vi “kỳ quặc” như: Nói ngược, nói tục, ngồi im, im lặng, gây sự…
Cha mẹ có khả năng yêu thương đúng cách, khi về nhà nhìn thấy con, trước tiên họ sẽ chào con: “Con về rồi, mẹ nhớ con nhiều, hôm nay con có mệt không? Nếu con mệt thì đừng quá lo lắng bài tập về nhà, hãy chơi một lúc rồi hãy làm nhé!”.
Trẻ chỉ chăm chỉ học hành vì “tình yêu”, nếu không chúng có thể không thực tâm học hành, khi lớn lên, nhiều vấn đề sẽ dần xuất hiện.
Khi bạn hiểu, bạn sẽ dễ dàng đồng cảm với con mình.
Bạn đi làm về sau một ngày mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi một chút, không nấu nướng. Lúc này chồng bạn chẳng thèm đoái hoài gì đến bạn mà chỉ nói: “Bữa cơm xong chưa! Tại sao em không nấu ăn?”. Bạn có thể có hai lựa chọn tại thời điểm đó: Đầu tiên tích tụ những lời phàn nàn cho đến khi bùng nổ và tạo ra những tác động xấu; Thứ hai là bộc lộ cảm xúc của bản thân, phàn nàn hay thậm chí là cãi vã trực tiếp sẽ gây ảnh hưởng không tốt vào lúc này.
Video đang HOT
Suy nghĩ từ một khía cạnh khác, đây là cảm xúc thực sự của trẻ khi chúng về nhà mỗi ngày và nghe: “Con đã hoàn thành bài tập về nhà chưa?” hay “Tại sao con vẫn chưa làm bài tập về nhà?”.
Cơ sở của sự đồng cảm là sự quan tâm đến đời sống tinh thần của trẻ, chỉ như vậy mới thực sự suy nghĩ theo quan điểm của trẻ, giao tiếp với trẻ và giúp trẻ giải quyết vấn đề.
Làm thế nào chúng ta có thể thực sự hiểu con mình? Hãy đảm bảo 5 quy tắc sau đây:
Đầu tiên, hãy chủ động hỏi thăm các hành vi khác nhau của trẻ: Dù trẻ làm gì, cha mẹ cũng không nên đoán suy nghĩ của trẻ dựa trên suy nghĩ của mình mà phải chủ động hỏi trẻ tại sao lại làm như vậy, để trẻ cởi mở và nói cho bố mẹ biết suy nghĩ của mình.
Thứ hai, hãy suy nghĩ về vấn đề từ góc độ của đứa trẻ: Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái, và sự giáo dục sớm nhất trong cuộc đời của một người đến từ gia đình. Vì vậy, cha mẹ không nên tạo áp lực quá lớn, không áp đặt ý kiến riêng của mình cho trẻ mà cần hiểu tâm trạng của con để có sự giao tiếp phù hợp. Đừng luôn đối xử với con bằng quyền hành của cha mẹ mà hãy luôn nhìn con bằng sự cảm kích và luôn đứng ở vị trí của con, chỉ có như vậy con mới tôn trọng và tin tưởng bạn.
Thứ ba, hiểu tâm trạng của trẻ: Là cha mẹ, nếu bạn suy nghĩ và nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của trẻ, bạn có thể dễ dàng hiểu được tâm trạng của trẻ. Khi bạn làm điều này, bạn sẽ thấy rằng một số hành vi và lời nói dường như khó hiểu của trẻ lại thực sự bình thường và dễ dàng khoan dung với con hơn.
Thứ tư, hiểu những thay đổi trong tuổi dậy thì của trẻ: Khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thường xuất hiện những hành vi nổi loạn, thực ra ở giai đoạn này trẻ muốn chủ động thoát khỏi “gông cùm” của cha mẹ, cắt đứt tâm lý ỷ lại giữa mình và cha mẹ.
Đây là biểu hiện của sự phát triển tính tự giác của trẻ, là tâm lý bình thường, vì vậy cha mẹ nên tạo cho trẻ không khí thoải mái, thúc đẩy sự phát triển tính tự chủ của trẻ. Cha mẹ không nên lo lắng vì những thay đổi như vậy của con mình mà nên hiểu rõ và ủng hộ những thay đổi đó, đồng thời hướng dẫn tích cực cho trẻ.
Ví dụ, mẹ có thể nói: “Có vẻ như con gái đã lớn và bắt đầu có những chủ kiến của riêng mình. Mẹ thực sự tự hào về con. Nếu có việc gì cần mẹ giúp đỡ, mẹ sẽ rất vui lòng”.
Thứ năm, hiểu các ý kiến khác nhau của trẻ em: Nhiều bậc cha mẹ luôn quen với việc lựa chọn và sắp đặt mọi thứ cho con cái. Trên thực tế, trẻ có suy nghĩ của riêng mình, và chúng thường không muốn để cha mẹ quyết định mọi việc mà hoàn toàn không để ý đến cảm xúc và suy nghĩ của chính mình.
Trên thực tế, khi một đứa trẻ sống cho cha mẹ, cuộc sống của chúng sẽ không có mục đích và không có đam mê. Nếu con bạn không có chính kiến về tương lai của mình, trẻ sẽ không thể tự chủ, và tất yếu sẽ bế tắc, gặp trở ngại rất lớn trong việc giao tiếp với cha mẹ.
Cha mẹ nên bao dung, soi sáng và sửa chữa những hành vi non nớt của trẻ thay vì đánh đòn và đàn áp con. Khi trẻ bày tỏ ý kiến, cha mẹ phải lắng nghe cẩn thận, điều này thể hiện sự tôn trọng trẻ. Bên cạnh đó, có thể bổ sung, sửa chữa những gì trẻ trình bày chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nên tế nhị, đừng dội “gáo nước lạnh” vào những suy nghĩ non nớt của trẻ hay chế giễu, sẽ khiến trẻ ngại giao tiếp với cha mẹ.
Thực tế, trẻ em cũng giống như người lớn, chúng cũng là một tổng thể độc lập, mong được người khác hiểu và tôn trọng. Đặc biệt là sau khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, trẻ thường cảm thấy mình đã là người lớn, càng đòi hỏi cha mẹ phải hiểu mình hơn.
Bạo lực tinh thần học đường: Nghĩ đến trường là buồn nôn
Tình trạng bị bạo lực tinh thần học đường không chỉ đến từ bạn học đồng trang lứa mà còn từ chính thầy cô giáo.
Buổi tọa đàm "Bắt nạt và bạo lực học đường" diễn ra tại TP.HCM vào cuối tuần qua với những câu chuyện thực tế và chia sẻ của các chuyên gia thực hành giáo dục.
Nơm nớp lo sợ cô phạt và phê bình trước lớp
Chị Thanh Vy (tên nhân vật đã được thay đổi) chia sẻ con mình đang học bậc tiểu học bị chính giáo viên chủ nhiệm gây khó dễ khi không tham gia lớp học thêm luyện chữ đẹp của cô.
"Con tôi có thói quen viết tay trái do đó khi lên lớp con luôn bị cô đánh. Về nhà, con hay giật mình đổi sang viết tay phải khi tôi vào phòng. Nhìn những vết bầm tím trên tay con chưa lặn tôi xót xa lắm, chưa bao giờ tôi thấy con có tâm lý chực chờ lo sợ như thế.
Thường xuyên bị phê bình trước lớp, bạn bè trêu chọc vì học không tốt khiến con rất buồn và không muốn đi học. Trong lớp có hoạt động mang tính tự nguyện, nếu con không hứng thú thì tôi cũng không ép tham gia, thế nhưng vẫn bị cô phê bình", chị Vy kể tiếp.
Ngoài ra, theo chị Vy cô giáo còn ra bài quá nhiều, tối nào làm không xong bé cũng khóc vì sợ ngày mai bị cô phạt và phê bình trước lớp. "Đỉnh điểm mình thấy vô lý là con mình bị phạt và kiểm điểm khi tiết học có giáo viên dự giờ mà con không giơ tay phát biểu. Con kể chưa thấy cô giáo chủ nhiệm nở nụ cười bao giờ và họp phụ huynh tôi cũng thấy vậy. Tôi nghĩ đó cũng chính là lý do khiến con không thể gần gũi với giáo viên, tâm lý nặng nề khi đến lớp. Sau một học kỳ, thấy con trầm tính, ít nói hẳn, cảm thấy môi trường không thích hợp cho con phát triển nên tôi đã chuyển trường cho con" - chị Vy chia sẻ.
Nhà trường đưa nội dung phòng chống bạo lực học đường phổ biến cho học sinh. Ảnh: ĐHBD
Nghĩ đến trường là đau bụng, buồn nôn
Chia sẻ với phóng viên PLO, Ngọc Thúy (tên nhân vật đã thay đổi), hiện đang học lớp 10 một trường THPT ở TP.HCM vẫn còn ám ảnh khi bị bạn học bắt nạt, cô lập trong suốt năm học lớp 9. Thúy kể năm học này, em được phân công làm sao đỏ của trường. Một lần em phát hiện một nhóm 5-7 bạn trang điểm khi đến lớp vi phạm nội quy nên nhắc nhở và ghi sổ đỏ do các bạn tái phạm. Sau đó, các bạn này đã gây khó dễ cho Thúy.
"Những buổi em trực nhật, nhóm bạn này sẽ cố tình mua hạt dưa, hướng dương đến chia cho các bạn ăn và xả vỏ đầy phòng để cho em dọn. Bạn nào có ý tốt muốn giúp em thì sẽ bị cảnh cáo. Mấy bạn đó còn giấu sách vở, xé bài tập của em vứt ở trước lớp, nhiều lần em phải làm bài lại từ đầu nhưng có hôm thì bị thầy cô phạt hoặc không có điểm" - Thúy nhớ lại.
Ngoài ra, Thúy còn phát hiện một bạn nữ trong nhóm này chuyên cung cấp, rủ rê các bạn trong trường hút thuốc lá điện tử ở nhà vệ sinh. Thúy đã bí mật báo cáo cho giáo viên để ngăn chặn. Tuy nhiên, Thúy vẫn bị nghi ngờ và hẹn ra nhà vệ sinh nhưng Thúy không ra. Sau đó, bạn hay đi chung với Thúy vô cớ bị chặn đường đánh ở hành lang để cảnh cáo Thúy.
"Mấy bạn đó nhắc lại sự việc trường em đã từng xảy ra vụ ẩu đả khiến một nam sinh tử vong, nếu em không ra gặp thì cái kết cũng như vậy. Lúc đó em cũng sợ lắm nên đã báo với gia đình lên làm việc với nhà trường. Tuy nhiên, nhóm này lại quay sang tìm đối tượng mới và bắt nạt." - Thúy buồn rầu kể do bị ảnh hưởng tâm lý nên đã không thi vào được lớp chọn dù là học sinh giỏi thứ 2 của lớp.
Theo Thúy, suốt cả năm học, em cảm thấy lúc nào cũng trong trạng thái bất an lo lắng, tủi thân vì không ai chơi với mình. "Có những buổi sáng mở mắt dậy em cảm thấy rất nặng nề, đau bụng và buồn nôn khi nghĩ đến việc đi học và đối diện với những người bắt nạt em." -Thúy chia sẻ.
Nhận biết sớm để hóa giải xung đột
Nhà giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương, có nhiều năm nghiên cứu phương pháp giáo dục tiến bộ chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết có thể các bé đang là nạn nhân của bạo lực học đường.
"Một vài biểu hiện ở con, phụ huynh có thể quan sát thấy như con trở nên trầm tính, ít nói, thiếu tự tin. Khi nhắc về bạn bè, trường lớp con sẽ làm ngơ. Con thường xuyên cảm thấy nhức đầu, đau bụng, khó ngủ. Sợ đi học, chán học và kết quả học tập sa sút..." - chuyên gia Uyên Phương chia sẻ.
Chuyên gia Uyên Phương khuyên các phụ huynh nên lắng nghe, quan sát và tương tác cùng con mỗi ngày. Đồng thời trang bị kiến thức thông qua các khóa học về tâm lý, giáo dục... liên quan đến bạo lực học đường để hiểu con hơn.
Về phía nhà trường, theo chuyên gia Uyên Phương, cần thực hiện các dự án chống bắt nạt và bạo lực học đường thông qua các buổi diễn tập, giải quyết tình huống.
Đôi lúc chính những giáo viên cũng không biết những việc muốn tốt cho các em như ép trẻ viết tay phải hay làm bài tập nhiều nhưng vô hình chung lại gây áp lực. Phụ huynh và giáo viên cần ngồi lại nói chuyện để có thể hiểu và hóa giải vấn đề.
Chuyên gia Phí Mai Chi, nhà thực hành quyền trẻ em và giáo dục gia đình cho rằng nếu bạo lực xảy ra ở ngoài trường học hay trên mạng xã hội thì cần sự phối hợp của cả 3 phía trường học, gia đình hoặc địa phương. Gia đình với nhà trường cùng nhau xây dựng quy trình xử lý khi phát hiện bạo lực học đường. Cần đặc biệt chú ý đến những em đặc biệt, chậm phát triển, tự kỷ vì những em này biểu hiện thường khó đoán và khó hòa nhập.
Nên đặt sự thấu cảm lên hàng đầu
Phần lớn xung đột đến từ sự không thấu hiểu nhau. Nên chú trọng xây dựng tinh thần thấu cảm trong văn hóa học đường, dùng góc nhìn của trẻ và lợi ích của trẻ lên hàng đầu. Hình dung các con gặp khó khăn gì để đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Đôi khi thủ phạm cũng là nạn nhân, những đứa trẻ lớn lên trong bạo lực thường có xu hướng gây bạo lực cho người khác.Với những đối tượng này, chúng ta cũng nên tìm hiểu xem liệu các em có nổi khổ gì không để có thể kéo các em ra và hướng chúng đi trên con đường đúng đắn.
Nhà thực hành giáo dục NGUYỄN THÚY UYÊN PHƯƠNG
Có kỹ năng giao tiếp tốt, tân sinh viên sẽ nhận được 5 lợi ích này Giao tiếp tốt là một trong những kỹ năng quan trọng nhất giúp các tân sinh viên vượt qua nỗi lo lắng trong thời gian đầu nhập học. 1. Giao tiếp tốt giúp hòa nhập tốt với môi trường mới Khi vào trường đại học các bạn tân sinh viên đến với môi trường mới, nơi đó có rất nhiều bạn bè đến...