5 kỹ năng của phiên dịch viên tiếng Nhật hàng đầu
Ngoài ngôn ngữ, bạn cần am hiểu kiến thức chuyên môn tổng hợp ở các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội… Bởi hôm nay bạn có thể phiên dịch cho doanh nghiệp về công nghệ nhưng ngày mai bạn có thể là phiên dịch cho sự kiện văn hóa…
Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng có nguồn nhân lực trẻ, là điểm đến của khá nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Trong làn sóng đầu tư này có nhiều công ty, tập đoàn Nhật Bản. Điều đó mở ra cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao cho các phiên dịch viên tiếng Nhật. Tuy nhiên, để nắm bắt và phát triển tốt với nghề bạn cần trang bị đầy đủ những kỹ năng dưới đây để có thể trở thành phiên dịch viên tiếng Nhật chuyên nghiệp.
Kỹ năng ngôn ngữ
Là phiên dịch viên, đầu tiên, bạn phải có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ. Với việc làm phiên dịch tiếng Nhật, bạn thật sự phải giỏi ngôn ngữ Nhật Bản. Bạn phải sở hữu kiến thức về ngôn ngữ tiếng Nhật như tiếng Việt thậm chí tốt hơn. Bởi mỗi ngôn ngữ có cách biểu thị khác nhau, thậm chí văn hóa giao tiếp khác nhau. Phiên dịch viên muốn lột tả hết ý tứ sâu xa thì không đơn giản chỉ là chuyển thể ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia. Việc này không hề dễ dàng. Bạn cần liên tục học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, thậm chí cần tố chất riêng về ngoại ngữ.
Ngoài ngôn ngữ, bạn cần am hiểu kiến thức chuyên môn tổng hợp ở các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội… Bởi hôm nay bạn có thể phiên dịch cho doanh nghiệp về công nghệ nhưng ngày mai bạn có thể là phiên dịch cho sự kiện văn hóa…
Kỹ năng ghi nhớ và ghi chép nhanh
Để đảm bảo truyền tải đúng thông điệp, đúng nội dung thì phiên dịch viên tiếng Nhật cần ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh. Bạn cần sự tập trung cao độ bởi chỉ cần lơ là một khoảnh khắc có thể khiến chuỗi ngôn ngữ của bạn đứt quãng, khiến bạn không theo kịp những nội dung tiếp theo.
Chưa kể, người Nhật rất cẩn thận, yêu cầu sự chính xác cao nên phiên dịch cần phải đảm bảo chuẩn xác. Có trường hợp, đối tác nói liên tiếp không dừng, nội dung dài chưa kể nói nhanh và khó nghe. Khi đó, nếu bạn không ghi nhớ nhanh và ghi chép tốc ký nội dung quan trọng để tránh bỏ sót thì rất khó để hoàn thành nhiệm vụ.
Do vậy, kỹ năng ghi chép và ghi nhớ của phiên dịch viên tiếng Nhật là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng.
Video đang HOT
Am hiểu văn hóa và giao tiếp của người Nhật
Nhật Bản và Việt Nam tuy đều là hai nước phương Đông nhưng văn hóa giao tiếp có sự khác nhau.
Trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, họ luôn coi trọng đối tác, thể hiện ở hành động như cúi chào, chỉn chu trong ăn mặc, lời nói lịch sự, giao tiếp giữ khoảng cách và tiết chế cảm xúc… Phiên dịch viên tiếng Nhật cần hiểu văn hóa này để có cách giao tiếp phù hợp. Đặc biệt, ngôn ngữ tiếng Nhật cũng mang nhiều hàm nghĩa, sử dụng kính ngữ riêng nên phiên dịch viên tiếng Nhật cần hiểu để truyền tải đúng, đủ và hay nhất.
Ngoài ra, người Nhật cũng có nguyên tắc riêng trong làm việc như phiên dịch viên thường ngồi bên trái diễn giả, ăn mặc nghiêm túc… Vậy nên, muốn trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp đòi hỏi bạn am hiểu giao tiếp cũng như văn hóa người Nhật.
Kỹ năng xử lý vấn đề
Trong quá trình phiên dịch, sẽ có nhiều vấn đề tác động tới chất lượng buổi làm việc của bạn. Có thể đến từ yếu tố khách quan như âm thanh, phòng ốc khiến bạn không nghe rõ nội dung. Cũng có thể đối tác thay đổi nội dung, lịch trình làm việc khiến bạn bị bất ngờ. Thậm chí có trường hợp bạn không kiểm soát được cảm xúc như phiên dịch trong các tình huống cấp cứu, tai nạn, xét xử tội phạm…
Ở tình huống này, bạn cần chủ động và xử lý tình huống tốt. Bạn cần giữ vững tinh thần, kiểm soát tốt cảm xúc đồng thời linh hoạt ứng biến. Nếu mất bình tĩnh, run sợ hay cảm xúc quá đều khiến chất lượng phiên dịch của bạn giảm sút và cuối cùng, mục đích chung không đạt được.
Kỹ năng quản lý công việc
Công việc phiên dịch giúp bạn có cơ hội làm việc, tiếp xúc và xây dựng mối quan hệ với nhiều đối tác, khách hàng ở lĩnh vực khác nhau. Bạn cũng được chủ động sắp xếp thời gian, nhận những dự án yêu thích mà không cần phụ thuộc hay qua công ty nào.
Tuy nhiên, để đạt được điều đó thì phiên dịch viên tiếng Nhật phải có kỹ năng quản lý công việc tốt. Bạn cần sắp xếp lịch trình khoa học, có thời gian chuẩn bị chu đáo, đúng giờ, đảm bảo sức khỏe và chuyên môn tốt. Nếu không có kỹ năng này thì dù là phiên dịch viên của bất kỳ ngôn ngữ nào bạn cũng sẽ không đạt được hiệu quả và năng suất cao. Chưa kể, việc không sắp xếp khoa học sẽ khiến bạn áp lực, stress cộng thêm nghề này ngày càng cạnh tranh và đào thải cao thì bạn không thể gắn bó lâu dài.
Điểm trung bình không còn quan trọng
Theo Forbes, thay vì điểm trung bình, sinh viên, các tổ chức giáo dục và các nhà tuyển dụng nên chú trọng nhiều hơn vào kinh nghiệm cũng như kỹ năng đáp ứng công việc thực tế.
Theo Forbes, số lượng nhà tuyển dụng sàng lọc ứng viên dựa vào GPA giảm mạnh cho thấy giá trị của GPA đối với thị trường việc làm giờ đây đã không còn quá quan trong. Ảnh: Pexels.
Theo cuộc khảo sát mới nhất về "Triển vọng công việc" của Hiệp hội các trường đại học và nhà tuyển dụng Mỹ (NACE), số nhà tuyển dụng sàng lọc GPA đã giảm từ 73% trong năm 2018-2019 xuống còn 37% trong năm 2022-2023. Điều này cho thấy các nhà tuyển dụng dần bớt coi trọng điểm số của sinh viên tại giảng đường.
Mặc dù không cung cấp thông tin chi tiết lý do các nhà tuyển dụng bỏ GPA như một yếu tố sàng lọc ứng viên, kết quả cuộc khảo sát cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến lựa chọn này: Các nhà tuyển dụng dần không xem GPA như một yếu tố hiệu quả để đánh giá ứng viên.
GPA không đánh giá được ứng viên
Lạm phát điểm số là yếu tố đầu tiên khiến nhà tuyển dụng dần mất niềm tin vào GPA.
Theo một báo cáo gần đây của ACT, điểm trung bình của học sinh trung học đã tăng từ 3,17 (năm 2010) lên 3,36 (năm 2021). Điểm trung bình của sinh viên các trường đại học 4 năm đã tăng từ 2,83 (năm 1983) lên 3,15 (năm 2013). Khoảng những năm 2000, điểm A trở thành điểm con điểm phổ biến. Riêng tại ĐH Harvard, GPA trung bình của sinh viên đã tăng từ 2,8 (năm 1966) lên 3,8 (năm 2022).
Ngoài ra, các nhà tuyển dụng hiện nay đều nghi ngờ về mức độ sẵn sàng cho công việc của sinh viên.
Chỉ 13% người Mỹ và 11% lãnh đạo cấp cao (C-suite) cho rằng sinh viên tốt nghiệp đã chuẩn bị tốt cho công việc tương lai. Theo Forbes, điểm GPA và kết quả học tập nói chung không có mối tương quan với kỹ năng đáp ứng công việc tương lai.
Forbes đánh giá thế hệ sinh viên hiện nay là những người làm việc ít nhất trong lịch sử Mỹ. Thêm vào đó, một số bằng chứng cho thấy rất ít sinh viên đã tốt nghiệp có thể thu về kinh nghiệm quan trọng trong môi trường đại học để phục vụ cho công việc sau này. Chưa đến 1/3 sinh viên tốt nghiệp đại học Mỹ có thể áp dụng kiến thức đã học vào công việc. Và cũng chỉ 26% sinh viên tốt nghiệp đại học hoàn toàn đồng ý rằng trình độ học vấn phù hợp với công việc của họ.
Sinh viên hiện nay không học được nhiều kỹ năng phục vụ cho công việc tương lai từ giảng đường đại học. Ảnh: Pexels.
Cuối cùng, thị trường lao động Mỹ dần khó khăn hơn trong nhiều năm. Các nhà tuyển dụng luôn phải vật lộn để tìm ứng viên phù hợp cho các vị trí. Khó khăn này tồn tại ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế, khi tỷ lệ công việc đang tuyển dụng trên đầu người là 1,7 vị trí/người.
Các yếu tố khác như tỷ lệ tăng dân số và số lượng người nhập cư vào Mỹ giảm cũng có tác động không nhẹ đến quyết định tuyển dụng của các nhà tuyển dụng. Tỷ lệ tăng dân số ở Mỹ giảm dần từ 1,44% (năm 1992) xuống còn 0,38% (năm 2022). Số lượng người nhập cư vào Mỹ đã giảm mạnh từ 1.183.505 người hồi 2016 xuống còn 245.000 người vào năm 2021.
Với tình trạng dân số hầu như không tăng và dòng người nhập cư giảm đáng kể, các nhà tuyển dụng Mỹ đang buộc phải tìm kiếm nhân tài theo những cách mà họ chưa từng làm trong quá khứ như không yêu cầu bằng cử nhân hay đưa ra các chương trình đạo tạo mới.
Tất cả điều này đã dẫn đến sự ra đời của việc tuyển dụng dựa trên kỹ năng. Các nhà tuyển dụng giờ đây chỉ cần yêu cầu chứng minh khả năng đáp ứng với công việc thông qua kỹ năng. Đối với những người không thể có kỹ năng yêu cầu, nhiều nhà tuyển dụng sẽ giúp họ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, chuyên sâu, không cấp bằng.
Bên cạnh kỹ năng, các nhà tuyển dụng ngày nay cũng rất quan trọng yếu tố kinh nghiệm. Kể cả sinh viên mới ra trường, các nhà tuyển dụng cũng yêu cầu ở đối tượng này kinh nghiệm thực tập hoặc làm việc trước đó.
Yếu tố thay thế GPA
Tóm lại, GPA hiện nay dần không còn phù hợp trong việc tuyển dụng, trừ khi có sự cải thiện đáng kể trong mối tương quan giữa GPA và khả năng đáp ứng công việc của sinh viên mới tốt nghiệp. Giờ đây, những gì có thể thay thế cho GPA sẽ là kỹ năng đáp ứng công việc và kinh nghiệm liên quan.
Đối với sinh viên, bài học đơn giản dành cho đối tượng này là kinh nghiệm và kỹ năng làm việc rất quan trọng. Nếu sinh viên chỉ tập trung cho GPA trong suốt quá trình đi học sẽ gặp không ít bất lợi trong thị trường việc làm.
Ngoài ra, các tổ chức giáo dục phải tăng cường nỗ lực để đảm bảo tất cả sinh viên có nhiều trải nghiệm học tập kết hợp với công việc hơn như thực tập hoặc các chương trình hợp tác hay dự án dài hạn. Ngoài ra, trường cũng nên công nhận và tính điểm các chứng chỉ liên quan đến ngành học của sinh viên.
Người sử dụng lao động cũng cần nâng cao yêu cầu kỹ năng cũng như kinh nghiệm đối với các vị trí dành cho sinh viên. Có thế, giáo dục mới có thể thay đổi để đáp ứng với thị trường lao động.
Hình thành kĩ năng ngoại ngữ qua các sân chơi tiếng Anh dành cho học sinh Theo ông Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, việc tạo ra những sân chơi tiếng Anh chuyên biệt không chỉ giúp học sinh làm giàu vốn từ vựng mà còn giúp các em ngày càng nâng cao kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ vốn có của mình để chuẩn bị kỹ càng cho việc hội nhập trong tương...