Thiếu GV, thiếu cơ sở vật chất: Nhiều trường lo lắng nếu phổ cập MN 3-4 tuổi
Việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 – 4 tuổi sẽ là một thách thức lớn với các trường mầm non vùng khó.
Hiện nay vẫn còn một số trường mầm non gặp khó khăn, đặc biệt là vấn đề thiếu đồ dùng đồ chơi, phần mềm học tiếng Anh,… tại các điểm trường lẻ, điểm trường vùng cao, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục của các nhà trường.
Do đó, nhiều phòng giáo dục và đào tạo, trường mầm non lo lắng khó có thể thực hiện ngay được công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3 – 4 tuổi).
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Đỗ Ngọc Trinh, công tác Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cho rằng, việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 – 4 tuổi sẽ gặp nhiều thách thức, bất cập trong thời điểm hiện tại.
Các bé tại Trường Mẫu Giáo Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng trong tiết học (Nguồn: Website nhà trường)
Trước hết, theo bà Trinh, hiện tại dù chưa phổ cập giáo dục cho trẻ 3 – 4 tuổi, nhưng số phòng học của các trường mầm non trên địa bàn huyện Trần Đề còn đang thiếu. Toàn huyện có 161 lớp học nhưng chỉ có 156 phòng, trong đó đã mượn 16 phòng từ các trường tiểu học lân cận.
Trong khi đó, để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 – 4 tuổi thì cần phải đảm bảo dạy cho trẻ được học 2 buổi/ngày nên chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng không đủ phòng học cho các em.
Mặt khác, ở địa phương vẫn còn tồn tại tư tưởng con lớn mới cho đi học nên việc huy động trẻ 3 – 4 tuổi đến lớp của các trường vẫn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, các trường trên địa bàn mới chỉ đảm bảo được đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 5 tuổi, đối với trẻ 3 – 4 tuổi còn thiếu.
Theo đề bạt từ phía Phòng Giáo dục huyện Trần Đề, phía Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng mấy năm trước có cung cấp một số đồ dùng để phục vụ học tập nhưng chỉ đáp ứng được phần nào.
Bên cạnh đó, bà Trinh cũng chia sẻ, hiện nay các trường mầm non trên địa bàn vẫn chưa có giáo viên dạy tiếng Anh. Nếu muốn đề xuất các giáo viên tại các trường tiểu học, trung học cơ sở đến dạy thì họ phải học bồi dưỡng thêm chứng chỉ theo đúng điều kiện Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên vẫn còn nhiều bất cập. Các trường có liên hệ với các trung tâm tiếng Anh lân cận nhưng cũng không có nguồn giáo viên.
Do đó, bà Trinh mong muốn rằng, để đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 – 4 tuổi được diễn ra thuận lợi thì nên xây cấp thêm các phòng học, đồ dùng học tập cũng như mở rộng chỉ tiêu biên chế giáo viên cấp mầm non để đảm bảo điều kiện, chất lượng giảng dạy tốt nhất cho các em.
Chính quyền các cấp cần tiếp tục đầu tư nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các điểm trường mầm non, nhất là các điểm trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Duy trì và tốt hơn nữa công tác xã hội hóa, tranh thủ sự quan tâm của các cấp ngành từ Trung ương đến tỉnh để đầu tư cho hệ thống giáo dục mầm non một cách đồng bộ và kịp thời nhất.
Không chỉ thiếu phòng học, tại một số trường mầm non vùng khó còn đang không có cả nhà vệ sinh. Theo cô Cao Thị Cây, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nghiên Loan 2, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn cho biết, hiện có 2 điểm trường lẻ của trường đang phải dùng nhà vệ sinh tạm. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác đảm bảo sức khỏe cho các con nếu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 – 4 tuổi.
Video đang HOT
Các em học sinh Trường Mầm non Nghiên Loan 2, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn sát khuẩn tay trước giờ học (Nguồn: Website nhà trường).
Không những vậy, đến cả các phòng làm việc của Ban Giám hiệu, phòng để đồ cho giáo viên của trường cũng không có, sân chơi cho các em cũng hạn hẹp, nguồn nước sinh hoạt, nước uống của một số điểm trường cũng thiếu. Nhiều giáo viên của trường phải lấy nước từ các điểm trường chính hoặc mang từ nhà đi cho học trò nên cũng rất vất vả.
Bên cạnh đó, theo cô Cây cho biết, nhiều danh mục đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thuộc phần đóng góp của các bậc phụ huynh, nhưng vì điều kiện kinh tế của họ còn khó khăn nên nhà trường cũng không thể thực hiện được.
Hơn nữa, do kinh tế của phụ huynh còn thấp nên các em học sinh của Trường Mầm non Nghiên Loan 2 cũng chưa có bộ học Toán mới và phần mềm học tiếng Anh. Vậy nên, cô Cây mong muốn có chính sách hỗ trợ phần này cho trường để các em học sinh được giáo dục tốt nhất có thể, phù hợp với xu hướng và phát triển của thời đại, giúp cho công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 – 4 tuổi được diễn ra thuận lợi hơn.
Cũng bàn về những khó khăn, thuận lợi nếu triển khai Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 – 4 tuổi, cô Đỗ Thị Ngọc Thảo, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Tân Hiệp, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu nêu ý kiến:
“Theo tôi, phải 4 – 5 năm nữa mới có thể phổ cập được việc giáo dục mầm non cho trẻ 3 – 4 tuổi, bởi nếu triển khai trong thời điểm hiện tại sẽ có nhiều bất cập. Đặc biệt, do tình hình hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều loại dịch bệnh nhiều nên nhiều phụ huynh không muốn cho con nhỏ đến lớp.
Mặt khác, người dân trên địa bàn do kinh tế còn khó khăn nên nhiều gia đình muốn đợi con đến 5 tuổi mới cho đi học nên nhà trường muốn vận động cũng khó. Phía nhà trường cũng đã vận động trẻ 3 – 4 tuổi đến lớp nhưng chỉ được khoảng 60-70%”.
Bên cạnh những khó khăn về tình hình dịch bệnh, cơ sở vật chất, cô Thảo cho biết, Trường Mẫu giáo Tân Hiệp vẫn luôn cố gắng trau dồi kiến thức để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho các em. Điển hình là vừa qua trường đã tổ chức thực hiện thí điểm 2 lớp tổ chức mô hình cho trẻ làm quen với tiếng Anh và đều nhận được những phản hồi tích cực từ phía phụ huynh.
Vì đâu phổ cập giáo dục mầm non gặp khó?
Khó khăn khi phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) trẻ 3-4 tuổi ở vùng khó Thanh Hóa chủ yếu là do thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Tập thể cán bộ giáo viên Trường Mầm non Cổ Lũng (Bá Thước, Thanh Hóa).
Tuy nhiên, với kinh nghiệm từ phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi, nhiều địa phương tự tin về đích đúng hạn.
Nhiều thách thức với giáo dục vùng khó
Bá Thước là một trong những huyện vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, với tổng số 24 trường mầm non, 52 điểm trường. Trong đó, nhiều trường có từ 5-6 điểm lẻ.
Mặc dù, là một huyện thuộc vùng sâu, vùng xa song những năm qua tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp của địa phương này luôn đạt 100%. Đối với trẻ trong độ tuổi mẫu giáo từ 3-4 tuổi đạt tỷ lệ từ 85-87%.
Ông Nguyễn Cơ Thạch - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bá Thước cho biết, sở dĩ tỷ lệ huy động trẻ 3-4 tuổi ra lớp chưa đạt mức tối đa cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
"Một trong những khó khăn của huyện Bá Thước đó là nhiều điểm trường cách xa trung tâm, cơ sở vật chất, phòng học thiếu thốn gây khó khăn cho việc dồn điểm trường. Trong khi đó, ở các điểm trường này chưa thể tổ chức bếp ăn bán trú, nên tỷ lệ huy động trẻ ra lớp chưa cao", ông Thạch chia sẻ.
Theo ông Thạch, hiện nay Bá Thước không còn tình trạng phòng học tranh tre nứa lá, tuy nhiên vẫn còn phòng học tạm. Theo thống kê sơ bộ, hiện địa phương này vẫn còn thiếu khoảng 70 phòng học. Đây là một trong những thách thức khi triển khai đề án Phổ cập GDMN trẻ 3-4 tuổi.
Ngoài ra, phần lớn phụ huynh trong độ tuổi lao động đều đi làm ăn xa, trẻ được gửi cho ông, bà chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong khi, gia đình lại ở xa trung tâm, vì vậy, tỷ lệ trẻ ra lớp cũng chưa được chuyên cần.
Cô và trò Trường Mầm non Cổ Lũng (Bá Thước, Thanh Hóa).
"Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đã chỉ đạo các nhà trường sàng lọc những trường hợp trẻ ra lớp chưa chuyên cần, nắm bắt điều kiện hoàn cảnh. Từ đó, phối kết hợp với chính quyền địa phương động viên, đồng thời kêu gọi hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn", ông Thạch nói.
Bên cạnh khó khăn, huyện Bá Thước cũng sẵn có những thuận lợi khi triển khai đề án Phổ cập GDMN trẻ 3-4 tuổi. Trong đó phải kể tới kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình triển khai phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi.
Ngoài ra, địa phương này cũng có lợi thế về đội ngũ giảng dạy. Trên cơ sở đó, ngành GD huyện Bá Thước phấn đấu sẽ "về đích" đúng hạn khi triển khai phổ cập GDMN trẻ 3-4 tuổi.
Cần thêm thời gian
Cô Hà Thị Như - Hiệu trưởng Trường Mầm non Cổ Lũng (huyện Bá Thước, Thanh Hóa), cho biết: Dù là địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa song tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mẫu giáo từ 3-5 tuổi những năm qua của nhà trường luôn đạt 100%.
"Về đội ngũ giảng dạy, Trường Mầm non Cổ Lũng cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học...
Vì vậy, với giáo dục vùng khó tôi cho rằng cần có thêm thời gian để triển khai công tác tuyên truyền tới người dân, các bậc phụ huynh của trẻ. Đồng thời, chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi để triển khai thành công đề án", cô Như chia sẻ.
Cũng theo cô Như, hiện nay nhà trường mới tổ chức bếp ăn bán trú ở điểm trường chính. Trong khi ở khu lẻ tại bản Eo Điếu và bản Ấm Khuyn vẫn chưa có bếp ăn bán trú, do số lượng trẻ ít lại ở xa trung tâm nên gây khó khăn cho việc dồn điểm trường.
Thách thức là vậy, song cô Như cho rằng từ công tác phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi đã giúp nhà trường đúc rút được nhiều kinh nghiệm, để triển khai thành công đối với trẻ 3-4 tuổi.
"Từ việc triển khai phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi có thể thấy được tầm quan trọng của công tác phổ cập GDMN. Thông qua đó giúp nhà trường, gia đình và xã hội liên kết chặt chẽ trong việc đưa trẻ ra lớp đúng độ tuổi.
Khi triển khai công tác phổ cập, chúng tôi cũng nhận được sự đồng thuận của nhân dân, cha mẹ của trẻ. Từ đó, giúp nhà trường nắm rõ được số lượng cũng như độ tuổi của trẻ", cô Như cho hay.
Cô và trò tại điểm trường khu Kít, Trường Mầm non Mường Lý (Mường Lát, Thanh Hóa).
Cũng là ngôi trường thuộc vùng núi của tỉnh Thanh, nhưng những năm qua tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi ra lớp của Trường Mầm non Mường Lý (Mường Lát, Thanh Hóa) luôn đạt 100%.
Đối với đề án Phổ cập GDMN trẻ 3-4 tuổi, cô Lê Thị Thư - Hiệu trưởng Trường Mầm non Mường Lý cho rằng, thách thức đối với giáo dục vùng khó nói chung và Mường Lý nói riêng đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học.
"Về hệ thống phòng học hiện nay của nhà trường đa số đã kiên cố, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu. Tại khu lẻ ở bản Kít hiện vẫn đang mượn phòng học của trường tiểu học. Đồ dùng, đồ chơi hiện nay cũng mới cơ bản đáp ứng nhu cầu ở khu chính, còn ở các điểm lẻ vẫn còn thiếu.
Nhà trường đã có kế hoạch đề xuất xây thêm phòng học. Đồng thời, phối kết hợp với chính quyền địa phương, nhân dân và cha mẹ của trẻ để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xã hội hóa nhằm thực hiện thành công phổ cập GDMN trẻ 3-4 tuổi", cô Thư chia sẻ.
Năm học 2022-2023, Trường Mầm non Mường Lý có tổng số 223 trẻ, với 17 nhóm lớp. Tỷ lệ trẻ là con em người đồng bào dân tộc Mông chiếm tới 80%, còn lại là dân tộc Thái, Mường và số ít con em người dân tộc Kinh.
"Trước hết đó là lợi thế trong công tác tuyên truyền tới người dân và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của bậc học, để cha mẹ của trẻ có thể đồng hành cùng nhà trường. Trong các buổi sinh hoạt ở các thôn, bản, Phòng GD huyện thường xuyên cử cán bộ, nhà trường xuống tận nơi để nắm bắt tình hình và trao đổi với người dân, phụ huynh học sinh...", ông Nguyễn Cơ Thạch - Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Bá Thước (Thanh Hóa).
Khó khăn cơ sở vật chất triển khai chương trình mới: Cần kế hoạch rất cụ thể để tháo gỡ Chuẩn bị cơ sở vật chất là một nội dung quan trọng được trao đổi tại Hội nghị trực tuyến giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các địa phương về việc tiếp tục thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sáng 11/3. Học sinh Trường Trung học cơ sở-Trung học phổ thông Ban Mai-Hà Đông, Hà Nội. Bên cạnh...