5 điều tuyệt vời về ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng
Với vai trò là điểm tựa chăm sóc, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc cho người dân, kỹ thuật phục hồi chức năng (PHCN) đang được coi là một trong những “ngành nghề của tương lai”.
Cùng tìm hiểu về 5 điều tuyệt vời “có thể bạn chưa biết” về nghề kỹ thuật PHCN nhé!
Sinh động như đời sống
Nhiều người thường cho rằng, kỹ thuật PHCN chính là Vật lý trị liệu (VLTL), giúp tăng khả năng hoạt động của cơ thể như bước đi, gập, duỗi tay, chân…
Tuy nhiên, trong thực tế phục hồi chức năng không chỉ có thế, và VLTL chỉ là một “góc” nhỏ của chăm sóc và PHCN muôn màu muôn vẻ.
Kỹ thuật viên hoạt động trị liệu hương dân bênh nhân bi đôt quy tư lam vê sinh ca nhân. Ảnh: MCNV
Với mục đích chính là giúp ngươi bênh giảm thiểu tình trạng giảm khả năng, tối đa hóa các chức năng bị ảnh hưởng do chấn thương, dị tật bẩm sinh, bệnh tật, việc chăm sóc PHCN chủ yếu sử dụng các kỹ thuật trị liệu, thay vì dùng thuốc.
PHCN có thể áp dụng can thiệp cho nhiều loại bệnh lý khác nhau: từ thoái hóa cơ xương khớp (cột sống cổ, cột sống thắt lưng…), cho đến các chấn thương như gãy xương, bong gân, trật khớp, bệnh tim mạch, hô hấp, những khuyết tật thường gặp ở trẻ em như bại não, tự kỷ; hay những rối loạn tâm thần như trầm cảm, stress…
Môt sô công cu đanh gia đươc sư dung trong hoạt động trị liệu. Ảnh: Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Nhiệm vụ của một kỹ thuật viên PHCN rất đa dạng, từ đánh giá chức năng các bộ phận trên cơ thể người bệnh, đưa ra chương trình can thiệp phù hợp, xác định những rủi ro, chướng ngại vật họ có thể gặp tại nơi ở, như sàn nhà tắm quá trơn; cầu thang quá dốc; hoặc vận dụng “hoa tay” của mình để biến những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày trở nên thân thiện với bệnh nhân hơn…
Chiếc thìa có tay cầm được thiết kế phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân. Ảnh: Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Ý nghĩa nhân văn
PHCN được đánh giá là một nghề nghiệp giàu tính nhân văn, khi trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh độc lập trong các sinh hoạt và công việc hàng ngày, đóng góp sức lực và trí tuệ cho gia đình, xã hội.
Video đang HOT
Không chỉ giúp ích cho người bệnh hay khách hàng, kỹ thuật viên PHCN còn có thể chăm sóc chính những người thân trong gia đình một cách khoa học, như giúp cải thiện trí nhớ cho ông bà, giảm đau lưng cho cha mẹ… Còn gì tuyệt vời hơn là được làm công việc mình yêu và công việc đó mang lại niềm hạnh phúc cho mình và mọi người phải không nào?
Bên cạnh đó, bệnh nhân/khách hàng của PHCN rất đa dạng về lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, môi trường sống, nên kỹ thuật viên PHCN có cơ hội phát triển bản thân không ngừng, rèn luyện tính sáng tạo, tư duy linh hoạt, sự đồng cảm, khả năng thấu hiểu tâm lý con người…
Môi trường năng động
Những kỹ thuật của PHCN rất đa dạng, từ Vật lý trị liệu (tăng cường khả năng vận động cơ thể) hoạt động trị liệu (HĐTL) (giúp người bệnh thực hiện các hoạt động sống hàng ngày), âm ngữ trị liệu (khôi phục, cải thiện chức năng nói, nuốt), và các liệu pháp trị liệu khác như thuỷ trị liệu, âm nhạc trị liệu…
Là một nghề mang tính đa ngành, kỹ thuật viên PHCN không chỉ làm việc với khách hàng/người bệnh, mà còn phối hợp chặt chẽ với một “team” hùng hậu, gồm bác sĩ, điều dưỡng, chuyên gia tâm lý… thuộc các chuyên khoa đa dạng, từ tim mạch, hô hấp cho tới tâm lý.
Sinh viên khoa PHCN đang thực hành mô hình can thiệp nhóm cho người bệnh sau tổn thương tủy sống. Ảnh: Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Không chỉ giới hạn ở phòng khám, phòng bệnh, kỹ thuật viên PHCN còn luôn kịp thời có mặt bên người bệnh sau khi xuất viện, hỗ trợ họ tại nơi sinh sống, làm việc.
Trong suốt quá trình đó, kỹ thuật viên PHCN phối hợp chặt chẽ với cộng đồng xung quanh bệnh nhân, gia đình, đồng nghiệp, để đạt được mục tiêu tối đa về mặt chức năng, đem lại niềm hạnh phúc cho người bệnh.
Cơ hội không giới hạn
Hiện tại, hầu hết các tỉnh thành cả nước có bệnh viện chuyên khoa PHCN; bên cạnh đó thì 100% các bệnh viện đa khoa trung ương và 98% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa PHCN. Các đơn vị này có nhu cầu tuyển dụng nhân lực kỹ thuật PHCN thường xuyên.
Ngoài những vị trí công việc truyền thống tại bệnh viện, các cơ sở y tế, kỹ thuật viên PHCN có thể thử sức ở các cơ sở lao động sản xuất, cơ sở giáo dục – đào tạo, viện/trung tâm nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực PHCN và trợ giúp người khuyết tật. Bên cạnh đó, kỹ thuật viên PHCN còn có thể trở thành giáo viên dạy trẻ khuyết tật, trẻ có nhu cầu đặc biệt, tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc cung cấp các dịch vụ can thiệp tại nhà cho khách hàng.
Tính cơ động là điểm cộng của nghề PHCN, khi tại Việt Nam hiện nay, mô hình PHCN tại nhà, các trung tâm trị liệu tư nhân đang rất phát triển ở nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thái Nguyên…
Ngành hot điểm không chót vót
Nhiều bạn trẻ ước mơ trở thành bác sĩ, nhưng cảm thấy thiếu tự tin bởi độ “chọi” gắt gao. Ví dụ như, năm 2019, điểm xét tuyển 3 môn học đối với ngành Y khoa Đại học Y Hà Nội đã là 26,75; bác sĩ Răng – Hàm – Mặt cũng tới 26,4 điểm.
Với ngành Kỹ thuật PHCN, bạn sẽ bớt phải lo lắng, căng thẳng hơn rất nhiều, vì điểm chuẩn “dễ chịu” (dao động trong khoảng từ 17 – 21 điểm).
Trở thành sinh viên Kỹ thuật PHCN cũng là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt, bởi môi trường học tập tạo cơ hội tương tác cao, chú trọng sự chủ động, sáng tạo, đề cao khả năng ứng dụng trong thực tế.
Giờ học của sinh viên ngành Kỹ thuật PHCN không chỉ giới hạn ở giảng đường hay thư viện, mà còn có thể là phòng ăn, phòng tập gym. Ở đó, các bạn được làm quen với những trải nghiệm thực tế thông qua quan sát, thảo luận và nhập vai.
Một giờ thực hành của sinh viên ngành PHCN. Ảnh: Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Tuy PHCN có mặt tại Việt Nam từ hơn 40 năm, song ngoại trừ VLTL, thì những chuyên ngành sâu khác của PHCN vẫn còn hết sức mới mẻ, như Hoạt động trị liệu, Âm ngữ trị liệu. Chính vì vậy, chương trình thường được giảng dạy, hướng dẫn bởi các giảng viên, tình nguyện viên đến từ các quốc gia phát triển như Australia, Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ…
Học viên khóa đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật PHCN, chuyên ngành Ngôn ngữ trị liệu tại trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: MCNV
Các giảng viên “nguồn” người Việt Nam cũng được đào tạo ở nước ngoài và sẵn sàng cho việc giảng dạy sinh viên với tư duy và phương thức tiếp cận hiện đại, hiệu quả, như chương trình đã và đang triển khai tại Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương và ĐH Y Dược TP.HCM.
Ngoài ra, ngành kỹ thuật PHCN còn có ưu điểm thời gian học ngắn hơn hẳn so với các lĩnh vực khác thuộc khối ngành sức khỏe. Trung bình chỉ sau 4 năm học là bạn đã tự tin “ra nghề” hoặc đủ điều kiện học lên trình độ cao hơn.
Bạn còn chần chừ gì nữa nào?
Quang Vũ
Người thầy tâm huyết với học sinh dân tộc
Thầy giáo Lê Minh Trung - giáo viên trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) là một trong những giáo viên vượt qua hoàn cảnh khó khăn riêng để bám trụ với trường lớp, chăm sóc, dạy dỗ các trò dân tộc học tập tiến bộ.
Một tiết học của thầy giáo Lê Minh Trung.
Vượt qua khó khăn để bám trường
Tốt nghiệp Đại học sư phạm năm 1999, cố gắng trụ lại thành phố Hồ Chí Minh để có điều kiện học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên, sau 7 năm dạy hợp đồng tại các trường ở thành phố Hồ Chí Minh, thầy trung về quê và được nhận vào làm việc tại Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh dưới dạng tạo nguồn, không có biên chế.
Khó khăn chồng chất khi vợ sinh lần 2 với hai bé trai song sinh, trong đó có một cháu bị bại não, phải điều trị liên tục tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2008 đến nay. Cuộc sống vô vàn khó khăn nhưng thầy Trung vẫn bám trường, bám lớp.
Năm 2012 thầy Trung được Công đoàn giáo dục Tây Ninh xây tặng nhà "Mái ấm công đoàn" trên mảnh đất được người cô cho. Việc có được ngôi nhà đã giúp thầy yên tâm công tác, cuộc đã tạm ổn định.
Tháng 2 năm 2011, thầy Trung được tuyển dụng làm giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tây Ninh. Năm học 2011-2012 là năm học đầu tiên của trường. Đây là trường 2 cấp học, thường xuyên có trên 500 học sinh thuộc 12 đến 14 dân tộc từ lớp 6 đến lớp 12 sinh hoạt và học tập.
Học sinh nhà trường gồm nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng nên cũng gặp một số khó khăn trong sinh hoạt nội trú. Đa số các em ở vùng sâu, vùng xa, nhận thức của các em còn hạn chế, có tâm lý tự ti, nhút nhát.
Là một trong những giáo viên về trường sớm nhất. Năm đầu tiên, thầy Trung được phân công trong tổ tuyển sinh của trường. Theo thầy, đây là khâu khó khăn nhất vì trường mới thành lập, chưa được bà con đồng bào dân tộc biết. Tâm lý nhút nhát, sợ xa nhà, xa cha mẹ của học sinh chính là khó khăn và rào cản lớn nhất.
Lường trước những việc đó, thầy Trung và các đồng nghiệp trong trường đã xây dựng kế hoạch phối hợp, tuyên truyền trên các kênh truyền thông như báo, đài phát thanh, đài truyền hình địa phương; phối hợp với các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT trong tỉnh để tuyên truyền, phát hành hồ sơ, hướng dẫn đến các em học sinh đang học tại trường;
Mặt khác, thầy Trung đến các thôn, bản có nhiều bà con dân tộc sinh sống để tuyên truyền, vận động, giải thích cho cha mẹ học sinh biết chế độ chính sách của nhà nước, hoạt động của nhà trường cho phụ huynh yên tâm gửi con đến trường.
Đồng thời, nhà trường còn gặp những người có uy tín trong thôn để nhờ họ tác động như Sư Cả (dân tộc Chăm), Sư chủ trì các chùa (dân tộc Khmer), trưởng tộc (dân tộc Tà Mun). Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã, ấp hỗ trợ bà con làm hồ sơ theo đúng quy định. Năm đầu tiên, nhà trường chiêu sinh được 18 lớp với 633 học sinh.
Kỉ niệm từ những ngày đầu tiên
Năm học đầu tiên tuy vất vả nhưng nhiều kỷ niệm với thầy và trò nhà trường. "Học sinh mới chưa quen thầy quen bạn; thầy cô mới chưa có kinh nghiệm trong quản lý nội trú.
Các cháu nhỏ khóc nhớ nhà, nhớ mẹ; các em học sinh lớn chưa quen môi trường mới với nhiều bạn mới khác dân tộc mình. Trước những khó khăn đó chúng tôi tiến hành nhiều hoạt động tập thể để các em hòa nhập trong sinh hoạt và học tập" - thầy Trung chia sẻ.
Từ năm học đầu tiên đến nay, thầy Trung vừa dạy lớp vừa là thành viên của ban quản lý học sinh, hằng ngày tiếp xúc với các em để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng hay những khó khăn, mâu thuẫn trong quá trình học tập và sinh hoạt để kịp thời tư vấn, hỗ trợ các em.
Sau 8 năm hoạt động, thầy trò nhà trường đã dần hoàn thiện và đạt một số thành tích đáng khích lệ như 3 năm liền đều có học sinh đạt giải cấp tỉnh môn văn hóa; 3 năm liền tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100%; đạt nhiều giải trong các hội thao quốc phòng, hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh. Hiện nay, các em rất hòa đồng và thân thiện, không còn rụt rè, nhút nhát như những ngày đầu đền trường.
Thầy Trung cho biết: "Trước sự tiến bộ của các em, là một trong những người trực tiếp nuôi dạy các em từ những ngày đầu, tôi rất phấn khởi, mong rằng trong thời gian tới cha mẹ các em nâng dần ý thức về việc học tập của con mình để hỗ trợ nhà trường tốt hơn trong việc nuôi dạy các em; học sinh ngày càng tiến bộ trong học tập, ý thức tốt trong sinh hoạt".
Thầy giáo Lê Minh Trung là một trong số những giáo viên được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2019. Chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc Trung ương và Tập đoàn Thiên Long phối hợp thực hiện. Lễ tuyên dương các thầy cô sẽ được tổ chức vào ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngọc Trang
Theo GDTĐ
Thần đồng có IQ cao nhất thế giới: Từ đỉnh cao danh vọng tới cuộc sống khốn khổ vì "chín ép" William James Sidis sở hữu IQ khoảng 250-300 và được ghi nhận là người thông minh nhất thế giới tuy nhiên cuộc đời của ông lại tràn ngập bất hạnh. Thiên tài "chín ép" Dưới tham vọng của bố mẹ, William gần như không có tuổi thơ. William James Sidis có bố mẹ là cặp vợ chồng nhập cư người Nga - Do...