5 điều kiêng kị dành cho sĩ tử trước ngày vượt vũ môn?
Kỳ thi quan trọng đã cận kề, có biết bao nhiêu việc cần làm một cách cẩn thận để công sức 12 năm dùi mài kinh sử không đổ xuống sông xuống bể. Các bạn hãy nhớ kỹ những điều cần tránh này nhé!
1. Kiêng đồ ăn đen đủi
Theo quan niệm không biết… do ai nghĩ ra, các sĩ tử có hẳn một danh sách dài ngoằng những thực phẩm cấm kị trước ngày thi. Kiêng ăn chuối vì sợ trượt vỏ chuối, kiêng chè đỗ đen, mực hay bất kỳ thứ gì màu đen vì sợ bị ‘đen’, kiêng trứng vì sợ xơi trứng ngỗng… Sau khi liệt kê 1.001 thực phẩm có khả năng ’sát thương’ bài thi thì cuối cùng, trên bàn ăn chỉ còn lại cơm trắng với… muối. Để an toàn nhất, sĩ tử nhà mình chỉ nên lèn chặt bụng bằng công thức cơm muối nước lọc cho tới… hết kỳ thi thôi nhé. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành mà!
Sự thật là:
Quả chuối đâu có tay chân hay quyền lực thần bí nào hô biến mất não của bạn khi bạn chén xong… cả nải đâu. Ngược lại, nó còn là thực phẩm cực kỳ tốt cho mắt và trí não. Tương tự, đậu đen giúp giải nhiệt, trứng đem lại nguồn protein dồi dào, rau xanh mang đến chất xơ… Những thực phẩm ngày thường bạn vẫn ăn sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng để bạn không ‘quỵ ngã’ trước kỳ thi. Hãy cẩn thận với việc ăn vài thứ đồ lạ với mong muốn ’son đỏ’, bởi nó có thể khiến bạn phải chui vào WC để làm bài thi đó!
Mới sáng ngày ra bước chân đi thi gặp ngay nhỏ hàng xóm hớn hở chúc thi tốt. Mọi ngày bạn sẽ nhe răng cười, đập vai nó thật mạnh và cảm ơn đấy. Nhưng hôm nay là ngày thi, ra ngõ gặp gái đen đủ đường. Bạn hằm hằm mặt mũi quay lại nhà, rình xem lúc nào ngõ… hết đàn bà con gái thì mới đi thi!
Sự thật là:
Nếu bạn rình ‘hết con gái’ trong ngõ để đi thi cho suôn sẻ, thì hãy nhìn đồng hồ ngay đi. Bạn có nguy cơ trượt thẳng cẳng vì… muộn giờ chứ không phải do vận đen xàm xí nào đó từ con gái đâu. Cô bé hàng xóm đó không phải đã mang cho bạn một chùm nhãn rất ngon để động viên bạn thi tốt sao? Biết đâu cô ấy chính là vị thần may mắn giúp bạn có tinh thần tốt trong phòng thi. Thế nên, hãy cười tươi cảm ơn và nhanh chân chạy tới phòng thi đi nhé!
3. Kiêng số xấu
Số báo danh 13. Vé gửi xe số 4. Bốc thăm trúng ‘cây gậy’ (số 1)… Tất cả dường như là điềm báo rằng bài thi của bạn sẽ nhận về những con điểm thật tệ. Bằng mọi cách bạn phải kiếm được cái vé xe số 9, xin bốc thăm lại tới khi nào được số 8, hay cố tình che số báo danh 13 bằng một… tấm bùa trừ tà hoành tráng.
Sự thật là:
Video đang HOT
Người trông xe không có thời gian yểm bùa từng cái vé để mang vận may hay vận đen cho người giữ nó đâu. Người làm thăm hay số báo danh cũng vậy. Bạn quá tập trung vào sự xuất hiện của những con số sẽ chỉ khiến tâm trí thêm mất bình tĩnh mà thôi.
4. Không cắt tóc và tắm rửa
Tóc mọc ra từ đầu, cắt tóc là cắt đi… nguồn kiến thức đã tích trữ bấy lâu. Trời nóng gần 40 độ C, nhưng bạn quyết tâm chờ kỳ thi kết thúc mới cắt tóc. Việc tắm rửa cũng vậy. Bởi kiến thức bạn thu nạp trong chừng ấy năm đang nằm giấu mình trong từng… lỗ chân lông, không thể để… trôi theo dòng nước một cách phí phạm được.
Sự thật là:
Dù kiến thức của bạn có hiển hiện trên từng lỗ chân lông thật (bằng cách chép phao lên da) thì rồi mồ hôi bài tiết cũng khiến nó trôi mất tiêu thôi. Bề mặt da chúng ta đều là lớp da chết cần tẩy đi. Mái tóc dài làm bạn khó chịu, đổ mồ hôi liên tục cũng khiến bạn mất nước nhiều hơn, tốn thời gian nạp. Việc kiêng khem có thể khiến bạn… bốc hỏa vì nóng quá. Chẳng ai muốn ngày thi diễn ra cảnh tay phải cầm bút, tay trái sồn sột gãi dưới gầm bàn, đúng không nào? Kiến thức nằm trong não bộ. Trừ phi bạn lôi não ra tắm mưa, còn không chúng sẽ vẫn ở đó thôi. Hãy yên tâm đi tắm và cắt tóc thật sảng khoái, thoải mái nhé sĩ tử!
5. Sờ đầu rùa, xin thần linh phù hộ
Trước ngày thi, bạn nằng nặc đòi mẹ chở ra Văn Miếu. Nhân lúc không có người, bạn vươn người qua rào chắn để xoa đầu rùa bằng được. Sau đó bạn xin một tấm bùa may mắn để thần linh phù hộ.
Sự thật là:
Thần linh nếu có nghe lời khẩn cầu của bạn, mà thấy bạn bất chấp lệnh cấm, cố tình làm… nhẵn bóng đầu chú rùa thêm một chút, chắc chắn sẽ rất bực mình. Chưa kể, tấm bùa bạn mua bằng tiền người khác cũng mua được. Bạn nghĩ sao nếu một người chẳng học hành gì cũng xin bùa may mắn và dễ dàng được phù hộ?
Nếu đã thử hết mọi điều kiêng kị phía trên, và 1.001 điều ngoài luồng khác, mà kết quả kỳ thi của bạn vẫn chỉ tương đương 7 chú lùn nhà Bạch Tuyết, thì bạn sẽ làm sao? Lúc ấy có đổ lỗi cho chè đậu đen, vé xe hay cắt tóc cũng… chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Sĩ tử nhà mình đã mất cả năm miệt mài rồi. Hãy làm thông thoáng đầu óc để tập trung cho kỳ thi, đừng bị xao nhãng bởi những kiêng kị tầm phào nữa nhé! Đỗ hay không 99% là do bản thân bạn rồi.
Theo tiin.vn
Sĩ tử Sài Gòn học bài đến khuya trước kỳ thi THPT quốc gia
Sát ngày thi, nhiều lớp ở TP HCM học ba ca, sáng đèn đến gần 22h để ôn luyện cho các sĩ tử.
Gần một tháng từ khi kết thúc năm học, hơn 300 học sinh lớp 12 trường THPT Thành Nhân (quận Tân Phú, TP HCM) ráo riết ôn tập cả ngày lẫn đêm cho kỳ thi THPT quốc gia. Mỗi ngày các em học ba ca từ 6h30 cho đến 22h30.
"Bình thường chỉ học sinh nội trú mới học thêm ca tối, nhưng bước vào giai đoạn ôn thi, những em học bán trú cũng học ca này. Các môn học phụ đều đã được lược bỏ, nhà trường cho phép các em tập trung cho môn khối thi. Giáo viên chủ yếu giúp củng cố lại kiến thức, dạy cách giải đề, cuối tuần có thi thử", thầy Lý Anh Thăng (Tổng quản nhiệm) cho biết.
Tập trung giải các đề môn Vật lý, em Tuấn Anh chia sẻ: "Thời gian ôn tập không nhiều, em nghĩ việc học đêm là cần thiết. Kỳ thi này rất căng thẳng, em thi vào trường an ninh có tỷ lệ chọi cao, điểm đầu vào cũng cao nên càng phải cố gắng".
Để tập trung cao độ hơn, Huỳnh Đức Toàn (quê Đà Nẵng) chọn cách ra ngoài hành lang ôn tập với mục tiêu đậu vào Đại học Nội vụ. "Suốt ba năm nội trú em đã quen việc học thêm ca tối nên cũng không mệt mỏi lắm. Thầy cô luôn luôn động viên, nhất là với những học sinh xa nhà, giúp chúng em lấy lại thăng bằng trong cuộc sống", Toàn chia sẻ.
Những học sinh thi vào trường năng khiếu, nghệ thuật được bố trí góc học tập riêng có đầy đủ đồ nghề.
Việc học tập, ôn thi hoàn toàn diễn ra tại lớp học. Vì vậy, mỗi học sinh đều có một rổ để đựng hết sách vở, dụng cụ học tập. Nhà trường cũng không cho các em dùng điện thoại di động để tập trung học tập.
Những khẩu hiệu, mục tiêu được học sinh viết ra giấy, bàn học, sổ tay... để tạo thêm động lực trước kỳ thi THPT quốc gia.
Lịch học dày nhưng học sinh luôn được thầy cô khuyến khích tham gia các hoạt động thể thao, giải trí nhằm lấy lại thăng bằng. Giờ ra chơi, rất nhiều nam sinh tập trung theo dõi các trận ở World Cup 2018.
Nhiều em khác tranh thủ giờ giải lao gọi điện về hỏi thăm gia đình, bạn bè.
Ngoài các bữa chính, học sinh được phục vụ thêm bữa ăn xế và ăn khuya trong những ngày ráo riết ôn tập.
Đến 21h30, ca học tối kết thúc, nhiều phụ huynh tranh thủ đến thăm con. Những em học bán trú thì được cha mẹ đến đón về nhà.
"Tôi cho cháu học thêm ca tối ở đây vì trường này quản lý học sinh tốt, hơn nữa thấy bạn bè chăm chú học thì con sẽ có động lực hơn. Tôi luôn động viên cháu cố gắng học tập nhưng vẫn phải đảm bảo sức khỏe", bà Minh Diệu (quận Tân Bình) chia sẻ.
Sau 22h việc học tập kết thúc, tất cả học sinh phải về phòng ngủ, lấy lại sức để chuẩn bị cho những buổi ôn luyện cuối cùng.
Năm nay, TP HCM có gần 80.000 thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi THPT quốc gia với khoảng 5.000 thí sinh tự do. Thành phố đã chuẩn bị 124 điểm thi phân bố đều tại các quận huyện.
Quỳnh Trần
Theo vnexpress.net
Kì thi tuyển 1 chọi 4 vào ngôi trường "kỷ luật thép" Lương Thế Vinh: Bánh trái ngập bàn, thí sinh vui vẻ như đi họp lớp Những hình ảnh mà cô Văn Thuỳ Dương - Hiệu phó trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) chia sẻ trên Facebook đã cho thấy được một không khí và tinh thần thi cử hoàn toàn khác so với những gì mà mọi người tưởng tượng. Vào sáng nay, gần 3.000 học sinh đã tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 6...