5 đề xuất để tránh thất thoát khi dùng ngân sách mua SGK cho học sinh mượn
Dùng ngân sách nhà nước để thực hiện mua sách cho HS mượn nếu không quản lý tốt thì sẽ gây lãng phí.
Phương án mua sách giáo khoa, cung cấp cho các thư viện trường học để học sinh mượn với số tiền trích ngân sách năm đầu là 3.500 tỷ đồng được đánh giá là đề xuất tốt, nhiều ý nghĩa xã hội. Song vấn đề quan trọng đặt ra là việc quản lý chi tiêu, sử dụng ngân sách này như thế nào từ trung ương đến địa phương.
Nhiều đánh giá cho rằng, sách giáo khoa là tài liệu đặc biệt phục vụ quá trình học tập nên đề xuất này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với sách. Khi sách cấp về cho thư viện trường, học sinh được mượn đầu năm học, cuối năm trả lại thì một bộ sách sẽ được sử dụng qua nhiều thế hệ học sinh, tiết kiệm, hiệu quả.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, không nên cào bằng ngân sách vì sẽ dẫn tới tình trạng lãng phí, phân bổ có thể không hợp lý.
Sách giáo khoa lớp 10, bộ Chân trời sáng tạo, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. (Ảnh: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Bế Đoàn Trọng, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn nêu quan điểm: “Nguồn ngân sách chỉ nên hỗ trợ các trường miền núi, vùng khó khăn và học sinh nghèo. Để chống lãng phí thì Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, các Phòng, cụ thể nhất là các trường phổ thông phải tiến hành khảo sát để tính toán nhu cầu học sinh thực sự cần mượn sách. Từ đó, có kế hoạch phân bổ ngân sách”.
Cũng theo Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trích 3.500 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để mua sách giáo khoa cho học sinh mượn là hỗ trợ cần thiết, mang lại ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với học sinh mà còn có ý nghĩa với tất cả người dân, nhất là khi cả nước mới trải qua thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, và ở một số vùng, hàng năm học sinh vẫn chịu ảnh hưởng không nhỏ của thiên tai, lũ lụt.
Vị Chánh văn phòng bày tỏ kỳ vọng: “Đây là một chính sách nhân văn, trước hết sẽ giảm bớt áp lực về kinh tế cho những học sinh hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt. Được mượn sách cũng là động lực giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm đến trường, tạo cơ hội, điều kiện học tập công bằng trong môi trường học đường.
Thứ nữa là góp phần giáo dục toàn diện, rèn tính cẩn thận, giữ gìn sách đề học tập lâu dài. Qua đó, giáo dục học trò biết trân trọng sách.
Bên cạnh quyền lợi, học sinh với vai trò là người thụ hưởng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với việc mượn sách giáo khoa. Mỗi học sinh cần có ý thức giữ gìn sách, đảm bảo không làm hỏng, rách sách khi trả lại nhà trường”.
Sách mới HS có thể thích mượn, khi sách cũ các em không mượn nữa, SGK để cho ai?
Cho rằng, con số 3.500 tỷ đồng ngân sách nhà nước là không nhỏ, hơn nữa ngành giáo dục còn nhiều lĩnh vực cần được quan tâm, đầu tư như: trợ cấp cho giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị phục vụ dạy và học… Ông Bế Đoàn Trọng khẳng định: chi một đồng của ngân sách nhà nước thì cũng cần phải tính toán.
Mỗi địa phương cần có định hướng lựa chọn các bộ sách hợp lý, có tầm nhìn trong nhiều năm. Làm được như vậy sẽ giúp việc đưa sách giáo khoa vào thư viện trường cho học sinh mượn được tối ưu, các em học sinh không có điều kiện có thể bớt khó khăn khi tiếp cận với sách giáo khoa.
Để việc thực hiện chi 3.500 tỷ đồng mua sách giáo khoa cho học sinh mượn đạt đúng ý nghĩa, mục đích đề ra, tránh tiếp tay cho một bộ phận tham ô, tiêu cực làm thất thoát ngân sách, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn đề xuất các giải pháp, cách làm đồng bộ để triển khai như sau:
Thứ nhất, việc thực hiện chính sách phải đi kèm công tác quản lý để người học được tạo điều kiện thuận lợi nhất. Cụ thể, các học sinh trong nhóm đối tượng thụ hưởng của chương trình, nếu có nhu cầu đều được tạo điều kiện thuận lợi nhất để mượn sách giáo khoa phục vụ học tập. Nếu làm không tốt, cào bằng việc phân bổ thì không mang được sách đến với đối tượng thực sự cần, trong khi những gia đình có điều kiện cuộc sống tốt, khá giả lại lợi dụng chính sách này để không phải chi tiền.
Thứ hai, cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng những đối tượng học sinh nào được mượn sách, và có quy định chi tiết, cụ thể cho từng đối tượng.
Video đang HOT
Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến mua sách giáo khoa đáp ứng cho 70% nhu cầu của học sinh. Do vậy, cần phải xem xét và có quy định cụ thể để cho từng đối tượng mượn sách giáo khoa.
Thứ ba, mỗi chính sách cần đi kèm những điều kiện, quy chế rất cụ thể. Phải khảo sát thực tế từ các địa phương để xem học sinh nào không đủ điều kiện mua sách, học sinh nào thực sự có nhu cầu mượn sách.
Ở một số trường, việc cho học sinh mượn sách ở thư viện đã được triển khai thường xuyên từ trước đó. Năm đầu tiên, sách mới, các em có thể sẽ thích muốn mượn, nhưng các năm sau, sách cũ, các em không mượn nữa mà muốn dùng sách mới thì sách cũ đó để cho ai? Do vậy, sẽ là lãng phí sách giáo khoa nếu như không có khảo sát, đánh giá nhu cầu thực tế, cũng như kế hoạch triển khai mang tính tầm nhìn nhiều năm.
Ngành giáo dục địa phương cần làm rõ số học sinh có sự ưu tiên hơn (học sinh nghèo, cận nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) cần mượn sách là bao nhiêu. Khi có con số cụ thể thì việc thực hiện mới đảm bảo hiệu quả, công bằng trong giáo dục, tránh lãng phí nguồn ngân sách.
Thứ tư, chú trọng việc quản lý chi tiêu, sử dụng ngân sách của các địa phương khi được phân bổ.
Số tiền 3.500 tỷ đồng là không nhỏ, chính vì vậy, quy trình thực hiện càng phải công khai, minh bạch ngay từ khâu tổ chức in ấn, phát hành sách, lựa chọn đơn vị đấu thầu… Dễ tiên đoán, nếu công tác quản lý này không thực hiện chặt chẽ, tổ chức đấu thầu không rõ ràng, nghiêm túc, công khai thì nguy cơ tiêu cực, tham nhũng sẽ xuất hiện.
Thứ năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hướng dẫn chi tiết về việc lựa chọn mua bộ sách giáo khoa nào trong khi hiện nay đang thực hiện một chương trình nhiều bộ sách.
Ngành giáo dục đang thực hiện “một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa”, mỗi trường học, mỗi địa phương đều có lựa chọn sách giáo khoa riêng. Do vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải xác định mua những bộ sách giáo khoa nào để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu, tránh xảy ra tình trạng thừa, thiếu cục bộ ở từng bộ sách, sách không được dùng đến.
Hải Phòng: Nhiều trường đưa tiếng Anh có yếu tố nước ngoài để HS mạnh dạn hơn
Nhiều cơ sở giáo dục ở Hải Phòng liên kết với trung tâm, đưa tiếng Anh có yếu tố nước ngoài vào trường học nhằm tăng cường giao tiếp cho học sinh.
Tiếng Anh ngày nay có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ là một trong 3 môn thi bắt buộc vào trung học phổ thông, tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học mà còn là phương tiện cơ bản để làm việc, giao tiếp, phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, nhằm tạo nền tảng ngoại ngữ với đầy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, nhiều quận, huyện ở Hải Phòng đưa tiếng Anh có yếu tố nước ngoài vào trong chương trình giáo dục sớm từ cấp mầm non, tiểu học.
Học tiếng Anh với thầy, cô giáo người nước ngoài có hiệu quả khi mang lại môi trường học tập mới, hấp dẫn và giúp học sinh bước đầu có khả năng giao tiếp, phát âm chuẩn theo người bản địa.
Từ đó, học sinh có thể tự tin nói chuyện, tiếp cận với các tài liệu tiếng Anh và hình thành thói quen học tập ngoại ngữ suốt đời.
Tiết học tiếng Anh của cô và trò Trường Tiểu học Nam Sơn (Ảnh: Phạm Linh)
Theo cô Trần Thị Phương Hoa - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Sơn (huyện An Dương, Hải Phòng): "Năm học này, tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh lớp 3 (theo chương trình giáo dục phổ thông 2018) với thời lượng quy định 4 tiết/tuần còn đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 4, 5 (theo chương trình giáo dục phổ thông 2006) là môn học tự chọn.
Hiện nay, nhà trường mới có 1 giáo viên được biên chế tiếng Anh chỉ đủ đứng lớp ở khối lớp 3. Còn với các khối lớp còn lại, nhà trường tổ chức với hình thức môn học tự chọn với thời lượng 2 tiết/tuần.
Để đảm bảo dạy chương trình theo quy định của môn, nhà trường không hợp đồng giáo viên ở trung tâm mà sử dụng đội ngũ giáo viên sẵn có của nhà trường. Nhà trường trưng dụng các thầy, cô có 2 văn bằng (1 văn bằng dạy các môn văn hóa và 1 văn bằng ngoại ngữ) để dạy tiếng Anh tự chọn.
Ngoài ra, để tăng cường, bổ trợ kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 dựa trên nhu cầu của phụ huynh, nhà trường liên kết với trung tâm ngoại ngữ để triển khai cho học sinh học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài".
Một tiết học tiếng Anh của học sinh lớp 5 tại Hải Phòng (Ảnh: Phạm Linh)
Năm học 2021 - 2022, Trường Tiểu học Nam Sơn liên kết cùng một trung tâm ngoại ngữ thời lượng 4 tiết/tháng trong đó có 2 tiết được học với thầy, cô giáo người nước ngoài.
Năm học này, nhà trường đang triển khai cho phụ huynh đăng ký, hiện có 90% học sinh (1.297/1.330 em) đăng ký học tiếng Anh có yếu tố người nước ngoài.
Cô giáo Phương Hoa cho biết thêm: "Bên cạnh việc tăng cường giáo dục, nâng cao kỹ năng tiếng Anh với hình thức học tập với giáo viên người nước ngoài, nhà trường cũng đẩy mạnh khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi như Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE).
Nhiều em đã đạt thành tích cao trong các vòng thi cấp quận, huyện; cấp thành phố; cấp quốc gia và được vinh danh.
Trong hè năm 2022, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Dương cũng tổ chức cuộc thi giao lưu tiếng Anh đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở. Nhà trường có đội tuyển gồm 6 học sinh tham gia và đạt thành tích cao.
Cuộc thi năm nay có sự khác biệt là yêu cầu học sinh tham gia thi với 4 kỹ năng tiếng Anh, có phần thi vấn đáp trực tiếp với giáo viên người nước ngoài".
Học sinh được tăng cường các kỹ năng giao tiếp thông qua việc học tiếng Anh với thầy cô nước ngoài (Ảnh: Phạm Linh)
Ghi nhận thêm tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Kiến An, Hải Phòng), năm học 2022 - 2023, nhà trường có 1.415 học sinh với 34 lớp.
Để đảm bảo việc tăng cường tiếng Anh trong trường học, nhất là đối với lớp 3 có môn tiếng Anh là môn học bắt buộc, nhà trường bố trí đội ngũ đảm bảo công tác giảng dạy. Còn đối với môn tiếng Anh tự chọn lớp 1, 2, 4 trường hiện cũng có giáo viên dạy đủ 2 tiết/tuần, lớp 5 học 3 tiết/ tuần.
Nhà trường cũng liên kết với một trung tâm để học sinh được học tiếng Anh có yếu tố người nước ngoài 1 tiết/tuần đối với những phụ huynh tự nguyện đăng ký tham gia.
Đưa tiếng Anh có yếu tố nước ngoài vào cấp học mầm non
Năm học 2022 - 2023, với hiệu quả đạt được từ việc triển khai tiếng Anh có yếu tố nước ngoài ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, huyện An Dương (Hải Phòng) đang triển khai kế hoạch đưa hoạt động giáo dục này vào cấp học mầm non.
Ghi nhận tại Trường Mầm non Nam Sơn (huyện An Dương, Hải Phòng), năm học 2022 - 2023, nhà trường thí điểm liên kết với trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy tiếng Anh có yếu tố nước ngoài, giúp trẻ làm quen sớm với tiếng Anh.
Việc tăng cường tiếng Anh cho trẻ mầm non nhằm mục tiêu hỗ trợ nhà trường đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh học sinh.
Tạo phong trào học tiếng Anh, kích thích sự hiếu học của các con ngay từ bậc mầm non. Việc học làm quen tiếng Anh ở bậc học này chủ yếu là "vừa chơi - vừa học" không gây áp lực cho các con.
Trẻ mầm non được làm quen với tiếng Anh cùng thầy, cô giáo người nước ngoài (Ảnh: Phạm Linh)
Cô Nguyễn Thị Hiếu - Hiệu trưởng Trường Mầm non Nam Sơn cho biết: "Về phía học sinh, khi các em tiếp xúc với giáo viên người nước ngoài sẽ chủ động mạnh dạn hơn trong giao tiếp và làm quen với ngôn ngữ.
Tăng trí nhớ về ngôn ngữ, đánh thức não bộ của các con trong những giờ học vui nhộn và hứng khởi; tạo không khí học tập thoải mái và vui vẻ;
Còn về phía nhà trường sẽ góp phần tạo môi trường cho học sinh làm quen với tiếng Anh ngay từ sớm.
Tạo môi trường học mới mẻ, có yếu tố quốc tế, gây dựng môi trường sử dụng tiếng Anh chuẩn quốc tế ngay tại trường".
Để thực hiện thí điểm giảng dạy tiếng Anh cho trẻ hiệu quả, bước đầu, nhà trường xây dựng kế hoạch và tuyên truyền tới phụ huynh học sinh với nhiều hình thức đa dạng.
Mỗi giáo viên sẽ là một tuyên truyền viên, là chiếc cầu nối trao đổi thông tin với phụ huynh.
Tuyên truyền với phụ huynh qua hình thức trao đổi trực tiếp hoặc qua các kênh thông tin như: website, facebook... của nhà trường về sự cần thiết của việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non.
Qua đó, giúp phụ huynh hiểu được những kỹ năng trẻ được học như: nghe hiểu được một số từ, cụm từ và câu quen thuộc; thực hiện được một số yêu cầu ngắn, đơn giản; có phản hồi phi ngôn ngữ hoặc trả lời ngắn gọn trong các tình huống giao tiếp đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi; tìm hiểu văn hóa các nước phát triển; phát âm chuẩn quốc tế...
Ngay khi nhà trường triển khai đã có 70% phụ huynh đăng ký cho con (325 trẻ) học tiếng Anh có yếu tố người nước ngoài".
Ngoài ra, để chuẩn bị các điều kiện triển khai việc tăng cường tiếng Anh cho trẻ mầm non, Trường Mầm non Nam Sơn mua sắm đầy đủ các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho công tác giảng dạy như: Tivi; 1 bộ máy vi tính; 1 bộ loa vi tính chất lượng âm thanh tốt và các đồ dùng dạy học theo chủ đề.
Về đội ngũ, các giáo viên của trung tâm mà trường liên kết đạt chuẩn về trình độ sẽ dạy trẻ làm quen với tiếng Anh còn 1 giáo viên của trường được phân công hỗ trợ quản lý trẻ trong giờ dạy.
Giải thưởng chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam 2022 dành cho chương trình giáo dục Chương trình Olympic tiếng Anh trên Internet cho học sinh phổ thông đã vinh dự nhận giải thưởng Chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam 2022. Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam được tổ chức thường niên dưới sự chủ trì của Hội Truyền thông số Việt Nam và sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông. Giải thưởng tôn...