5 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều thịt so với nhu cầu cơ thể
Dù biết rằng, protein là một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhưng nếu tiêu thụ quá mức cho phép thì bạn có nguy cơ sẽ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe sau đây.
Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, protein (đạm) chính là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu để giúp cơ thể có đủ năng lượng xử lý các công việc trong ngày. Theo chế độ ăn tham khảo của Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ, mỗi ngày chúng ta chỉ cần tiêu thụ 0,8gr protein/kg khối lượng cơ thể, tương đương với 56gr thịt mỗi ngày cho nam giới và 46gr mỗi ngày cho nữ giới.
Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ protein ở mỗi người lại khác nhau do phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, cân nặng, tình trạng sức khỏe… Vậy nên, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thừa protein do tiêu thụ quá nhiều thịt để điều chỉnh lại chế độ ăn cho phù hợp nhé!
Liên tục cảm thấy khát khô cổ
Tình trạng dư thừa protein được lọc ra khỏi cơ thể qua thận và ni-tơ. Thận sử dụng nước để đẩy ni-tơ ra ngoài nên sẽ gây ra hiện tượng mất nước, từ đó khiến bạn luôn cảm thấy khát nước. Đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều thịt so với nhu cầu thực tế của cơ thể. Tương tự đó, nếu ăn nhiều thịt cũng sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn mức bình thường, thậm chí còn khiến thận bị tổn thương nếu ăn quá nhiều thịt trong một thời gian dài.
Tăng cân mất kiểm soát
Một chế độ ăn kiêng có chứa quá nhiều protein và không có sự xuất hiện của các chất dinh dưỡng quan trọng khác cũng dễ gây phản tác dụng lại với cơ thể, từ đó khiến bạn tăng cân nhanh chóng. Do protein là thành phần chính giúp hình thành cơ bắp nên khi ăn kiêng hay tập luyện, bạn luôn cố gắng nạp thật nhiều protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn tăng lượng protein trong cơ thể mà không giảm bớt các loại thực phẩm khác trong chế độ ăn của mình thì bạn sẽ có khả năng bị dư thừa protein và calories.
Gặp vấn đề về tiêu hóa
Tất nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều thịt thì cơ thể cũng có thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, táo bón, đầy hơi, khó tiêu… Đây đều là những vấn đề về tiêu hóa phổ biến do chế độ ăn quá nhiều thịt và ít chất xơ gây nên. Do cơ thể không có đủ chất xơ nên thận phải sử dụng nước dư thừa để đẩy ni-tơ ra ngoài cơ thể và đây cũng chính là lý do khiến bạn gặp phải tình trạng khát nước. Bên cạnh đó, việc ăn nhiều protein cũng có thể tạo áp lực lớn lên các enzyme tiêu hóa, từ đó dẫn đến những vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
Video đang HOT
Mệt mỏi, không tỉnh táo
Do cắt giảm quá nhiều carbs trong các khẩu phần ăn và thay thế bằng protein nên não bộ bị thiếu đường, từ đó khiến các hoạt động trong ngày chậm tiến độ, cơ thể bạn sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, không tỉnh táo, khó tập trung. Carbs vốn là nguồn cung cấp năng lượng chính cho não bộ nên nếu không bổ sung đủ carbs thì não bộ sẽ khó tập trung hơn. Thế nên, bạn cần đảm bảo rằng các bữa ăn phải cân bằng được giữa lượng carbs và protein để cơ thể luôn cảm thấy no mà không bị mệt mỏi, mất tập trung.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một chế độ ăn có quá nhiều thịt không chỉ khiến mồ hôi của bạn có mùi thịt mà còn khiến hơi thở phả ra cũng trở nên khó chịu hơn. Do não bộ và cơ thể hoạt động là nhờ có carbs nên nếu không nạp đủ thì cơ thể sẽ bắt đầu sử dụng chất béo để thay thế. Quá trình sử dụng chất béo sẽ tạo ra ketone (một chất gây mùi hôi hơi thở như nước tẩy sơn móng tay).
Theo Helino
Uống canxi, vitamin D cỡ nào cũng không tăng chiều cao cho con nếu thiếu chất này
Từ trước đến nay, cứ hễ nói đến chuyện tăng chiều cao cho con là nhiều bố mẹ chỉ ngay đến canxi hoặc vitamin D. Tuy nhiên, cả hai chất này sẽ không có tác dụng cải thiện chiều cao con đáng kể nếu thiếu đi 1 thành phần quan trọng, đó chính là vitamin K2.
Thực chất, dù góp phần rất lớn trong việc tăng mật độ xương và cải thiện sức mạnh của khung xương nhưng canxi lại không tác động đáng kể đến việc thay đổi chiều cao của con người nói chung và của trẻ nhỏ nói riêng.
Trong những giai đoạn tăng trưởng vàng, ngoài canxi và vitamin D các trẻ nhỏ phải cần đến cả vitamin K2 để phát triển. Chỉ khi bộ ba này hợp sức thì chiều cao và tốc độ tăng trưởng của con mới đạt được chuẩn phát triển tối ưu. Nếu thiếu đi vitamin K2 do bố mẹ chưa hiểu rõ về nó thì đó là một thiệt thòi đối với các trẻ nhỏ.
Vì sao muốn phát triển chiều cao trẻ nhỏ không thể thiếu vitamin K2?
Vitamin K2 mang một trọng trách đặc biệt là gắn canxi vào xương. Nhờ có nó mà khung xương mới được xây dựng chắc khỏe và phát triển theo đúng từng độ tuổi. Vitamin K2 khi kết hợp với canxi sẽ làm cho xương phát triển chắc khoẻ, giảm thiểu tình trạng loãng xương. Đồng thời khi kết hợp cùng với vitamin D duy trì sức khoẻ tổng thể. Ngoài ra, vai trò của vitamin K2 còn là bảo vệ thành mạch máu không bị canxi hóa đồng thời ngăn chặn canxi lắng đọng vào thành mạch.
Riêng với trẻ nhỏ trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao và thể chất thì vitamin K2 còn đóng một vai trò rất quan trọng.
Thực tế, nhiều cha mẹ cứ hễ nói đến chuyện tăng chiều cao cho con là chỉ ngay đến canxi hoặc vitamin D. Tuy nhiên, cả hai chất này sẽ không có tác dụng cải thiện chiều cao con đáng kể nếu thiếu đi vitamin K2. Đáng nói, mối quan tâm của cha mẹ dành cho loại vitamin này hầu như bằng 0. Chính vì vậy, có một nghịch lý rằng dù xương và răng rất cần canxi để tồn tại khỏe mạnh thì chúng lại bị thiếu hụt canxi nhất. Kết quả là xương cần canxi lại thiếu mà những bộ phận khác không cần nhiều thì lại thừa. Đã đến lúc các bố mẹ cần phải hiểu hơn về vai trò của loại vitamin K2 này. Quan trọng hơn nữa là phải làm càng sớm càng tốt bởi vitamin K2 bổ sung sớm chừng nào thì tốt cho xương chừng đó.
Muốn bổ sung Vitamin K2 phải làm sao?
Vitamin K2 có hai loại: MK-4 và MK-7. Trong đó:
- MK-4 là một dạng vitamin hòa tan chất béo, được tìm thấy trong chất béo động vật như: lòng đỏ trứng, bơ, thịt bò, gan ngỗng...
- MK-7 Vitamin K2 có trong các sản phẩm lên men với lượng chủng vi khuẩn chuyên biệt, có trong: natto (một loại đậu nành lên men đặc biệt của Nhật), các loại phô mai, sữa chua và chế phẩm từ sữa... Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào từ sữa được chế biến theo cách lên men đều có đủ vitamin K2.
Các vitamin K2 rất dễ bốc hơi sau khi qua quá trình chế biến. Do đó nếu cần bổ sung bố mẹ nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ về các nguồn dinh dưỡng phù hợp.
Các thực phẩm là nguồn cung cấp dồi dào vitamin K2
Vậy ăn gì để bổ sung vitamin K2? Hãy cùng tìm hiểu ngay những loại thực phẩm giàu vitamin K2 để góp phần hỗ trợ và cải thiện chiều cao một cách rõ rệt bạn nhé!
Sản phẩm từ sữa
Các sản phẩm từ sữa cũng là một nguồn hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao hiệu quả, đặc biệt là phô mai. Tuy nhiên, có một số loại phô mai không phải là một nguồn thực phẩm giàu vitamin K2. Loại phô mai cứng đã lên men như cheddar mới là nguồn cung cấp vitamin K2 tốt nhất. Một số loại thực phẩm khác bạn có thể bổ sung ngoài phô mai là bơ, sữa... cũng sẽ là một nguồn vitamin K2 cần thiết cho cơ thể.
Thịt và trứng
Vitamin K2 được tìm thấy khá nhiều trong thịt gà và thịt bò, đặc biệt là phần nội tạng như gan. Không chỉ giúp cải thiện chiều cao mà hai loại thịt này còn hỗ trợ cơ phát triển khoẻ mạnh, săn chắc hơn. Ngoài ra, trứng cũng là một nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa vitamin K2. Tuy nhiên, lòng đỏ trứng sẽ chứa lượng vitamin K2 nhiều hơn.
Các loại rau
Loại thực phẩm cần thiết mà bữa ăn nào bạn cũng cần bổ sung đó chính là rau xanh. Rau xanh chứa một nguồn khoáng chất và giàu các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, nó chắc chắn cũng là một nguồn thực phẩm giàu vitamin K2. Một số loại rau có chứa vitamin K2 khá nhiều là cải xoăn, cải bó xôi, bắp cải, bông cải xanh... nên, để tăng chiều cao cho con, bố mẹ nên nhớ thường xuyên bổ sung các loại rau này nhiều hơn.
Các loại cá
Có nhiều loại cá chứa một nguồn vitamin K2 dồi dào phải kể đến như cá ngừ, cá thu, cá mòi... Mặc dù, nó là loại thực phẩm cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển của chiều cao nhưng hãy thận trọng khi ăn vì nó có thể làm quá trình đông máu diễn ra trong cơ thể bạn.
Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin K2 gián tiếp bằng vitamin K1 thông qua các nguồn thực phẩm sau:
1) Cải xoăn: c: 444 mcg (hơn 100% DV)
2) Đậu nành lên men: 2 oz: 500 mcg (hơn 100% DV)
3) Hành lá: c: 103 mcg (hơn 100% DV)
4) Rau mầm: c: 78 mcg (98% DV)
5) Bắp cải: chén: 82 mcg (hơn 100% DV)
6) Bông cải xanh: c: 46 mcg (58% DV)
7) Sữa (lên men): c: 10 mcg (10% DV)
8) Mận: c: 52 mcg (65% DV)
9) Dưa chuột: 1 trung: 49 mcg (61% DV)
10) Húng quế khô: 1 muỗng canh: 36 mcg (45% DV)
Theo Webtretho
Nhiều người ăn thịt lươn mà không biết rằng nó là "sâm động vật" - trong Đông y là thuốc quý như vàng nhờ những công dụng này Những bài thuốc chữa bệnh từ lươn sẽ khiến bạn phải nhìn nhận lại về loại thực phẩm vàng này. Con lươn - Món ăn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe là thuốc quý như vàng trong Đông y Cùng với những nguồn dinh dưỡng phổ biến từ các loại cá, lươn cũng là loài sống dưới nước, trong hang hốc bùn...