5 căn bệnh “sát thủ thầm lặng”
Chẩn đoán sớm là yếu tố quan trọng để tăng cơ hội chữa khỏi các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và tim mạch.
Tuy nhiên, một số căn bệnh lại không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu và cuộc sống bận rộn cũng khiến nhiều người không để mắt đến sức khỏe bản thân cho đến khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn. Dưới đây là 5 căn bệnh được coi là “sát thủ thầm lặng” và cách để tầm soát chúng sớm.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều kiện quan trọng giúp phát hiện và chữa trị sớm, giảm nguy cơ tử vong vì các bệnh lý thầm lặng.
Vì khoảng 50% số người bị huyết áp cao không gặp phải bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào, nên họ cũng không chú ý đến sức khỏe bản thân cho đến khi tim, động mạch và các nội tạng khác bị tổn thương. Nếu không được kiểm soát tốt, tình trạng huyết áp cao kéo dài có thể dẫn đến suy tim, đau tim, đột quỵ, suy thận hoặc tổn thương mắt. Do đó, mọi người cần kiểm tra huyết áp ít nhất 1 lần/năm, kể cả những ai không có các yếu tố nguy cơ bị tăng huyết áp như thói quen ăn mặn, thừa cân, lười vận động, bệnh sử gia đình…
ược biết, huyết áp hơi cao – gọi là tiền tăng huyết áp – là khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng 120-139mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89mmHg. Còn cao huyết áp được xác định khi số đo huyết áp từ mức 140/90 mmHg trở lên.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
ây là bệnh khiến hàm lượng nội tiết tố nam (androgen) trong cơ thể của người phụ nữ cao hơn bình thường. Tình trạng mất cân bằng hoóc-môn này cản trở quá trình rụng trứng và khiến họ khó đậu thai, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim. Theo ước tính, khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh con bị PCOS, nhưng gần một nửa trong số đó lại không được chẩn đoán.
Một số dấu hiệu của PCOS bao gồm kinh nguyệt không đều, trễ kinh, nổi mụn dù đã qua tuổi dậy thì, lông mặt hoặc lông cơ thể rậm, tóc thưa, dễ rụng.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, đây là nguyên nhân tử vong vì ung thư hàng đầu ở cả hai giới, chiếm gần 25% số trường hợp tử vong. áng ngại là ung thư phổi không biểu hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu, mà các dấu hiệu thường xuất hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, tức tỷ lệ tử vong cũng cao hơn. Trong giai đoạn muộn, người bệnh có thể bị ho khan dai dẳng từ 2-3 tuần, đau ngực, khó thở, ho ra máu, luôn thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng. Nghiên cứu cho thấy chụp cắt lớp vi tính (CT) phổi có thể giúp phát hiện sớm căn bệnh và giảm khoảng 20% nguy cơ tử vong.
Video đang HOT
Tăng nhãn áp là một nhóm bệnh mắt có thể làm tổn thương dây thần kinh thị giác và dẫn đến mất thị lực, được xem là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa cho người trên 60 tuổi. Do các triệu chứng bệnh không rõ ràng cho đến khi mắt tổn thương khá nặng, nên tăng nhãn áp còn được gọi là “kẻ đánh cắp thị giác thầm lặng”. Vì thế, mọi người cần đi khám mắt tổng quát hằng năm để bác sĩ nhãn khoa kịp thời phát hiện bệnh trước khi mất thị lực hoàn toàn.
Chlamydia
Căn bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) này do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra và có thể dễ dàng chữa khỏi bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, bệnh dễ lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, gồm cả vô sinh.
Chlamydia thường không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào trong giai đoạn đầu, nếu có thì cũng ảnh hưởng nhẹ nên người mắc khó nhận ra. Các triệu chứng phổ biến của Chlamydia bao gồm tiểu buốt, tiết dịch nhiều ở cơ quan sinh dục, đau khi giao hợp ở phụ nữ, chảy máu giữa kỳ kinh và sau khi quan hệ tình dục…
Chuyên gia khuyên 12 nhóm người này nên hạn chế uống cà phê
Cà phê được nhiều người coi là thần dược cho sức khỏe. Nó được phát hiện là làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ suy tim và thậm chí giảm nguy cơ mất thính giác. Cà phê thậm chí còn có thể giúp bạn giảm cân.
Cà phê - SHUTTERSTOCK
Nhưng đối với một số người, cà phê có thể có nhiều tác dụng tiêu cực hơn là tích cực. Eat This, Not That! đã hỏi các chuyên gia dinh dưỡng về những người nên hạn chế uống cà phê để có sức khỏe tốt hơn, và đây là những gì họ nói.
1. Người có IBS
Angel Planells, chuyên gia dinh dưỡng có đăng ký tại Seattle và là người phát ngôn của National Media Spokesperson for the Academy of Nutrition & Dietetics (Mỹ), cho biết: "Caffein có thể làm tăng sự đều đặn của ruột, bao gồm tăng nguy cơ tiêu chảy (một triệu chứng chính của hội chứng ruột kích thích hoặc IBS). Vì vậy, nếu bạn bị IBS, bạn nên hạn chế hoặc tránh đồ uống có chứa caffein".
2. Người bị bệnh tăng nhãn áp
"Áp lực nội nhãn tăng lên đối với những người bị bệnh tăng nhãn áp khi tiêu thụ cà phê (theo một nghiên cứu gần đây). Vì vậy người ta khuyến khích hạn chế hoặc tránh đồ uống có chứa caffein, nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn được đảm bảo", chuyên gia dinh dưỡng Planells nói.
3. Người có bàng quang hoạt động quá mức
Cà phê có thể được pha thành nhiều loại theo yêu cầu - SHUTTERTOCK
Sue Heikkinen, chuyên gia dinh dưỡng của MyNetDiary, cho biết: "Tất cả chúng ta đều biết tốt nhất là nên tránh uống một tách cà phê lớn trước một chuyến đi dài, đặc biệt là nếu thời gian vào nhà vệ sinh bị hạn chế. Việc tiêu thụ caffein có thể làm tăng cả tần suất đi tiểu và tiểu gấp", theo Eat This, Not That!
Chuyên gia cho biết thêm: "Nếu bạn không thường xuyên uống cà phê, bạn có thể thậm chí còn nhạy cảm hơn với hiệu ứng này".
4. Những người bị bệnh tim, như loạn nhịp tim
Chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký Kelli McGrane (Mỹ) cho biết: "Vì caffein từ cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời, nên điều quan trọng đối với bất kỳ ai có bệnh tim từ trước là phải nói chuyện với bác sĩ về việc tiêu thụ bao nhiêu cà phê là an toàn".
5. Người đang mang thai
Chuyên gia dinh dưỡng Heikkinen cho biết: "Một đánh giá năm 2020 được công bố trên Tạp chí Y học Anh đã kết luận rằng không có mức tiêu thụ caffein an toàn trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng caffein họ có thể tiêu thụ".
6. Người đang cho con bú
Chuyên gia Planells nói: "Vì caffein là một chất kích thích và lợi tiểu, nên người mẹ đang cho con bú có thể có nguy cơ bị mất nước. Hiệp hội Thai sản Mỹ đề nghị tránh caffein càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú".
7. Người bị rối loạn giấc ngủ
Chuyên gia Heikkinen nói: "Có thể hiểu được lý do để uống một tách cà phê (hoặc nhiều hơn) sau một đêm ngủ không ngon giấc, nhưng thói quen uống cà phê của bạn có thể kéo dài chu kỳ ngủ kém và mệt mỏi. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng cà phê buổi chiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, nó thực sự có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Hãy tránh caffein ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ, theo khuyến cáo của Sleep Foundation".
8. Những người có mức độ lo lắng cao hoặc dễ bị hoảng loạn
Chuyên gia McGrane nói: "Caffein là một chất kích thích, có thể làm trầm trọng thêm sự lo lắng ở một số người. Nếu bạn thường xuyên trải qua các cơn lo lắng hoặc hoảng sợ, bạn có thể cân nhắc việc tránh hoặc giảm lượng cà phê có chứa caffein của mình".
9. Người bị tiêu chảy
Tách cà phê espresso - SHUTTERTOCK
Nếu bạn đang phải vật lộn với chứng tiêu chảy thì không nên dùng cà phê. Cà phê decaf có thể ít vấn đề hơn, mặc dù chất lỏng nóng nói chung có xu hướng kích thích ruột, chuyên gia Heikkinen cho biết.
10. Người bị động kinh
Chuyên gia Planells cho biết: Những phát hiện gần đây cho thấy uống nhiều cà phê có liên quan đến việc tăng tần suất co giật. Nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn.
Hãy cân nhắc trao đổi với bác sĩ thần kinh về lượng caffein của bạn nếu bạn bị động kinh.
11. Trẻ em dưới 12 tuổi
Chuyên gia McGrane nói: "Mặc dù caffein có thể khiến bất kỳ ai trong chúng ta hơi bồn chồn, nhưng nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đáng chú ý và thậm chí nghiêm trọng hơn ở liều lượng nhỏ hơn ở trẻ em. Ví dụ, quá nhiều caffein ở trẻ em có thể dẫn đến tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung và đau bụng".
12. Người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Chuyên gia Heikkinen cho biết: "Caffein có thể nới lỏng cơ vòng thực quản dưới, là van giữa thực quản và dạ dày. Nếu bạn bị GERD, hãy xem việc chuyển sang cà phê decaf có giúp ích gì không, hoặc có thể bỏ cà phê", theo Eat This, Not That!
Xét nghiệm phát hiện bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục Mỹ vừa cho phép sử dụng xét nghiệm đầu tiên xác định bệnh lây truyền qua đường tình dục tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe tuyến đầu... Vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa cho phép sử dụng xét nghiệm Binx Health IO CT / NG tại các cơ sở chăm...