5 cách thêm nghệ tươi vào chế độ ăn uống để tăng cường miễn dịch
Thêm một lượng nhỏ nghệ vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh… nhưng bạn đã biết cách bổ sung nghệ tươi vào chế độ ăn hàng ngày chưa?
Bổ sung các thực phẩm tăng cường sức khỏe và tăng cường miễn dịch vào chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. Nghệ là một trong số các thực phẩm này, giúp tăng sức đề kháng cũng như chữa lành một số bệnh và nhiễm trùng theo mùa.
Nghệ tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa tốt như curcumin. Nghệ còn được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn cũng như trong một số phương pháp điều trị tại nhà nhờ các đặc tính dược phẩm mạnh mẽ của nghệ.
Thêm nghệ tươi vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp chống oxy hóa, chống viêm và rất tốt cho việc xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Nghệ tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa tốt như curcumin.
Dưới đây là 5 cách đơn giản để thêm loại gia vị này vào chế độ ăn uống:
Video đang HOT
- Trà nghệ hoặc sữa vàng :Nghiền một miếng nghệ tươi nhỏ và thêm vào trà hoặc sữa yêu thích của bạn. Đun sôi hỗn hợp trà trong vài phút, lọc và thưởng thức.
Bạn có thể tăng hương vị bằng cách thêm một chút mật ong và một chút hạt tiêu đen (để tăng cường khả năng hấp thụ chất curcumin).
- Sinh tố nghệ :Cho một miếng nghệ sống đã gọt vỏ và nghiền nhỏ vào sinh tố, uống vào buổi sáng. Có thể kết hợp nghệ với các loại trái cây như dứa, xoài hoặc cam để có một thức uống tăng cường miễn dịch thơm ngon hoàn hảo và bổ dưỡng hơn.
- Nước sốt salad trộn nghệ: Trộn nước nghệ tươi (giã hoặc xay rồi lọc) với dầu ô liu, nước cốt chanh, muối và hạt tiêu. Rưới nước sốt này lên món salad để tăng thêm hương vị và lợi ích tăng cường miễn dịch của nghệ.
- Hỗn hợp nghệ:Thực hiện một hỗn hợp nghệ bằng cách trộn nghệ tươi với các thành phần tăng cường miễn dịch khác như gừng, chanh và một chút mật ong. Lọc hỗn hợp và uống. Hãy chú ý đến hương vị đậm đà và điều chỉnh nguyên liệu cho phù hợp với sở thích của bạn.
- Củ nghệ ngâm :Kết hợp nghệ sống cắt lát với giấm, muối và một chút mật ong và để trong một vài ngày cho hương vị hòa quyện với nhau. Sử dụng ăn cho món salad, bánh mì sandwich hoặc như một món ăn phụ…
Thường xuyên ăn khoai lang vào bữa sáng, cơ thể có thay đổi gì?
Củ khoai lang là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, một trong những món ăn sáng được nhiều người ưa thích.
Khoai lang bổ dưỡng, được bán nhiều trên thị trường và là món quen thuộc trên đường phố.
Ưu điểm của khoai lang là hàm lượng dinh dưỡng cao và ít chất béo khiến nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho bữa sáng của nhiều người.
Vậy thường xuyên ăn sáng bằng khoai lang sẽ mang lại những thay đổi gì cho cơ thể?
Khoai lang là món ăn sáng nhiều người ưa thích (Nguồn: Sohu)
Tăng cường khả năng miễn dịch
Mỗi dịp giao mùa, hoặc thời tiết sang đông lạnh cũng khiến khả năng mắc các bệnh cao lên. Lúc này, việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể là đặc biệt quan trọng. Khoai lang là một lựa chọn tốt bởi nó rất giàu vitamin và khoáng chất, có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và giúp cơ thể chống lại virus.
Buổi sáng bạn có thể ăn sáng bằng khoai lang để cung cấp cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng. Đồng thời, chất xơ trong khoai lang có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa của cơ thể hoạt động trơn tru hơn.
Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy khoai lang nhiều tác dụng chăm sóc sức khỏe, các nhà khoa học phát hiện trong khoai lang có protein kết dính, anthocyanin, flavonol và các hoạt chất khác có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, làm đẹp, kéo dài tuổi thọ, hạ lipid máu và cải thiện sức khỏe của cơ thể.
Kiểm soát cân nặng
Đối với những người yêu cái đẹp, kiểm soát cân nặng chính là mục tiêu của họ. Thừa cân thường do chế độ ăn uống không phù hợp, ít vận động. Khoai lang là loại thực phẩm ít calo, ít chất béo, giàu năng lượng, rất lý tưởng để kiểm soát cân nặng.
Ăn khoai lang vào bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân đồng thời hỗ trợ đáp ứng năng lượng cho các hoạt động diễn ra trong ngày. Lý do, chất xơ trong khoai lang có thể làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác thèm ăn, từ đó kiểm soát lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
Tốt cho đường ruột
Trước hết, chất xơ trong khoai lang có thể thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa thức ăn và giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Thứ hai, các vitamin và khoáng chất trong khoai lang có thể bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và giảm sự xuất hiện của viêm dạ dày, loét dạ dày và các bệnh khác.
Ngoài ra, khoai lang còn chứa hợp chất đặc biệt là axit Chlorogenic, tác dụng chống oxy hóa và có thể làm giảm tác hại của các gốc tự do đối với đường tiêu hóa.
Tăng cường khả năng miễn dịch mùa đông với ba loại đồ uống này Uống nước ép cà rốt, nước cam, sữa nghệ tây được cho là giúp tăng cường khả năng miễn dịch vì chúng chứa nhiều vitamin, dinh dưỡng... có lợi cho sức khỏe tổng thể. Mùa đông với thời tiết lạnh giá, khiến chúng ta bị suy yếu khả năng miễn dịch dẫn đến các bệnh thông thường theo mùa như cảm cúm, ho....