5 bài xét nghiệm đơn giản có thể dự báo cơn đau tim
Bác sĩ tại Trung tâm Y tế Tây Nam Texas (Mỹ) đã phát hiện sự kết hợp của 5 xét nghiệm đơn giản có hiệu quả hơn trong việc dự đoán bệnh tim mạch, có thể giúp cứu sống người bệnh.
Các xét nghiệm có thể giúp bạn thay đổi thói quen cần thiết để bảo vệ tim trong suốt cuộc đời – Ảnh minh họa: Shutterstock
Trong nhiều năm, các bác sĩ tim mạch đã chỉ ra huyết áp cao, hút thuốc lá, tiền sử gia đình và cholesterol cao là manh mối chính cho thấy một người có thể đang mắc bệnh tim mạch, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới.
Tuy nhiên, bây giờ, nghiên cứu do các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Tây Nam Texas (Mỹ) thực hiện, đã phát hiện sự kết hợp của 5 xét nghiệm đơn giản có hiệu quả trong việc dự đoán bệnh tim mạch hơn là chỉ nhìn vào các yếu tố lối sống.
Sau khi nghiên cứu một nhóm người khỏe mạnh trong hơn 10 năm, các nhà nghiên cứu phát hiện những người có điểm kém trong cả 5 xét nghiệm có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 20 lần so với những người có kết quả tốt.
Sau đây là những gì bạn cần biết về các thử nghiệm đột phá này, theo Reader’s Digest.
Các xét nghiệm có thể giúp bạn thay đổi thói quen cần thiết để bảo vệ tim trong suốt cuộc đời.
Nếu bạn hút thuốc, thừa cân, tiền sử gia đình có vấn đề về tim hoặc có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào khác, hãy hỏi bác sĩ về các xét nghiệm này.
1. Điện tâm đồ
Điện tâm đồ không xâm lấn, không đau và thường chỉ mất từ 5 – 10 phút. Đây được coi là một trong những cách tốt nhất để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim. Bác sĩ sẽ đặt 10 điện cực nhỏ lên các chi và ngực để đo điện tim và sẽ phát hiện những bất thường liên quan đến đau tim, rối loạn nhịp tim và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
Những người hút thuốc, có cholesterol cao hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem xét nên đi xét nghiệm định kỳ như thế nào, theo Reader’s Digest.
2. Quét canxi mạch vành
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có nguy cơ mắc bệnh tim, sẽ cho bạn chụp canxi mạch vành.
Video đang HOT
Chụp CT bức xạ thấp này cho thấy lượng canxi tích tụ trong các động mạch vành. Tiến sĩ Andrew M. Freeman, từ Đại học Tim mạch Mỹ, cho biết khi thấy canxi trong mạch vành, có nghĩa là có xơ vữa động mạch dạng bùn, có thể làm gián đoạn lưu lượng máu và dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Nhìn chung, mức canxi thấp hơn trong các động mạch có liên quan đến sức khỏe tim tốt hơn, trong khi mức cao có thể cho thấy nguy cơ đau tim hoặc các biến cố tim mạch khác, tiến sĩ Andrew M. Freeman cho biết.
Những người bị cholesterol cao, huyết áp cao, có tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm hoặc các nguy cơ mắc bệnh tim truyền thống khác có thể cần phải được chụp thường xuyên hơn. Tiến sĩ Andrew M. Freeman cũng cảnh báo rằng đàn ông, đặc biệt là những người trên 70 tuổi, có nhiều nguy cơ gặp phải tình trạng tích tụ canxi mạch vành, theo Reader’s Digest.
3. Xét nghiệm protein trong máu
Đây là xét nghiệm đo lượng protein phản ứng C (CRP) trong máu, để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim. Lượng CRP trong máu sẽ tăng lên khi xảy ra tình trạng viêm trong cơ thể, theo bác sĩ Freeman thì đây là tình trạng tiềm ẩn của nhiều vấn đề sức khỏe, kể cả bệnh tim.
Nếu có thể, hãy làm xét nghiệm CRP có độ nhạy cao thay vì xét nghiệm máu CRP tiêu chuẩn, sẽ giúp phát hiện viêm liên quan đến tim hiệu quả hơn.
Xét nghiệm CRP có thể cho thấy bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bệnh tim trước phát bệnh.
4. Xét nghiệm hàm lượng NT- proBNP hoặc BNP trong máu
Bác sĩ cũng có thể kiểm tra máu để tìm NT-pro BNP hay BNP, là một loại hoóc môn được giải phóng bởi cả não và tim khi xảy ra căng thẳng tim mạch.
Tiến sĩ Freeman giải thích, nồng độ NT-pro BNP hoặc BNP cao trong máu là dấu chỉ báo động cơ tim bị cứng và có thể không co giãn tốt hoặc đã yếu đi và không thể bơm hiệu quả được nữa. Thường thì đây là hậu quả của việc thiếu hoạt động thể chất thường xuyên – gọi là rối loạn chức năng tâm trương. Tình trạng này có thể là một yếu tố dự báo sớm của suy tim, theo Reader’s Digest.
5. Xét nghiệm Troponin T siêu nhạy trong máu để chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Phương pháp cuối cùng được sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim là xét nghiệm máu có độ nhạy cao, đo mức protein troponin T.
Troponin T là một protein được giải phóng khi tim đối mặt với căng thẳng nghiêm trọng hoặc bị tổn thương.
Hiện nay xét nghiệm Troponin tim có độ nhạy cao được sử dụng rất phổ biến trong đánh giá những bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu cục bộ tim.
Xét nghiệm Troponin tim có độ nhạy cao khắc phục được nhược điểm của các xét nghiệm Troponin T thế hệ cũ, giúp chẩn đoán chính xác và nhanh chóng hơn, cho phép các bác sĩ bắt đầu điều trị tổn thương tim sớm hơn, thay vì chờ cơn đau tim hoặc đột quỵ xảy đến, theo Reader’s Digest.
Theo thanhnien
Có nên sợ hãi khi sống trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch?
Sống trong một gia đình có người tử vong do mắc bệnh tim mạch, liệu bạn có thể mắc căn bệnh này và chết trẻ hay không?
Sống khỏe mạnh bình thường, liệu có nguy cơ chết vì bệnh tim mạch khi có tiền sử gia đình mắc bệnh này?
Dailymail mới đây chia sẻ trong phần mục hỏi đáp về mối quan hệ giữa tiền sử gia đình có nhiều người lần lượt tử vong do bệnh tim mạch cực hay. Vấn đề đặt ra là, liệu một người khỏe mạnh bình thường sống trong gia đình như vậy thì có nguy cơ chết trẻ hay cái chết có liên quan đến bệnh tật này hay không?
Sống khỏe mạnh bình thường, liệu có nguy cơ chết vì bệnh tim mạch khi có tiền sử gia đình mắc bệnh này?
Câu hỏi:
Bố tôi qua đời vì một cơn đau tim ở tuổi 49. Mẹ và những người anh trai của tôi cũng tử vong vì cơn đau tim ở tuổi 66, 67 và 47. Tôi 61 tuổi, hiện tại đang sống khỏe mạnh bình thường nhưng theo tiền sử gia đình, tôi có nên làm xét nghiệm sàng lọc nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay không? (M. Kenyon, Mer Jerseyide).
Tiến sĩ Martin Scurr trả lời:
Bạn có tiền sử gia đình khá đáng lưu tâm vì những cái chết liên quan đến bệnh tim mạch. Do đó, dường như điện tâm đồ đơn ECG dùng để đo nhịp tim của bạn là thứ không thể đủ để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến đâu. Việc đến gặp bác sĩ tim mạch và làm các xét nghiệm cần thiết là điều bạn cần làm lúc này.
Tim ngừng đập đồng nghĩ với việc không còn bơm máu đúng cách đến các cơ quan trong cơ thể. Nó có thể xảy ra do hậu quả của một cơn đau tim - khi máu cung cấp cho một phần cơ tim bị chặn bởi một cục máu đông trong động mạch hoặc nhịp tim bất thường, như rung tâm thất.
Tiền sử gia đình có người bị bệnh tim mạch dẫn đến tử vong là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn lên gấp đôi, bất kể bạn có bị cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường type 2 hoặc béo phì hay không.
Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cũng tăng theo tuổi tác và nam giới dễ bị ngừng tim đột ngột cao gấp 3 lần so với phái nữ. Trong trường hợp hoàn toàn khỏe mạnh và làm tất cả những biện pháp để phòng chống bệnh tim mạch nhưng tiền sử gia đình, giới tính và tuổi tác vẫn đẩy nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như tử vong do tim mạch lên mức cao.
Tốt nhất, bạn nên có một cuộc hẹn với bác sĩ tim mạch để tìm hiểu thêm. Ít nhất, bác sĩ sẽ cho bạn làm điện tâm đồ, trong đó hoạt động điện tim được ghi lại khi bạn tập thể dục vất vả trên máy chạy bộ dưới sự giám sát. Một bác sĩ tim mạch cũng có thể muốn xem ECG được ghi lại trong một ngày hoặc lâu hơn, và có thể là chụp động mạch CT để nhìn rõ hình ảnh X quang của các động mạch vành.
Cục máu đông - Thủ phạm gây cơn đau tim, có thể cướp tính mạng trong tích tắc chẳng chừa ai, nhất là khi đi đường dài
Thống kê của CDC cho thấy, mỗi năm có tới khoảng 300 triệu người trên toàn cầu di chuyển trên các chuyến bay đường dài (thường là hơn 4h). Các cục máu đông hay còn gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể gây ra nguy cơ nghiêm trọng đối với một số du khách đường dài. Hầu hết các thông tin về cục máu đông và du lịch đường dài đều được thu thập từ du lịch hàng không. Tuy nhiên, bất cứ ai đi du lịch hơn 4 tiếng đồng hồ, dù bằng phương tiện xe máy, xe hơi, xe buýt hay tàu hỏa... đều có nguy cơ bị cục máu đông.
Các cục máu đông hay còn gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể gây ra nguy cơ nghiêm trọng đối với một số du khách đường dài.
Các cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch sâu (tĩnh mạch dưới bề mặt không nhìn thấy qua da) ở chân khi đi du lịch bởi vì bạn đang ngồi trong không gian hạn chế với khoảng thời gian dài. Càng ít cử động, bạn càng có nguy cơ hình thành cục máu đông. Thông thường, cục máu đông sẽ tự tan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cục máu đông vỡ ra, gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, dẫn đến tắc nghẽn phổi, được gọi là tắc mạch phổi và nhanh chóng gây tử vong.
Theo GS. NGND Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), sự xuất hiện của cục máu đông là nguyên nhân gây tắc mạch máu, là nguyên nhân trực tiếp gây ra một loạt các căn bệnh tim mạch nguy hiểm như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, thậm chí là nhồi máu não, suy tim, động mạch ngoại vi và bệnh mạch máu thận. Chứng bệnh này chẳng loại trừ ai, dù gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch hay không.
Để phòng tránh, GS Nguyễn Lân Việt cho biết, bạn nên hình thành lối sống lành mạnh, khoa học.
GS Nguyễn Lân Việt cho biết thêm, cục máu đông là một trong những tác hại nghiêm trọng của bệnh tăng huyết áp. Tăng huyết áp tạo sức ép trong lòng mạch tăng cao làm cho bề mặt bên trong mạch máu bị rạn nứt tạo điều kiện cho phân tử mỡ lọt xuống thành mạch máu kéo theo các bạch cầu và một số các thành phần khác, thành mạch máu khi đó bị dày lên tạo thành mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa làm mạch máu hẹp lại, các thành phần của máu bị cản trở lưu thông gắn kết vào nhau tạo thành khối liên kết hay còn gọi là cục máu đông.
Để phòng tránh, GS Nguyễn Lân Việt cho biết, bạn nên hình thành lối sống lành mạnh, khoa học, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, không ăn quá nhiều thịt, mỡ, muối, kiểm tra huyết áp, đường máu... để kịp thời thăm khám, tránh biến chứng, đẩy đến nguy cơ hình thành cục máu đông. Tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh...
Theo baodansinh
Nuôi lớn lá gan lành để cắt khối u ác tính to như quả bưởi Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có khối u lớn chiếm gần hết gan bên phải. Để thực hiện cuộc phẫu thuật cắt toàn bộ khối u, bác sĩ đã tắc mạch cung cấp máu cho lá gan bệnh đồng thời nuôi lá gan lành phát triển lớn đủ duy trì chức năng cho cơ thể. Nam bệnh nhân L.V.T. (63...