5 bài học đáng suy ngẫm từ buổi họp lớp sau 20 năm
Sau khi tốt nghiệp 20 năm, hãy đi họp lớp, không phải để hơn thua so sánh thành tích đã đạt được mà để xem đâu là điều quyết định thành bại của đời người.
Gần đây, tôi khá hào hứng với việc đi họp lớp. Trong các cuộc họp mặt, tôi có thể quan sát những điểm thú vị về những người bạn của mình. Họ đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống ngày hôm nay? Điều gì khiến họ có lợi cho cuộc sống, và điều gì khiến họ trì trệ?
Tôi có thể kể cho bạn nghe tóm tắt về cuộc đời của một số bạn cùng lớp:
A là lớp trưởng cũ của tôi, người luôn nghiêm khắc với bản thân và người khác, nhưng vì quá đặt nặng áp lực nên kì thi đại học không suôn sẻ, cậu ấy vào một trường đại học bình thường.
Hơn 20 năm không có thông tin gì, một ngày nọ, nhờ một bài báo bạn, tôi được biết cậu ấy đang là giám đốc điều hành cấp cao của một công ty được định giá hàng trăm tỷ đô la.
B không phải là một người chăm chỉ nhưng khả năng học tập rất tốt. B chỉ đỗ đại học tầm trung. Sau khi tốt nghiệp đại học, B học thêm chứng chỉ kế toán. Sau này B làm chủ một công ty du học lọt dah sách Fortune 500.
Bạn C có rất ít điều để nói ngoại trừ khả năng viết lách của mình, học đại học hạng 3 rồi làm việc trong ngành báo chí, sau đó trở thành giám đốc một cổng thông tin điện tử với mức lương đáng ngưỡng mộ. Hiện C là phó chủ tịch của một công ty được định giá vài nghìn tỷ.
….
Trong số các bạn học của tôi, thực ra không có người nào sinh ra đã xuất chúng song họ đã tự tạo nên cuộc đời mình. Từ câu chuyện của họ, tôi đã học được vài quy tắc.
Ảnh minh họa.
Quy tắc 1: Điểm xuất phát quan trọng nhưng không quyết định tất cả
Người ta thường gắn cuộc đời với những tấm bằng hạng ưu từ các trường danh tiếng để đảm bảo cho mình cuộc sống tốt nhất. Không học trường mẫu giáo tốt thì sao vào được trường tiểu học tốt, không học trường tiểu học tốt thì sao vào được trường trung học cơ sở tốt, không học đưỡ trường trung học tốt thì sao vào được trường đại học tốt. Học trường đại học bình thường thì sao có cuộc sống dễ dàng. Các bạn cùng lớp của tôi về cơ bản sống một cuộc sống có thể cất cánh bất cứ lúc nào.
Video đang HOT
Năm đó, sĩ số lớp tôi là 40 người thì 30 người đỗ đại học. Nhưng sau tuổi 40, tôi nhận ra chệch lệch cuộc sống của họ không lớn, ít nhất là không chênh lệch về điểm số trong các kì thi.
Giống như khi chúng ta nuôi dạy một đứa trẻ, chúng ta có thể nhớ chính xác chiều cao và cân nặng của nó hàng tháng vào thời điểm ban đầu. Khi đứa trẻ ở tuổi vị thành niên, bạn đã nghĩ những điều này không quan trọng và bạn không quan tâm đến nó.
Vậy nên, những thành tích tạm thời này không phải là cơ sở để xác định thành tích cuối cùng của một người.
Quy tắc 2: Yếu tố quyết định thành bại không nằm ở các bài thi
Người Mỹ đã thống kê mức lương hàng năm của sinh viên tốt nghiệp từ nhiều trường đại học khác nhau. Top 10 là các trường đại học giáo dục tổng hợp như Harvard, Priceton,…Các trường đại học bách khoa, chẳng hạn như: MIT, California Polytechnic,…không nằm trong số đó.
Nhưng khi so sánh tình hình lương 15 năm sau, những trường đại học đào tạo tốt về giáo dục phổ thông như Harvard và Princeton đã chen chân vào top 10, vượt qua những trường đại học thống trị ngành kỹ thuật và kinh doanh. Mặc dù thu nhập không phải là thước đo duy nhất để đánh giá giá trị của sinh viên tốt nghiệp và chất lượng của các trường đại học, nhưng ít nhất nó có thể minh họa tầm quan trọng của giáo dục phổ thông.
Các trường đại học như Harvard, Yale và Princeton, Yale đặc biệt nhấn mạnh tác động của nghệ thuật tự do và nghệ thuật đối với cuộc sống của sinh viên. Ngoài ra, nhà trường không muốn học sinh dành toàn bộ thời gian cho việc ôn thi dẫn đến việc chậm phát triển toàn diện.
Trên thực tế, nhiều sinh viên Yale dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, bởi vì những hoạt động tưởng như không liên quan này đã rèn luyện những phẩm chất nổi bật khác nhau của sinh viên, chẳng hạn như tinh thần chiến đấu, làm việc nhóm, lãnh đạo, kỹ năng xã hội, diễn đạt. Khả năng, tầm nhìn toàn cầu,…
Ảnh minh họa.
Quy tắc 3: Thành công không có ý nghĩa tuyệt đối
Thành tựu của cuộc sống không đến từ tâm lý tranh đoạt lẫn nhau để tồn tại.
Sau 20 năm tốt nghiệp, bạn sẽ bình tĩnh hơn khi gặp những người bạn học khiến bạn ghen tị năm xưa không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Những đứa trẻ trong một lớp học đã chọn nhiều con đường khác nhau và sống một cuộc sống hạnh phúc của riêng mình, hầu như không liên quan gì đến sự sống còn của kẻ khỏe mạnh nhất và sự cạnh tranh.
Bạn sẽ thấy, không có cuộc sống của ai đáng ghen tị tuyệt đối, không có cuộc sống nào đáng khinh thường, nếu bạn tập trung sống cuộc sống của chính mình, bạn có thể đạt đến đỉnh cao của cuộc sống.
Tất cả mọi người, kể cả con bạn, có khả năng sống một cuộc sống không có hệ quy chiếu 100%. Nói cách khác, mỗi người nên có cuộc sống hạnh phúc và độc đáo của riêng mình.
Ở một khía cạnh nào đó, cuộc sống là một hành trình tự tu dưỡng, chính suy nghĩ bên trong sẽ quyết định bạn đi được bao xa.
Quy tắc 4: Mối quan hệ gia đình thân thiết và tích cực là cách đầu tư giáo dục tốt nhất cho trẻ em
Trong số các bạn cùng lớp của tôi, có những bạn lớn lên trong sự thiếu thốn tình cảm của cha mẹ.
Một gia đình mà cha mẹ không có thời gian vui vẻ bên nhau có thể làm tổn thương con cái của họ rất nhiều. Khi những đứa trẻ trưởng thành, chúng sẽ mang vết thương đó bước vào hôn nhân, thậm chí chọn không kết hôn hay lập gia đình.
Quy tắc 5: Không sống đúng với lòng mình sẽ phải trả giá
Nếu bạn chọn công việc không theo ý mình, sau này sẽ chỉ toàn than phiền và tiêu cực mà thôi. Giá trị cuộc sống nằm ở sự lựa chọn.
Điều đáng sợ hơn là nhiều người chưa từng có ý thức lựa chọn bản thân, từ đó rơi vào tình trạng hoang mang không còn tìm thấy chính mình.
Điều quý giá nhất trong cuộc sống là gì?
Cuộc đời là một cuộc đua marathon. Lúc bắt đầu sẽ rất đông những người xung quanh bạn nhưng sau 1/4 đường chạy, khoảng cách giữa các vận động viên được nới rộng ra. Người về đích đầu tiên là người thể hiện được ý chí và năng lực của mình.
Câu chuyện giáo dục: Một lần làm tổn thương học sinh
Giờ ra chơi, N. bị một bạn va chạm khá mạnh khi bạn này mải đùa giỡn với các bạn khác. Vì đau và bực tức, N. buột miệng văng tục.
Là giáo viên chủ nhiệm, tôi giao lớp trưởng ghi nhận và báo cáo ở sinh hoạt cuối tuần của lớp. Tôi phân tích các bạn cẩn thận khi đùa giỡn với nhau. Nếu lỡ làm bạn đau nên sửa sai, nói lời xin lỗi, tránh phản ứng không hay từ bạn. Thế nhưng sự việc chưa dừng ở đó.
Trong giờ chào cờ đầu tuần, như thường lệ, cuối buổi là phê bình dưới cờ. Thầy trực tuần hôm đó đọc khuyết điểm của N. trước toàn thể học sinh và yêu cầu em rời chỗ ngồi bước lên đứng ngay cột cờ. Tôi không kịp có phản ứng gì. N. nhìn tôi như cầu cứu.
Tôi chưa biết làm gì thì có tiếng thúc giục của giáo viên nhắc N. thực hiện yêu cầu đã nêu. N. với ánh mắt buồn rầu bước lên trên và đứng ngay cột cờ chịu đựng sự "nhục nhã" như lời em chia sẻ sau này với tôi. N. không muốn đến trường nữa!
Đồng nghiệp nhìn tôi như ngao ngán. Lớp tôi đứng cuối bảng phải dọn vệ sinh toàn trường trong một tuần. Giờ chào cờ đã qua, N. về lớp trong bao tiếng cười của các bạn...
Tôi bàng hoàng vì việc vừa xảy ra và đến gặp thầy giáo trực tuần để hỏi. Thầy trả lời vì giám thị đọc thấy vi phạm của N. trong sổ theo dõi của lớp nên đề nghị lập tức phê bình N. trong buổi chào cờ hôm nay.
"Nể nang cô T. và thấy việc phê bình dưới cờ này thường xuyên xảy ra nên tôi không có trao đổi lại với thầy là chủ nhiệm lớp. Mong thầy thông cảm..." - thầy giáo trực tuần bảo vậy.
Tôi giận lắm. Học sinh vi phạm, tôi đã phê bình ở lớp. Việc phê bình này còn chưa được phụ huynh tán thành vì một khuyết điểm không lớn. Nay giám thị lại mang học sinh ra phê bình trước trường.
Tôi trao đổi với hiệu trưởng. Hiệu trưởng cho biết cũng bất ngờ khi chứng kiến việc em N. bị phê bình trước trường và bị đứng dưới chân cột cờ như vậy. Hiệu trưởng nhận thấy sự việc đã đi quá xa. Tôi cũng cho biết phản ứng của phụ huynh khá gay gắt. Nhà trường nên giải tỏa tâm lý cho phụ huynh và cả em N..
Tôi gặp phụ huynh thông báo mọi việc. Tôi cũng nhận lỗi đã có phương pháp chưa hợp lý khi giáo dục học sinh và làm tổn thương em. Nhắc nhở, gặp riêng học sinh phạm lỗi ở bước đầu khi vi phạm xảy ra sẽ thu kết quả tốt hơn đẩy sự việc đi quá xa như chuyện của N..
Mẹ của N. tỏ ý thông cảm và bỏ ý định chuyển N. sang trường khác học. Giờ sinh hoạt lớp tuần sau đó, tôi nhắc học sinh không nên nói nhiều về sai sót của bạn. Những bạn trót có vi phạm nội quy cần được thông cảm, giúp nhau tiến bộ chứ không nên đợi bạn vi phạm rồi ghi sổ báo thầy cô kỷ luật bạn.
N. giao tiếp với bạn bè thân ái hơn xưa. Lớp quên đi N. từng bị phạt đứng dưới cờ.
Trường tôi sau đó giảm dần việc phê bình học sinh dưới cờ. Thầy cô giám thị cũng cẩn trọng hơn trước khi quyết định hình thức kỷ luật giáo dục học sinh.
Các em bị phê bình biết trước nên hay cúp tiết, ngồi quán net chờ tiết sau vào. Khi thầy cô đọc tên, không có học sinh nào xuất hiện. Học sinh bị nêu tên, đứng lên trong giờ chào cờ vài lượt đã không còn "sợ" gì cả...
Xem ra việc phê bình dưới cờ không có tác dụng gì.
Thầy cô thay đổi, học trò hạnh phúc Những năm qua, các trường học tại TPHCM đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng môi trường học đường thân thiện, vui vẻ, an toàn và chất lượng, giúp trẻ "mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa khoác lên mình chiếc áo đồng phục lớp trong Ngày thứ Sáu vui...