400 trẻ mầm non “khát” nước

Theo dõi VGT trên

Trường mới được xây dựng khá khang trang, nhưng lại không có lấy một giọt nước. Điều này khiến hơn 400 trẻ nhỏ cùng các giáo viên trong trường phải sống trong cảnh “khát” nước, phụ huynh phải mang theo nước đến trường, giáo viên phải… đi vệ sinh ngoài vườn.

Phụ huynh phải mang nước đến trường

Đó là tình cảnh mà thầy và trò Trường mầm non Sa Bình (xã Sa Bình, Sa Thầy, Kon Tum) đang phải gánh chịu mùa khô này. Ngôi trường này mới được xây dựng khang trang với kinh phí 1,5 tỷ đồng và được đưa vào hoạt động từ tháng 1/2012. Nhưng cả hệ thống trường gồm 13 phòng học có hệ thống nhà vệ sinh tự hoại đầy đủ, với 443 trẻ từ 18 tháng đến 5 tuổi đang được nuôi dạy từ sáng đến chiều tại trường, cùng 17 giáo viên và 3 cán bộ quản lý tại trường lại không có lấy một giọt nước để thầy trò sinh hoạt từ nấu ăn, vệ sinh lau rửa cho các bé, cho đến vệ sinh tiêu tiểu. Điều này khiến mọi sinh hoạt dùng nước của cô và trẻ đều bị đảo lộn.

400 trẻ mầm non khát nước - Hình 1

Trường mầm non Sa Bình được xây dựng khá khang trang nhưng lại không có lấy một giọt nước để sử dụng vì không có giếng cũng như hệ thống nước sạch.

Cô Nguyễn Thị Liên, hiệu phó nhà trường cho biết, do các bé ăn ở tại trường từ sáng đến chiều tối, nên mỗi ngày cần một lượng nước khá nhiều cho các bé sinh hoạt, đặc biệt là tiêu tiểu và vệ sinh tay chân cho các bé. Nhưng trường lại không có lấy một giọt nước nào, vì vậy, mỗi buổi sáng đưa con tới trường mỗi phụ huynh phải mang theo một can nước từ 10 đến 20 lít nước để cho các bé sử dụng vào việc rửa mặt, rửa tay chân, và tiêu tiểu.

400 trẻ mầm non khát nước - Hình 2

Không có nước khiến sinh hoạt của hơn 400 trẻ nhỏ và giáo viên bị đảo lộn.

“Ở đây hệ thống nhà vệ sinh thì đầy đủ, nhưng nước lại không có lấy một giọt. Phụ huynh phải tự mang nước tới trường để cho con mình sử dụng, nhưng có gia đình cũng không có nước để mà mang đi vì ở đây đang mùa khô hạn, nhiều nhà giếng không có nước, nên chúng tôi phải dùng thật tiết kiệm cho các bé”, cô Liên tâm sự.

400 trẻ mầm non khát nước - Hình 3

Video đang HOT

Những can nước của phụ huynh chất đầy nhà vệ sinh của lớp để cho con em dùng.

Không chỉ khâu vệ sinh thiếu nước trầm trọng, mà việc nấu ăn bữa trưa và bữa xế cho các bé cũng không có lấy một giọt nước để dùng. Nên mỗi buổi sáng, 3 cô cấp dưỡng của trường phải mang mỗi chiếc can nhựa từ 20 lít trở lên thay nhau đến nhà dân để xin nước về nấu ăn cho các bé: “Mỗi ngày, chúng tôi phải chở gần 40 can nước như thế này mới đủ dùng cho việc nấu ăn”, một cô cấp dưỡng của trường cho biết.

400 trẻ mầm non khát nước - Hình 4

Những can nước để ngoài hiên để các bé rửa tay chân.

Ái ngại nhất đó là khâu vệ sinh của 20 cô trong trường, do hầu hết các cô nhà đều cách trường hơn 10km, trong khi trường lại không có nước. Vì thế, mỗi lần đi vệ sinh, các cô phải tìm nơi vắng người ngoài rẫy mì để “giải quyết”.

400 trẻ mầm non khát nước - Hình 5

Mỗi buổi sáng 3 cô cấp dưỡng của trường phải vào khắp làng xin và chở hơn 30 can nước như thế này để nấu ăn phục vụ các bé.

Tình trạng trên không chỉ diễn ra với Trường mầm non Sa Bình, mà còn diễn ra nhiều năm nay với Trường tiểu học cơ sở Nguyễn Bá Ngọc (nằm sát vách với Trường mầm non Sa Bình). Mặc dù trường vừa được xây dựng khu nhà vệ sinh khá khang trang, sạch sẽ nhưng lại được khóa im ỉm vì không có nước, đồng nghĩa với việc các em học sinh phải “lang thang” đi vệ sinh ngoài khu vườn bên cạnh trường.

“Ở đây các em chỉ đi tiểu, còn đi cầu thì không có chỗ đi. Vì không có nước, nếu làm nhà vệ sinh tạm cho các em đi cầu thì cũng không được, vì mùa khô gió to mùi hôi thối sẽ bốc lên không chịu được, nên trường không có chỗ cho các em đi cầu. Còn giáo viên muốn đi vệ sinh thì phải đi nhờ nhà vệ sinh của trạm y tế xã, hoặc đến nhà của một số hộ dân xung quanh để đi nhờ”, cô Dương Thị Hảo, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc ái ngại nói.

Khao khát có 1 cái giếng khoan

Đến hẹn lại lên, năm nào cũng vậy, khi mùa khô đến là tình trạng thiếu nước lại diễn ra với các thầy trò của 2 ngôi trường trên. Cô Hảo cho biết, mặc dù trường có 2 chiếc giếng đào sâu đến gần 20m, nhưng khi mùa khô đến là giếng khô cạn, phải nhờ vào “ơn trời”.

400 trẻ mầm non khát nước - Hình 6

Chiếc giếng của Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc đào sâu 20m nhưng vào mùa khô cũng đành bỏ hoang vì không có nước.

Cô Liên cho biết thêm: “Một số nhà dân bên cạnh có giếng tự đào nhưng giỏi lắm cũng chỉ đào sâu được 15 đến 20 mét là gặp đá bàn, sẽ không đào được nữa, vì vậy giếng ở đây rất ít nước, mùa khô thì không có nước. Mà công đào giếng cũng rất cao 1,2 triệu đến 1,5 triệu/m đất. Đào một cái giếng cũng hết mấy chục triệu tiền công chưa nói tiền bi giếng, nhưng mùa khô cũng không có nước”.

Không có nước dùng, một số nhà dân đã phải chung tiền bắt đường nước ở dưới sông lên để sinh hoạt, mặc cho việc vệ sinh không được đảm bảo, nhưng vì thiếu nước họ cũng không còn nguồn nước nào khác. “Chúng tôi xin người dân bắt đường ống dẫn nước từ gần sông lên để dùng vào việc vệ sinh tiêu tiểu, nhưng kinh phí để mua đường ống dẫn nước khá nhiều, vì phải mất vài trăm mét đường ống. Và người dân cũng yêu cầu trường phải đóng 150.000 đồng/ngày tiền điện, nên chúng tôi không có tiền để bắt nước chung với họ”, cô Liên than thở.

400 trẻ mầm non khát nước - Hình 7

Khu nhà vệ sinh khá khang trang nhưng đành phải khóa cửa vì không có nước, các em học sinh phải đi vệ sinh lung tung ngoài đất trống.

Vì đào giếng vừa tốn kinh phí, vừa không có nước vào mùa khô, cách duy nhất để có nước ở đây đó là khoan giếng. Nhưng để có một chiếc giếng khoan ít nhất cũng phải mất từ 100 triệu đồng trở lên, vì phải khoan sâu ở độ sâu gần 100m. Trong khi cả hai ngôi trường đều không có nguồn kinh phí nào.

Cô Liên cho biết, trước tình hình trên, cách đây hơn 1 tháng, trường đã họp các phụ huynh để bàn về chuyện đóng tiền khoan giếng, với kế hoạch gia đình nào có các cháu lớp chồi, lớp mầm… thì đóng 200 nghìn đồng, còn các cháu lớp lớn thì đóng 100 nghìn đồng. Nhưng do hoàn cảnh nhiều gia đình khó khăn, có nhiều phụ huynh là người dân tộc thiểu số, các gia đình chủ yếu sống bằng nghề nông, giá mì năm nay lại thấp nên nhiều gia đình đã không đồng ý với việc đóng tiền.

“Đến nay mới có khoảng 5 gia đình đóng tiền để thực hiện kế hoạch khoan giếng, còn các gia đình khác chưa chịu. Cũng phải thông cảm vì người dân ở đây đang còn nhiều khó khăn, giá mì năm nay lại bị rớt”, cô Liên bùi ngùi nói.

Trong khi đó, Trường tiểu học Cơ sở Nguyễn Bá Ngọc cũng đã nhiều lần làm đơn trình lên Phòng Giáo dục huyện xin kinh phí xây giếng nhưng vẫn chưa thành.

Một chiếc giếng khoan cung cấp nước vào mùa khô cho các em học sinh là mong ước thống thiết nhất hiện nay của 2 ngôi trường này.

Thiên Thư

Theo dân trí

Hơn 20 năm uống nước nhiễm phèn

Chỉ cách trung tâm huyện Hải Lăng (Quảng Trị) chưa đầy 2km, nhưng hơn 20 năm nay hơn 50 hộ dân thuộc các khu dân cư xóm Phường Một, xóm Phường Hai, xóm Đào (thuộc xã Hải Thọ) vẫn đang phải sử dụng nguồn nước nhiễm phèn nặng.

Ghé tất cả các hộ trong xóm, từ bể nước, thau chậu, xoong chảo dùng sinh hoạt hằng ngày đến cả ống nhựa dẫn nước từ miệng giếng khoan cũng đổi thành màu vàng khè.

Hơn 20 năm uống nước nhiễm phèn - Hình 1

Chiếc xoong nhà bà Phan Thị Phú, ở xóm Phường Một đổi thành màu vàng - Ảnh: Quốc Nam

Bà Phan Thị Phú nói tất cả giếng khoan trong khu vực này đều bị nhiễm phèn nên đồ đạc đổi màu như vậy. Thời gian gần đây, lo sợ bệnh tật nên một số hộ phải ra thị trấn mua nước lọc để uống hằng ngày, còn mọi sinh hoạt khác đều phải dùng nước phèn.

Ông Trần Thanh Vinh, phó chủ tịch UBND xã Hải Thọ, nói việc đưa nước máy về cho các khu dân cư này nằm ngoài tầm của xã bởi kinh phí lên đến hàng trăm triệu đồng. Nhiều năm nay xã cũng hi vọng các dự án có thể giúp đỡ nhưng khu vực này lại quá gần trung tâm huyện nên thường không được các dự án ưu tiên.

"Nhà máy nước cũng có lần về khảo sát, và họ yêu cầu người dân mỗi xóm phải góp được từ 100 triệu đồng trở lên họ mới bắc đường ống về được. Nhưng số tiền đó quá lớn với chưa tới 20 hộ mỗi xóm nên họ đành phải chấp nhận dùng nước bẩn. Thời gian tới xã sẽ cố gắng đề xuất với huyện hỗ trợ kinh phí đưa nước về những khu dân cư này", ông Vinh nói.

Theo Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
Vợ chồng Khánh Vân, Quốc Trường cùng dàn sao đổ bộ Phú Quốc dự hôn lễ một cặp đôi Vbiz!
20:53:14 05/11/2024
Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"
21:47:13 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Các nền tảng thương mại điện tử Shein và Temu 'dắt nhau' ra tòa tại Anh

Thế giới

05:37:25 06/11/2024
Cả Shein và Temu đều đang nhanh chóng mở rộng trên thị trường quốc tế với hàng loạt sản phẩm giá rẻ. Tuy nhiên, nhà chức trách đang ngày càng giám sát chặt chẽ 2 nền tảng thương mại điện tử này.

Trước thông tin bị đột quỵ, danh hài Xuân Hinh lên tiếng về tình hình sức khỏe

Sao việt

23:35:03 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, danh hài Xuân Hinh đã đăng tải một clip để chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.

Bóng hồng trong 'Độc đạo' tiết lộ cảnh bị cưỡng hiếp và 'ăn tát' nhiều nhất

Tv show

23:26:34 05/11/2024
Trong phim Độc đạo, diễn viên Thanh Huế vào vai Tuyết, một trong những bóng hồng gây chú ý trong phim. Và cũng là vai diễn mà nương tử bị đánh nhiều nhất.

Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc

Sao âu mỹ

23:22:24 05/11/2024
Ông trùm âm nhạc tai tiếng Diddy tròn 55 tuổi vào ngày 4.11 trong Trung tâm giam giữ Metropolitan ở Brooklyn, New York (Mỹ).

Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con

Sao châu á

23:18:37 05/11/2024
Nữ ca sĩ thừa nhận cáo buộc ngoại tình và cho biết cô đang suy ngẫm sâu sắc về những sai lầm của mình. với tư cách là 1 người vợ và người mẹ.

Tiết lộ thú vị từ nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất 'Độc đạo'

Hậu trường phim

23:10:53 05/11/2024
Mạnh Cường - diễn viên thủ vai Dũng kính lần đầu chia sẻ về những bí mật phía sau nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất phim Độc đạo .

Hồ Quỳnh Hương ám ảnh câu nói của NSND Hà Thủy

Nhạc việt

22:56:38 05/11/2024
Nhân tháng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương chia sẻ chân thành về cô giáo kính yêu - Đại tá, NSND Hà Thủy.

Hai tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ

Phim âu mỹ

22:43:59 05/11/2024
Chris Evans và The Rock - hai tài tử từng được tạp chí People bình chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh cùng góp mặt trong bom tấn 250 triệu USD Red One: Mật mã đỏ .

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.