4 việc cha mẹ nhất định không được ép con vì càng ép càng phản tác dụng
Nếu 1 ngày bỗng nhiên cha mẹ thấy con mình sao bỗng xa cách quá, không gần gũi với mình như trước nữa thì hãy nhìn lại xem mình có mắc phải 1 trong 4 sai lầm dưới đây không?
Không có trường đại học nào sẽ dạy bạn cách giáo dục con cái, chúng ta nuôi dưỡng trẻ bằng những yêu thương, nhưng nhiều cha mẹ không chọn đúng phương pháp khi họ thể hiện tình yêu với con và khiến trẻ bị tổn thương sâu sắc.
Cũng giống như chăm sóc 1 chậu hoa, bạn càng muốn nó phát triển mạnh, nó càng phản tác dụng. Trong quá trình nuôi dạy con cái, nhiều bậc cha mẹ cho biết: “Tôi rõ ràng muốn con cái tốt hơn, nhưng tại sao chúng càng ngày càng xa tôi?”.
Dưới đây là những hành vi sẽ khiến trẻ ngày càng xa lánh cha mẹ:
1. Ép con ăn nhiều hơn
Trong quá trình tăng trưởng của trẻ, dinh dưỡng là điều kiện vô cùng cần thiết để trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, điều này khiến cha mẹ rơi vào sự cố chấp, luôn cho rằng trẻ phải ăn nhiều mới tốt, rồi ép con ăn nhiều hơn.
Suy nghĩ của cha mẹ là tốt nhưng nếu mù quáng ép buộc trẻ, nó sẽ có tác dụng ngược và khiến trẻ khó tiêu hoặc xuất hiện tình trạng chán ăn. Trong vấn đề dinh dưỡng của trẻ, miễn là việc ăn vặt được cha mẹ kiểm soát và khối lượng vận động của trẻ tăng lên thì không cần phải ép trẻ ăn mỗi ngày, trẻ sẽ tự chủ động ăn.
2. Ép con phải chia sẻ
Cha mẹ nên nói cho trẻ biết thế nào là sự chia sẻ thực sự, chứ không phả là ép buộc khi trẻ không sẵn lòng. (Ảnh minh họa)
Rất nhiều cha mẹ đưa con ra ngoài chơi hoặc đến thăm người thân, thường sẽ ép trẻ chia sẻ đồ chơi với người khác. Nếu trẻ không đồng ý thì ép buộc trẻ phải đồng ý hoặc sẽ dọa nạt hoặc dụ dỗ. Điều này không chỉ khiến trẻ cảm thấy tổn thương, mà còn có thể khiến trẻ mất niềm tin vào cha mẹ. Hãy tưởng tưởng, bạn rất thích một cái túi nhưng bạn phải cho người khác mượn vài ngày hoặc tặng cho người khác, bạn có đồng ý không? Cha mẹ nên nói cho trẻ biết thế nào là sự chia sẻ thực sự, chứ không phả là ép buộc khi trẻ không sẵn lòng.
Video đang HOT
3. “Biểu diễn” theo sự ép buộc
Cha mẹ nên nhớ rằng, không nên sử dụng trẻ như một công cụ để thể hiện rằng bản thân mình cũng biết dạy con (Ảnh minh họa).
Trẻ không ngừng trưởng thành và những kỹ năng của trẻ ngày càng nhiều, có khi trong nhà có khách hoặc đến nhà người thân chơi, người lớn sẽ ép đứa trẻ “biểu diễn” một chút tài năng âm nhạc hay khả năng biết đọc chữ trước khi bước vào lớp 1… trước mặt người khác. Nếu trẻ nhỏ không đồng ý “biểu diễn” hoặc làm sai, chúng sẽ bị cha mẹ trách mắng. Điều này sẽ khiến trẻ rất dễ bị tổn thương. Người lớn nên nhớ rằng, không được sử dụng trẻ như một công cụ để thể hiện rằng bản thân mình biết dạy con cái.
4. Buộc trẻ phải dũng cảm, không được nhút nhát
Một trong những cách nhanh nhất đẩy đứa trẻ vào trạng thái rối loạn lo âu là phàn nàn trẻ quá nhút nhát, buộc trẻ phải chào người khác khi trẻ cảm thấy chưa thoải mái.
Và khi cha mẹ hô hào, cổ vũ trẻ phải ôm, bắt tay, thậm chí hôn người khác, chẳng khác nào họ ngầm ý nói rằng: “Cơ thể con và những giới hạn của con chẳng có nghĩa gì hết. Chúng hoàn toàn có thể bị xâm phạm bởi bất cứ ai có quyền lực hơn con”.
Lựa chọn tốt hơn cho cha mẹ: Có 3 thứ giúp con khắc phục tính nhút nhát, đó là sự tập luyện, hỗ trợ và chuẩn bị. Trẻ nhút nhát sẽ làm tốt nhất khi biết điều gì sắp xảy ra và được luyện tập để chuẩn bị cho điều đó.
Cha mẹ hãy ghi nhớ những lời nói và hành động của mình, bởi cha mẹ chính là hình mẫu của trẻ. Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta khi đó cũng không thích bị người khác ép buộc, sắp đặt, vì vậy đừng để trẻ phải trải nghiệm lại cảm giác của cha mẹ khi xưa.
Nguồn: Sohu
Theo afamily
Cứ tưởng làm thế này là yêu con, nhưng thực ra cha mẹ đang hại con
Có những việc mẹ làm cho con cứ tưởng rằng đó là vì thương con, yêu con nhưng sự thật thì không hẳn vậy.
Các bậc cha mẹ luôn có những cách khác nhau để thể hiện tình yêu dành cho con cái của mình. Có người thì tâm niệm "yêu cho roi cho vọt", nhưng cũng có nhiều người thì cho rằng yêu con là chiều chuộng và đáp ứng con mọi điều. Cho dù ở khía cạnh nào thì tình yêu ấy vẫn không thay đổi, có khác chăng là những tác động từ cách thể hiện tình yêu thương ấy mang lại như thế nào cho trẻ mà thôi.
Tình yêu dành cho con được người mẹ thể hiện ở nhiều góc độ (Ảnh minh họa).
Chuyên gia đã liệt kê ra 8 hành động yêu chiều con nhưng lại phản tác dụng như sau:
1. Chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu của con
Nhiều mẹ tỏ ra nuông chiều con thái quá, đáp ứng bất cứ yêu cầu và đòi hỏi của con. Tình trạng này dễ dẫn đến sự ích kỉ và bướng bỉnh mỗi khi trẻ không còn được mẹ đáp ứng nữa. Để giải quyết, mẹ cần thiết lập giới hạn, quy tắc và trẻ phải tuân theo một cách nghiêm túc. Sự yêu chiều không đồng nghĩa với đáp ứng mọi đòi hỏi mà cần có ranh giới và điểm dừng.
2. Cho con quá nhiều tiền
Mẹ không nên cho con nhiều tiền vượt quá mức cần thiết. Một số bậc cha mẹ cảm thấy có lỗi vì không thể dành nhiều thời gian cho con do quá bận, bởi vậy họ cố gắng làm con vui bằng cách cho con thêm tiền tiêu vặt. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến trẻ vượt quyền và tỏ ra lấn lướt. Mẹ chỉ cần cho con đủ số tiền mỗi ngày con thực sự cần, có thể cho thêm 1 chút để khích lệ con nhưng không phải thường xuyên. Hãy để bé được thực hành thói quen tiết kiệm thay vì chi tiêu hoang phí.
3. Mua đồ hàng hiệu cho con
Ảnh minh họa
Khi thấy bạn của con có chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất, hoặc chiếc áo hàng hiệu chạy theo mốt mới, nhiều mẹ vì không muốn con buồn và lạc lõng nên đã tham gia vào cuộc đua hàng hiệu và sắm thật nhiều đồ thời thượng, đắt tiền cho con. Những thứ vật chất xa xỉ sẽ tạo cảm giác thụ hưởng cho trẻ, khi lớn lên, trẻ sẽ khó lòng chấp nhận những thứ có tiêu chuẩn thấp hơn. Trẻ không thể hiểu hết được giá trị thực của đồng tiền hay là học cách quản lý tiền, đồ dùng sao cho thật tốt. Mẹ cần chú ý mà không nên mua sắm cho trẻ theo cách như vậy. Trẻ cần được yêu thương và đáp ứng nhu cầu theo cách tích cực nhất. Hãy dành những món đồ đắt tiền, giá trị vào những dịp quan trọng và giải thích giá trị của món đồ cho trẻ hiểu.
4. Tặng quà thật nhiều
Liên tục tặng quà cho trẻ bằng những món đồ xa xỉ mỗi khi trẻ làm tốt việc gì đó, về lâu dài chỉ khiến trẻ trở thành người thiên về vật chất mà thôi, trẻ sẽ bắt đầu mong đợi một món quà mỗi khi làm được một việc tốt. Thay vào đó, mẹ hãy khen ngợi và khuyến khích trẻ khi có hành vi tốt thay vì mua quà. Đơn giản vì lời khen của mẹ có ý nghĩa hơn nhiều với con bạn và nó là động lực để con làm tốt hơn nữa trong tương lai.
Những lời khen ngợi đồng viên sẽ hữu ích hơn là thường xuyên tặng quà cho trẻ (Ảnh minh họa).
5. Lạm dụng lời xin lỗi con
Xin lỗi trẻ khi mẹ mắc lỗi là điều nên làm và nó cũng dạy con hiểu rằng con cần nói xin lỗi khi con làm sai. Tuy nhiên, xin lỗi vì điều gì đó mà không phải lỗi của mẹ có thể có tác dụng ngược lại. Ví dụ, mẹ không nên xin lỗi nếu chuyến đi chơi đến sở thú bị hủy vào phút cuối vì thời tiết xấu. Mẹ cần cho con thấy sự đồng cảm với nỗi thất vọng ấy thay vì xin lỗi con. Nhưng mẹ hãy nhớ giữ lời hứa và sắp xếp 1 chuyến đi vào buổi khác với con nhé.
6. Cư xử như một đứa trẻ trước mặt con
Tỏ ra vui nhộn trước mặt con không phải là xấu, nhưng mẹ cần tránh có những hành động la hét hoặc khóc lóc như trẻ con trước mặt con. Trẻ sẽ nhìn và học theo cách cư xử, hành động của mẹ. Vì vậy nếu mẹ muốn con biết quan tâm tới mọi người, con không hờn khóc, ăn vạ, không la hét, cáu giận thì chính mẹ cần thực hiện những điều đó trước tiên.
7. Giúp đỡ con mọi lúc mọi nơi
Ảnh minh họa
Khi trẻ không thể giải quyết một việc gì đó hoặc đang thất vọng, các mẹ có xu hướng tiến đến và giúp con giải quyết ổn thỏa. Điều này hình thành thói quen mong chờ sự giúp đỡ của mẹ hơn là tự mình tìm cách giải quyết. Từ việc tìm 1 món đồ, mặc quần áo đến việc giải 1 câu đố hóc búa, trẻ sẽ trông chờ sự xuất hiện của mẹ mà thôi. Vậy nên việc mẹ cần làm là khuyến khích con tự tin hơn để tự mình hoàn thành mọi việc. Kiềm chế việc lao ra giải cứu con ngay, sự thất bại cũng là một cách để con học hỏi.
8. Bảo vệ con quá mức
Những ông bố bà mẹ dạy con theo phong cách bố mẹ trực thăng thường luôn muốn bảo vệ con một cách thái quá. Trẻ dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ mà không thể tách rời. Bảo vệ con là bản năng, nhưng cần đúng lúc, đúng thời điểm và đúng trường hợp cần thiết. Trẻ có thể bị ngã, bị thương, miễn không phải là những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của trẻ. Ngoài ra mẹ hãy để trẻ học cách tự đứng dậy và không làm bản thân bị đau nữa.
Nguồn: Parent
Theo Helino
Nhà văn Hoàng Anh Tú: Tôi chọn cách cho con tự do, không học thêm trước khi vào lớp 1 Hồi 2008, ngày con đầu của tôi mới 2 tuổi, tôi đã biên 1 lá thư gửi chính mình năm 2012 nhân mùa khai giảng. Đó là một trong những bài viết hot của tôi thời Yahoo 360. Nhắc lại để thấy rằng hầu hết các bậc cha mẹ có con đầu cháu sớm, mốc khai giảng lớp 1 luôn "bị" quan trọng...