4 thói quen phổ biến có thể khiến bạn bị cắt bỏ túi mật: Ngăn ngừa sỏi và ung thư thế nào?
Túi mật nhỏ bé nhưng lại có chức năng vô cùng quan trọng trong cơ thể. Đáng tiếc rằng nhiều người đã bị cắt bỏ túi mật vì thói quen xấu, sỏi mật hoặc ung thư.
Túi mật có chức năng quan trọng là tập trung, lưu trữ và bài tiết mật, và là cơ quan quan trọng của cơ thể chúng ta. Mật có chức năng giúp tiêu hóa và hấp thụ chất béo, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Vì vậy, điều quan trọng là mọi người phải quan tâm đến túi mật và phòng tránh bệnh túi mật trong suốt cuộc đời mình.
Câu chuyện này xảy ra tại Trung Quốc nhưng cũng có thể coi là trường hợp phổ biến. Vì công việc, Tiểu Lý (Xiao Li) thường xuyên phải giao du với khách hàng bên bàn rượu và lần nào cũng nhiệt tình uống đến mức say xỉn.
Thời gian gần đây anh luôn cảm thấy đau tức hai bên vùng bụng bên trái và bên phải, anh đi bệnh viện khám thì bác sĩ cho biết đó là một dạng polyp xuất hiện trong túi mật.
Nghe thấy có khối u phát triển trong túi mật, Tiểu Lý đã bị sốc, anh hốt hoảng hỏi: “Bác sĩ, nó sẽ không trở thành ung thư, phải không? Tôi còn rất trẻ, tôi không muốn bị ung thư! Có giải pháp nào không?”
Polyp túi mật là gì? Liệu nó có thực sự tiến triển xấu dần đi và trở thành ung thư như Liểu Lý lo lắng? Sau đây là câu trả lời của bác sĩ.
Polyp túi mật có thể trở thành ung thư không?
Polyp túi mật dùng để chỉ các tổn thương nhô ra trong khoang của thành túi mật của cơ thể người, tỷ lệ mắc bệnh ở Trung Quốc là khoảng 0,3% đến 9,5%. Polyp túi mật là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư túi mật, chúng chủ yếu được chia thành polyp thật và giả.
Trong trường hợp bình thường, bệnh polyp giả nhiều hơn, nguy cơ chuyển thành ác tính không cao, người bệnh có thể cải thiện lối sống không lành mạnh, tái khám thường xuyên và xử lý kịp thời nếu phát hiện có vấn đề.
Polyp thật thì có thể gây ung thư. Một khi polyp trở thành ung thư, chúng cần được điều trị như ung thư túi mật.
Mặc dù tỷ lệ mắc polyp túi mật rất cao nhưng xét về tổng thể thì tỷ lệ chuyển thành ác tính thấp, hơn 90% bệnh nhân có polyp không phải khối u. Có một số lượng lớn bệnh nhân có nguy cơ thấp trong số các bệnh nhân polyp còn lại và những bệnh nhân này chỉ cần tái khám định kỳ.
Đối với những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao chuyển thành ác tính, nên điều trị phẫu thuật tích cực. Các phương pháp bao gồm cắt túi mật nội soi và cắt túi mật hở.
Polyp túi mật không chỉ là vấn đề của riêng túi mật mà là bệnh toàn thân, bệnh xã hội. Đối với chúng ta, nên hình thành thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, nhất là đối với những người trẻ tuổi thì việc tránh hình thành polyp túi mật càng quan trọng.
Video đang HOT
Thành phần “nguy hiểm” đe dọa ung thư túi mật: Sỏi mật
Một yếu tố khác gây ung thư túi mật là sỏi mật. Sỏi mật là một trong những bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc, tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật là 7% đến 10% trong số các bệnh ở mật.
Về mặt lâm sàng, bệnh nhân sỏi mật có thể có biểu hiện khó tiêu, đau không chịu được, thậm chí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đường mật có mủ, nhiễm trùng đường mật, ung thư túi mật.
Đối với việc điều trị sỏi mật, dù phẫu thuật cắt túi mật hay lấy sỏi mật được áp dụng trong thực hành lâm sàng, vẫn chưa có kết luận xác nhận đầy đủ trong giới y học. Để điều trị lâm sàng bệnh nhân sỏi mật, cần lựa chọn phương án điều trị phù hợp với tình trạng thực tế của bệnh nhân và chức năng túi mật.
Đối với những bệnh nhân có chức năng túi mật tốt thì việc điều trị càng xa càng tốt nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi cắt túi mật, nếu bệnh nhân đã có các biến chứng như teo túi mật, sỏi lấp túi mật, ung thư túi mật thì nên phẫu thuật cắt túi mật.
Mặc dù cắt túi mật nội soi có thể phát huy tác dụng điều trị sỏi mật tốt, không có cơ hội tái phát nhưng người bệnh cũng sẽ bị mất túi mật, khả năng biến chứng phẫu thuật cao, không tránh khỏi vấn đề tổn thương ống mật.
Bảo vệ túi mật và phòng ngừa ung thư thế nào?
Vì sức khỏe của túi mật rất quan trọng. Vậy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên làm thế nào để phòng tránh bệnh túi mật và bảo vệ túi mật?
Trong cuộc sống thường ngày, mọi người thường không để ý đến cơ quan nhỏ như túi mật, họ nghĩ rằng mình bị sỏi mật và polyp nên phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Có rất nhiều thói quen sinh hoạt gây hại cho sức khỏe của túi mật xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Đây là những thói quen đặc biệt gây hại cho túi mật mà bạn nên tránh:
1. Không ăn sáng
Khi một người thức dậy đầu tiên vào buổi sáng, mật được lưu trữ qua đêm và độ bão hòa cholesterol cao. Việc bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng quá muộn sẽ dễ khiến cholesterol trong dịch mật không được thải ra ngoài, từ đó sẽ gây lắng đọng cholesterol và lâu dần hình thành sỏi.
2. Ăn quá nhiều dầu mỡ
Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol cao trong thời gian dài dễ gây ra bệnh mỡ máu. Là một phần của lipid máu, cholesterol cũng tăng cao, nếu nồng độ cholesterol trong mật quá bão hòa, các tinh thể cholesterol rất dễ kết tủa và hình thành sỏi.
3. Không thích uống nước, uống quá ít nước
Thường thì không thích uống nước, hay uống nước cứng có nhiều ion canxi và magie, mật bị cô đặc cũng sẽ dễ dàng bị sỏi. Do đó, khuyến cáo mọi người nên duy trì thói quen uống đủ nước ngay cả khi bạn chưa thấy khát.
4. Thích ăn đồ ngọt
Ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao cũng sẽ đẩy nhanh quá trình tích tụ cholesterol, gây mất cân bằng tỷ lệ cholesterol, axit mật, lecithin trong mật, và từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi trong việc hình thành sỏi.
Vì sức khỏe của túi mật, chúng ta phải chủ động phòng ngừa và kiểm soát sự an toàn của túi mật trong cuộc sống hàng ngày như lập kế hoạch cho chế độ ăn uống hợp lý, không bỏ bữa sáng; ăn ít thức ăn có hàm lượng cholesterol cao như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, trứng cá muối,… tránh ăn quá nhiều khiến cho Cholesterol dư thừa và lắng đọng trên thành túi mật…
Ngoài ra, chúng ta phải xây dựng một lối sống tốt, không hút thuốc và hạn chế uống rượu, tập thể dục nhiều hơn, kiểm soát cân nặng không vượt quá tiêu chuẩn, và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Túi mật có chức năng quan trọng là cô đặc, lưu trữ và bài tiết mật, là cơ quan quan trọng của cơ thể chúng ta. Mật có chức năng giúp tiêu hóa và hấp thụ chất béo, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Vì vậy, điều quan trọng là mọi người phải quan tâm đến túi mật và phòng tránh bệnh túi mật phát sinh.
Polyp là gì? 4 bộ phận trong cơ thể nếu có polyp thì nguy cơ mắc bệnh ung thư là rất cao
Một số loại polyp là lành tính nhưng một số loại khác có thể là ác tính. Chính vì vậy, bạn cần chủ động đi khám và chữa trị ngay khi biết trong cơ thể mình có polyp, nhất là khi polyp lại xuất hiện ở một trong 4 bộ phận cơ thể sau.
Polyp là gì?
Polyp là dạng tổn thương có hình dáng khá giống với những khối u thông thường, nhưng chúng lại không phải là u. Quá trình tăng sinh từ niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc sẽ tạo thành polyp. Thường thì các khối polyp sau khi được chẩn đoán đều là loại lành tính, nhưng một số loại polyp tồn tại trong cơ thể có khả năng chuyển hóa thành ác tính (ung thư) nếu không được chữa trị kịp thời.
Nếu một khối polyp được tìm thấy ở những bộ phận trong cơ thể thông qua việc kiểm tra sức khỏe định kỳ thì bạn cần làm thêm xét nghiệm để tìm hiểu xem nó là loại lành tính hay ác tính. Polyp có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Đặc biệt, nếu 4 bộ phận dưới đây có khối polyp thì nó có thể phát triển theo thời gian và nhiều khả năng sẽ chuyển hóa thành ung thư.
Polyp xuất hiện ở bộ phận nào thì cần phải xử lý ngay?
1. Polyp túi mật
Polyp túi mật là loại nên được điều trị từ sớm, nhất là những khối polyp ở túi mật có đường kính lớn, không thể kiểm soát được quá trình phát triển, từ đó mới dễ chuyển hóa thành ung thư. Khi phát hiện polyp túi mật hình thành, bạn nên kiểm tra thêm để xác định rõ đây là loại lành tính hay ác tính. Trong trường hợp đây là khối polyp ác tính, bạn nên chủ động loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật càng sớm càng tốt.
2. Polyp ruột
Rất nhiều người có nguy cơ bị polyp ở ruột và khả năng nó là khối ác tính rất cao, điển hình là những khối polyp ở tuyến thượng thận. Nếu bạn phát hiện thấy có polyp trong ruột thông qua những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và chính cơ thể đã xuất hiện một số triệu chứng khác lạ thì tốt nhất nên chủ động điều trị để giảm tác hại do polyp gây ra. Trong trường hợp không điều trị ngay, khối polyp ở ruột sẽ tiếp tục phát triển và khả năng chuyển hóa thành ung thư ruột là rất cao.
3. Polyp mũi
Polyp mũi cũng như những loại polyp thông thường, nhưng nó có thể mang đến nhiều tác động tiêu cực hơn. Nhiều người bị thương ở cục bộ sau khi hình thành nên khối polyp ở mũi và từ đó sẽ kéo theo một loạt các triệu chứng xấu.
Khi bạn bị ra máu mũi hoặc khoang mũi có cảm giác đau nhức thì nên cảnh giác với nguy cơ mắc polyp mũi. Tình trạng này nếu không được khắc phục kịp thời thì nó có thể gây ra những tác hại xấu về thể chất.
4. Polyp dạ dày
Những người mắc polyp dạ dày có thể bị suy giảm chức năng dạ dày đáng kể. Ban đầu, nó sẽ chỉ có kích thước từ 3-4mm cho đến 2-3cm phát triển xung quanh bề mặt dạ dày. Số lượng polyp dạ dày có thể chỉ là 1-2 cái nhưng cũng có khi đến 5-10 cái hoặc đến hàng chục cái.
Nếu polyp dạ dày adenomatous xuất hiện, bạn nên chủ động điều trị để loại bỏ ngay. Bằng cách này, khối polyp có thể được ngăn ngừa nguy cơ trở thành ung thư. Tuy nhiên, sau khi đã loại bỏ thành công, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên để ngăn bệnh tái phát trở lại.
Không thể ngờ những dấu hiệu ngứa 'vặt vãnh' này lại cảnh báo có thể bạn mắc ung thư Các loại bệnh ung thư gây ngứa da gồm: Ung thư liên quan đến máu (Ví dụ như bệnh bạch cầu và ung thư hạch), ung thư tụy, ung thư ống mật, ung thư túi mật, ung thư gan và ung thư da. Hệ thống Y tế Johns Hopkins tại Mỹ đã công bố một nghiên cứu cuối năm 2018 từ khảo sát...