4 thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ đột quỵ
Theo trang “Eat This, Not That!”, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Dưới đây là 4 thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những cách bạn có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Ảnh: Thanh Ngọc
Thích ăn mặn
Ăn quá nhiều đồ ăn mặn có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, làm hỏng và làm suy yếu các mạch máu não. Ăn mặn cũng có thể gây ra các cục máu đông, gây ra đột quỵ.
Ghét ăn chuối
Chuối là loại thực phẩm giàu kali. Cơ thể không sản xuất khoáng chất này một cách tự nhiên, vì vậy điều quan trọng là phải tiêu thụ nó thông qua các loại thực phẩm và đồ uống lành mạnh.
Video đang HOT
Là một chất điện giải, kali giúp cân bằng chất lỏng và nó có thể giúp cơ thể loại bỏ natri dư thừa. Chế độ ăn giàu kali sẽ làm giảm huyết áp – một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Tiêu thụ không đủ lượng kali có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ cùng với nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Phụ thuộc nhiều vào thực phẩm chế biến sẵn
Việc bạn phụ thuộc nhiều vào thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài chế độ ăn ít natri và nhiều kali, việc tiêu thụ trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt đều có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Thêm vào đó, sản phẩm có nhiều chất chống oxy hóa chống gốc tự do, có tác dụng trong việc giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.
Không lựa chọn cá
Nếu protein bạn chọn luôn là thịt gà, bạn có thể bỏ lỡ những lợi ích phòng bệnh của cá.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Stroke, so với những người không bao giờ ăn cá hoặc ăn cá ít hơn một lần mỗi tháng, những người tham gia ăn cá từ một đến ba lần một tháng có tỷ lệ đột quỵ thấp hơn đáng kể so với những người không bao giờ ăn cá.
3 phương pháp ngăn chặn nạp muối quá mức vào cơ thể
Hầu hết mọi người tiêu thụ quá nhiều muối so với nhu cầu hằng ngày, dù vậy vẫn có cách kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể.
Ảnh minh họa
Muối giữ cho cơ bắp và dây thần kinh của cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, Tiến sĩ Julie Garden Robinson, Đại học North Dakota cho biết, hầu hết mọi người ăn quá nhiều muối mà không hay biết.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, người trưởng thành nên tiêu thụ không quá 2,3 gam muối mỗi ngày, tương đương với với 1 thìa cà phê muối. Trung bình, người dân Mỹ tiêu thụ 3,4 gam muối mỗi ngày, nhiều hơn khoảng 50% so với lượng khuyến nghị.
Một báo cáo vào năm 2014 của Tạp chí Y học New England cho biết, sau khi xem xét hơn 100 nghiên cứu ở 66 quốc gia thì thấy mọi người có lượng muối tiêu thụ trung bình là 4 gam một ngày, vượt 1,7 gam so với lượng khuyến nghị hàng ngày.
Để giảm thiểu lượng muối nạp vào quá mức, theo Tiến sĩ Julie Garden Robinson đo lượng muối nạp vào hằng ngày thông qua ứng dụng như MyFitnessPal, Shopwell, hay Calorie Counter & Food Diary.
Phương pháp thứ 2, bạn hãy chọn những thực phẩm có hàm lượng muối thấp, vốn được ghi trên nhãn bao bì khá cụ thể.
Phương pháp thứ 3 là nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn.
Tiến sĩ Julie Garden Robinson cho biết, thường mọi người nghĩ ăn mặn là do mình nêm muối nhiều vào món ăn nhưng thực tế, thực phẩm chế biến mới là nơi chứa nhiều muối nhất. Thịt nguội, bữa tối đông lạnh và một số thực phẩm chế biến từ nhà hàng có thể chứa nhiều muối tiềm ẩn. Chẳng hạn, một miếng cá hồi xông khói đã chứa 1 gam muối, hay bánh burger kẹp thịt bò bán ở nhà hàng thức ăn nhanh chứa đến gần 1 gam muối.
Nhìn chung ăn nhiều muối sẽ đem đến huyết áp cao, bệnh tim, bệnh thận, đột quỵ,...
"Khi chúng ta ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ giữ lại nhiều nước hơn để duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp. Việc giữ nước tăng lên có thể dẫn đến bụng, cánh tay hoặc chân phù nề, có thể gây đau và khiến bạn khó đi lại. Giữ nước cũng có thể làm giảm lưu thông máu và gây cứng động mạch, cả hai đều là yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông và bệnh tim", Tiến sĩ Julie Garden Robinson nói.
Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho biết, việc tiêu thụ đúng lượng muối theo mức khuyến nghị là 2,3 gam sẽ ngăn ngừa khoảng 10% trường hợp tử vong liên quan đến bệnh tim mạch.
Người thích uống cà phê rất cần biết điều này Nhiều người biết về các loại thực phẩm mà người bị huyết áp cao nên tránh như đồ ăn mặn và thực phẩm chế biến nhưng ít người biết về các loại đồ uống nên tránh. Nếu bạn bị huyết áp cao, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên hạn chế hoặc ngừng uống đồ uống có chứa caffeine không -...