4 nơi trên thế giới cấm tuyệt đối dân được chết
Những điều tự nhiên và không thể tránh khỏi như cái chết lại bị cấm tại một số nơi trên thế giới.
1. Đảo Itsukushima, Nhật Bản
Theo tín ngưỡng đạo Shinto, hòn đảo Itsukushima là một nơi linh thiêng và việc duy trì sự “tinh khiết” của nó là mối quan tâm hàng đầu. Để thực hiện điều này, các linh lục trên đảo luôn cố gắng hết sức để đảm bảo không có người chết ở đây. Từ năm 1887, không có trường hợp chết hay sinh nở được cho phép trên đảo. Những người già sắp chết và phụ nữ mang thai sắp sinh đều được đưa vào đất liền.
Sau cuộc chiến đấm máu Miyajima vào năm 1555 trên đảo Itsukushima, chỉ huy phe chiến thắng đã ra lệnh đưa thi thể toàn bộ người chết vào đất liền. Toàn bộ hòn đào được dọn vệ sinh bằng cách vứt bỏ đất đã bị dính máu xuống biển hay xây lại những tòa nhà mới. Ngay nay, cư dân vẫn không được phép chết tại đây.
2. Longyearbyen, Na Uy
Thị trấn Longyearbyen trên quần đảo Svalbard ở Na Uy cũng không cho phép có người chết. Cộng đồng dân cư này chỉ có duy nhất một nghĩa địa nhỏ và đã dừng nhận chôn cất từ cách đây hơn 70 năm. Nguyên nhân là các xác chết ở đây không bao giờ phân hủy do nhiệt độ quá thấp. Các nhà khoa học thậm chí tìm thấy da nguyên vẹn của người đàn ông chết ở thị trấn này từ năm 1917. Khi người già hay bệnh sắp qua đời, họ được chở tới những vũng khác ở Na Uy để sống những ngày cuối cùng.
Video đang HOT
3. Thị trấn Falciano del Massico, Italia
Tại thị trấn nhỏ ở miền nam Italia, mọi người cũng không được phép chết. Nguyên nhân không phải vì môi trường hay tín ngưỡng, mà đơn giản là do nơi đây không có đất để chôn cất người chết. Khi danh giới được xác định lại vào năm 1964, Falciano del Massico đã tranh chấp quyền sử dụng một nghĩa trang cũ với thị trấn bên cạnh khiến người chết không có chỗ chôn cất.
4. Sarpourenx, Pháp
Thị trưởng Gerard Lalanne của thị trấn Sarpourenx đã ra quy định cấm người dân địa phương chết tại đây, sau khi bị một toà án Pháp từ chối kế hoạch mở rộng nghĩa trang hiện có của thị trấn. Ông thậm chí còn ra lệnh phạt nặng những người cố tình chết ở nhà, nhưng không rõ người chết bị phạt như thế nào? Quyết định đã khiến người dân địa phương rất lo lắng.
Theo Danviet
Não người vẫn còn sống 10 phút sau khi cơ thể chết
Các bác sĩ mới đây phát hiện trường hợp não của một bệnh nhân tiếp tục hoạt động khi cơ thể chết, điều này chứng minh sự sống vẫn tiếp diễn trong khoảng thời gian nhất định sau khi chết.
Ảnh minh họa.
Theo Daily Mail, các bác sĩ tại một phòng chăm sóc đặc biệt ở Canada đã gặp một trường hợp kỳ lạ khi tắt hệ thống hỗ trợ sự sống cho 4 bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Một bệnh nhân tiếp tục có hoạt động não liên tục trong suốt 10 phút sau khi trái tim ngừng đập. Sóng não phát đi giống như trường hợp thường gặp trong giấc ngủ sâu. Các bác sĩ hiện chưa thể giải thích được trường hợp này.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Western Ontario, Canada, đánh giá xung điện ở não theo tương quan với nhịp tim, sau khi ngừng các biện pháp duy trì sự sống. Não ngừng hoạt động trước khi tim ngừng đập xảy ra ở 3 trong số 4 bệnh nhân trên.
Tuy nhiên, ở trường hợp trên, não bệnh nhân vẫn tiếp tục hoạt động sau khi tim ngừng đập. "Ở bệnh nhân này, các chớp sóng đơn vẫn phát ra sau khi nhịp tim và huyết áp máu động mạch (ABP) ngừng", nhóm nghiên cứu nói.
Có những khác biệt đáng kể trong hoạt động điện ở não giữa khoảng thời gian 30 phút trước và 5 phút sau khi tim ngừng đập.
Trong trường hợp của 4 bệnh nhân, hoạt động não của họ rất khác biệt, cho thấy mỗi người đối mặt với cái chết theo cách khác nhau. Thí nghiệm đặt ra những câu hỏi khó giải đáp về thời gian một người tử vong và liệu việc sử dụng xác họ để hiến tạng có đúng đắn về mặt y học và đạo đức hay không.
Não người vẫn gửi tín hiệu sau khi tim ngừng đập.
Năm 2013, trường hợp tương tự đã được thí nghiệm trên chuột. Thí nghiệm đăng tải trên tạp chí khoa học cho thấy, sau khi ngừng tim, não bộ của những con chuột phát ra xung điện trong khoảng một phút.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện não tích cực hoạt động trong vài giây sau khi tim ngừng đập cho thấy hiện tượng mang tính tự nhiên nhiều hơn là tinh thần. Tuy nhiên, các nhà khoa học thừa nhận, vẫn còn quá sớm để khẳng định con người có trải nghiệm cận tử.
Trước đây, có ý kiến cho rằng bộ não đang chết không thể thực hiện hoạt động phức tạp và do đó trải nghiệm cận tử (NDE) có nguồn gốc từ linh hồn.
Nhóm nghiên cứu cho biết, tác động ở thời điểm tử vong có thể kích thích não bộ, qua đó khơi gợi những hình ảnh và cảm giác gắn liền với trải nghiệm cận tử.
Nhưng theo một số nhà khoa học, trải nghiệm cận tử không khác gì ảo giác xuất hiện khi não bộ đang trong quá trình ngừng hoạt động.
Theo Danviet
Vụ Kim Jong-nam: Triều Tiên tuyên bố Malaysia có lỗi Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 23.2 nói rằng, Malaysia có lỗi trong cái chết của một công dân Triều Tiên hồi tuần trước và cáo buộc Malaysia có "thái độ không thiện chí". Triều Tiên nói công dân bị sát hại ở Malaysia không phải là Kim Jong-nam. Theo Reuters, KCNA chỉ trích Malaysia đi theo kịch bản của Hàn Quốc,...